Hoàn thiện pháp luật về chữ ký điện tử

Một phần của tài liệu Pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam. (Trang 166 - 168)

3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu của các công trình nghiên cứu liên

3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về chữ ký điện tử

- Thứ nhất, về khái niệm chữ ký số và chữ ký điện tử.

Trong luật Giao dịch điện tử năm 2005 đề cập đến chữ ký điện tử nhưng trong các văn bản hướng dẫn thi hành lại đề cập đến chữ ký số. Mặc dù về mặt kỹ thuật, chữ ký số là một dạng của chữ ký điện tử. Chữ ký số là thuật ngữ chỉ một loại chữ ký điện tử sử dụng kỹ thuật đặc biệt – kỹ thuật mã hoá, trong đó đòi hỏi phải ứng dụng mã khoá công cộng với khoá dài tối thiểu tới 1024 bit để “” trên thông điệp dữ liệu. Vậy khi chủ thể thực hiện giao dịch thương mại điện tử sử dụng chữ ký điện tử (về mặt kỹ thuật chưa sử dụng chế độ mã hóa tối thiều1024 bit) thì có cần tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về chữ ký số không? nếu phát sinh rủi ro thì xác định trách nhiệm pháp lý như thế nào?... Vấn đề này được coi là rủi ro khi chưa có sự thống nhất về mặt thuật ngữ trong các quy định của pháp luật Việt Nam về chữ ký

điện tử. Pháp luật Việt Nam cần thống nhất sử dụng thuật ngữ “chữ ký số” thay cho thuật ngữ “chữ ký điện tử” để tránh những rủi ro pháp lý không cần thiết và vấn đề này hoàn toàn phù hợp với xu thế hiện nay của lĩnh vực công nghệ thông tin.

- Thứ hai, về vấn đề chứng thực chữ ký điện tử.

Theo quy định của Luật Giao dịch điện tử năm 2005, chữ ký điện tử có giá trị pháp lý như chữ ký tay nếu tuân thủ đầy đủ quy định về phương pháp tạo chữ ký mà chữ ký đó không bắt buộc phải chứng thực. Quy định này của pháp luật đã tạo ra hạn chế khi không có quy định nào của pháp luật đưa ra căn cứ để xác định độ tin cậy, mức độ phù hợp của phương pháp tạo chữ ký điện tử. Do đó, pháp luật của Việt Nam cần có các quy định cụ thể để có thể xác định được độ tin cậy của chữ ký điện tử, chứng tỏ sự chấp thuận của người ký đối với nội dung của thông điệp dữ liệu. Về vấn đề này, để không gây xáo trộn trong các quy định của pháp luật thì pháp luật Việt Nam cần quy định chữ ký điện tử cần phải được chứng thực. Bởi vì, chữ ký điện tử đáp ứng đầy đủ quy định của Điều 24 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 thì chứng thực chỉ là vấn đề thủ tục. Ngoài ra, chứng thực chữ ký điện tử có thể coi là một giải pháp có tính tổng quát vì kể cả pháp luật có đưa ra các quy định cụ thể về điều kiện xác định độ tin cậy của chữ ký điện tử thì không phải lúc nào các chủ thể cũng có thể dễ dàng thực hiện việc xác định độ tin cậy của chữ ký điện tử.

- Thứ ba, bổ sung hướng dẫn về chữ ký điện tử.

Như đã phân tích ở phần trên, hiện nay pháp luật Việt Nam mới chỉ có các hướng dẫn về chữ ký số206 mà chưa có các quy định hướng dẫn đối với các hình thức khác của chữ ký điện tử. Chính vì vậy, trong thời gian tới đây cần bổ sung các quy định đối với các hình thức khác của chữ ký điện tử như chữ ký điện tử tồn tại dưới dạng sinh trắc học, nhận dạng giọng nói... nhằm ổn định và thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử phát triển. Điều này càng trở nên cần thiết khi có ngày càng nhiều điện thoại di động, ứng dụng mobile banking sử dụng nhận dạng vân tay, khuôn mặt... để thiết lập bảo mật.

- Thứ tư, về việc xác thực chéo chữ ký số.

Thương mại điện tử xuyên biên giới được phát triển trên nền tảng thương mại quốc tế truyền thống kết hợp với thương mại điện tử. Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thương mại điện tử xuyên biên giới đã nhanh chóng trở thành nhân tố cốt lõi của nền kinh tế toàn cầu. Điều này được thể hiện thông qua tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của thương mại điện tử xuyên biên giới là trên 27% (cao hơn cả tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử nội địa)207. Sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới đã đặt ra yêu cầu cấp thiết là Việt Nam cần sớm có các quy định cụ thể về việc công nhận xác thực chéo chữ ký số giữa các tổ chức chứng thực chữ ký số cộng cộng ở Việt Nam và các tổ chức chứng thực chữ ký số nước ngoài.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam. (Trang 166 - 168)