Tinh thần học hỏi, cầu tiến nhưng không rời bỏ cội nguồn dân gian, văn hóa

Một phần của tài liệu HÌNH TƯỢNG NGƯỜI MẸ TRONG TIỂU THUYẾT “NGƯỜI MẸ” CỦA M. GORKI (Trang 31)

6. Bố cục đề tài

2.3.1. Tinh thần học hỏi, cầu tiến nhưng không rời bỏ cội nguồn dân gian, văn hóa

cội nguồn dân gian, văn hóa dân tộc.

Sau khi Paven bị bắt lần thứ hai, lòng người mẹ rối loạn bị chia cắt làm hai “phần đầu còn có một ý nghĩa và một nội dung,

nhưng phần sau thì tất cả đều trôi tuột đi, trước mắt bà chỉ là một sự trống rỗng tuyệt vọng” [4,283]. Bà bắt đầu nhận ra con đường mình phải đi nhưng đi như thế nào bà vẫn còn hoang mang lắm. Chính vì ý thức được con đường và thân phận của mình nên khi bọn sen đầm đến xét nhà lần thứ ba bà “không chút ngạc nhiên, sợ sệt”[ 4,284], bà ký tên trong biên bản là “Pêlagâya Vlaxôp, vợ góa một công nhân” [4,286]. Quyết định lựa chọn đi theo cách mạng in sâu vào tiềm thức của bà mẹ, nó ám ảnh bà trong giấc mơ trước khi bà có những hành động cụ thể. Trong giấc mơ có cồn cát vàng, Paven với câu hát “Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian...”

[4,287], cái thai, những đứa trẻ, đám tang, đoàn người hát đi hát lại câu hát “Giêsu, chúng tôi đã phục sinh từ thế giới những người chết...” [4,287-288], sự bạo động của đám đông, hành động che chở những đứa trẻ. Tính cách bà mẹ có những biến chuyển rõ rệt, đám tang là hình ảnh ẩn dụ cho việc hoàn tất quá trình phục sinh. Kể từ bây giờ, mẹ sống đúng với giá trị của mình. Lần đầu tiên bà chủ động hỏi chính bản thân “Làm gì bây giờ đây?...”[4,283-289], và hành động ngay, khi yêu cầu với Nikolai tìm cho bà một công việc “gắn chặt với những hoạt động của con bà, của Anđrây và các đồng chí của họ” [4,291].

Bà mẹ bắt đầu nhận các nhiệm vụ một cách tích cực, tự nguyện. Bà xung phong dẫn đường cho chị Xôphia về nông thôn để tìm bác Rưbin bàn chuyện phân phát sách báo, tài liệu cách mạng. Trên đường đi, họ chia sẻ cho nhau nghe về câu chuyện cuộc đời của mình, bà nghe chị Xôphia kể về những lần hóa trang đi công tác và học hỏi kinh nghiệm để lần sau đi một mình “Một tháng nhiều lần, khi thì bà mặc theo lối nhà tu, khi thì như người bán hàng ren và hàng xén, như mụ tư sản giàu sụ,...” [4,353]; đi đến đâu bà cũng “xử sự lặng lẽ và đơn giản,..., bà làm cho mọi người chú ý đến những lời lẽ đáng mến, dễ chịu, vững chắc của một người đàn bà đã nghe nhiều, hiểu nhiều” [4,353]. Trên con đường công tác dài dằng dặc ấy, bà được mở rộng tầm mắt khi

chứng kiến cuộc sống mưu sinh đói rách, bị bóc lột của người dân tồn tại song song với “những nhà thờ lộng lẫy, những bộ áo thêu vàng của giáo sĩ ” [4,354], sự đổi ngôn bất bình thường giữa Chúa và người dân mà trước kia bà không nhận ra. Khi Chúa – đức tin của con người, nơi con người tìm sự an ủi lại trở thành công cụ của giai cấp quý tộc “Chúa bị giam hãm trong vàng bạc hiếu kỳ sột soạt trong lụa là khinh khỉnh trước mắt bà con cùng cực” [4,354- 355]. Tình cảm bao la, dạt dào khiến tâm hồn mẹ đau xót, bất bình cho những con người dưới đáy xã hội.

Không chỉ nghe – học hỏi, mắt kiểm chứng – dùng tâm để cảm nhận, quá trình học hỏi để trở thành một người chiến sĩ cách mạng của bà mẹ còn được đúc kết từ sách vở, tâm sự với Nikolai và thấm nhuần qua những lần lắng tai nghe buổi sinh hoạt trong nhà Nikôlai. Từ một người biết chữ nhưng lâu ngày không tiếp xúc với chữ đâm ra quên và ngại ngùng. Nếu trước đây khi Anđrây Nakhodka dạy học lại, bà thấy xấu hổ, bà giấu các con để đọc thì giờ đây bà mẹ rất ham đọc sách, bà đọc rất thạo, đặc biệt là sách ảnh “Tranh ảnh làm bà vui thích như đối với một đứa trẻ, những bức tranh đó mở ra cho bà thế giới mới dễ hiểu,...” [4,348]. Từ việc được khai sáng tâm trí từ trong sách vở, dưới góc nhìn của một người từng trải, bà mẹ đã hình thành thế giới quan đầy sâu sắc đại diện cho tư tưởng của xã hội chủ nghĩa qua phát ngôn:

“Biết bao thú vui con người có thể hưởng được nếu con người biết trái đất rất giàu và rất nhiều vật lạ. Và tất cả vật lạ ấy là của mọi người và mỗi người lại là của tất cả mọi vật” [4,349]. Trong lời nói hàm ẩn được ý nghĩa: con người đồng sở hữu mọi vật, tất cả đều là của chung. Vào buổi tối, khi nhà Nikolai có khách “...bà vừa ngạc nhiên nhìn họ nói hăng say về cuộc đời và số phận của những người lao động, về cách làm hay nhất và nhanh nhất để truyền bá cho họ về sự thật, nâng cao tinh thần họ”.[ 4,349-350] Những chuyện trong buổi sinh hoạt, có những chỗ bà nghe không hiểu nhưng đến bây giờ bà có thể phân biệt được sự giống và khác

nhau trong lời phát biểu của những đồng chí sinh hoạt nhà Nikolai và nhà mình trước kia. Từ một người không biết gì cả và chỉ đánh giá con người qua vẻ bề ngoài của họ, giờ đây Nilôpna đưa ra nhận xét, quan điểm riêng của mình qua cách hành xử của người khác “ở đây người ta hét to hơn ...”; “họ cố ý nổi nóng và sự kích thích giả tạo,... người nào cũng muốn nhảy cao hơn người khác và bà mẹ cảm thấy buồn và lo hơn” [4,350], bà thấy “người khách công nhân kia chưa thoải mái, làm chính Nikolai cũng bị rụt lại...”

[4,351]. Chính những thay đổi trong tâm hồn người mẹ khiến bà cố gắng học hỏi và để tâm chăm lo những vấn đề đời sống cho những người đồng chí nhỏ tuổi hơn mình khiến cho mẹ nhận ra những khác biệt trong cuộc đấu tranh của mình, từ đó mẹ trở thành cầu nối giữa các chiến sĩ cách mạng, mẹ trở thành trung tâm, trái tim gắn kết cuộc cách mạng, bà bù đắp cho phần thiếu thốn mà bác Rưbin đã nhắc đến ở phần một “Cơ sở của mọi sự không phải nằm trong đầu mà nằm trong lòng người! Đó là chỗ trong tâm hồn chứ không có gì khác nữa”[4,103] ngược lại hoàn toàn với quan điểm của Paven “Chỉ có lý trí mới giải phóng được con người” [4,103-104].

Quá trình học hỏi ấy đánh dấu sự chuyển mình từ nạn nhân thành chiến binh của Nilôpna. Đây cũng chính là cơ sở hình thành nên thế giới quan để được công nhận là người chiến sĩ cách mạng và thể hiện được tinh thần anh dũng, lăn xả của mẹ trong giai đoạn hoạt động cách mạng.

2.3.2. Tình đồng chí qua các hành động chăm sóc, lo lắng

Nổi bật giữa không khí sục sôi của lớp thanh niên một lòng hướng về lý tưởng cách mạng, về con đường giải phóng nhân dân, đòi lại công bằng và tự do mà đôi khi đè nén, gạt bỏ đời sống tinh thần, tình cảm cá nhân là hình ảnh bà mẹ với tình yêu dành cho đứa con trai duy nhất lớn dần lên thành tình mẫu tử đối với những người chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng nhân dân. Ý thức vì con

dần dần hòa làm một với ý thức vì cách mạng, chịu sự chi phối của ý thức vì cách mạng. Mẹ biết thêm được một sự gắn bó giữa người với người còn mãnh liệt hơn, kỳ lạ hơn là sự gắn bó bằng tình cảm tự nhiên: Đó là sự gắn bó giữa những người đồng chí, của những người cùng chung lý tưởng cách mạng “Lần đầu tiên trong đời, bà trọ ở nhà một người lạ mà không hề thấy phiền hà....”

[4,298], bà muốn “đem lại cho đời anh một ít tình thương ấm áp”

[4,298]. Khi nghe tiếng đàn của Xôphia, lúc đầu bà nghe không hiểu sau đó bà “đê mê vì điệu nhạc” [4,309]. Bà muốn làm gì đó để giúp ích cho hai chị em họ nhưng sau đó ý nghĩ này nguôi đi, bà đặt mình ngang hàng với họ, bà muốn trút sạch lòng mình như những người bạn với nhau. Bà “cởi mở tấm lòng và nói ngay những điều có lẽ trước kia chưa bao giờ nghĩ tới...” .

Trước đây, khi đối diện với những chiến sĩ cách mạng, trong lòng bà mẹ nảy nở thứ tình cảm lạ kỳ như yêu thương những đứa con của mình. Lần đầu khi thấy Natasa, “bà cảm thấy đã biết cô con gái này từ lâu và cảm thấy yêu cô như một người mẹ hiền yêu con.” [4,51]. Không những thế, “bà thấy làm thích trước bộ mặt nghiêm nghị của Natasa đang chăm chú nhìn mọi người, như thể một người mẹ thích nhìn các con.” [4,57] Chỉ một chi tiết nhỏ chứng tỏ sự quan sát đầy tỉ mỉ, tinh tế của Nilôpna. Hay lúc bắt gặp Xamôilôp đang đi đến nhà tù, “bà thấy dấy lên trong lòng tình thương của người mẹ thương con” [4,136]. Ngay cả thái độ của bà đối với Xasenka cũng đầy lòng nhân ái và bao dung khi thấy “thái độ bình tĩnh và ngoan cường một cách khắc khổ của Xasenka gợi lên trong tâm hồn bà mẹ một lòng thương xen lẫn trách móc”

[4,140]. Và hơn thế nữa, bà luôn dành những từ ngữ xưng hô đầy dịu dàng mà thân tình “con yêu quý của mẹ”, “mẹ - con” đối với những người đồng chí. Dường như trong tấm lòng của người phụ nữ ấy luôn chan chứa tình thương và sự ấm áp để phủ kín, khỏa lấp những tâm hồn non nớt.

Mẹ là sợi dây gắn kết giữa những người cùng chung lý tưởng nhưng khác nhau về nguồn gốc xuất thân. Mẹ giúp cho bác nông dân Rưbin và cô gái quý tộc bỏ nhà theo cách mạng Xôphia hiểu nhau. Khi Xôphia và Rưbin tranh luận, bà mẹ là người đứng giảng hòa để bầu không khí bớt căng thẳng và tránh những hiềm khích không đáng có. Sau cuộc tranh luận mẹ hỏi chuyện riêng anh công nhân đến nhà Nikolai nhưng nói chuyện còn e ngại, mẹ dẫn đường cho anh Nikolai Vêxôpsiki vượt ngục tới nhà Ego. Mẹ nối liền đường dây tuyên truyền từ thành phố tới nông thôn và giữ cho nó trong bị đứt đoạn (phần 2, chương XIV khi ở nông thôn đang truy bắt những người rải truyền đơn, bác Rưbin bị bắt và ngay lập tức bà tìm ra người hoạt động mới. Đó là vợ chồng Xtêpan và Tatiana cùng với bác nông dân Piôtr Egôrôp Rabinin). Sau vài câu trò chuyện với anh nông dân Xtêpan, bà mẹ ngắm nhìn “khuôn mặt đẹp, đăm chiêu, đôi mắt buồn…chiếc áo khoác vá víu…mang một đôi giày đã cũ, chân không tất…” [4,425], linh tính mách bảo, bà đánh bạo xin ngủ nhờ nhà anh ta. Bà lo lắng họ sẽ tố giác mình với bọn cảnh sát, nhưng Xtêpan đã không làm vậy. Trên cơ sở những tình cảm nảy sinh từ trước cộng với việc vợ chồng Xtêpan che chở cho mình khiến bà thêm can đảm, bà nói như thách thức với anh ta “tôi để lại cho anh đó…” [4,433]. Sự kết nối tâm linh đầy mạnh mẽ đã giúp bà mẹ dễ dàng tìm được những người đồng chí của mình khi đứng trên một mảnh đất xa lạ. Dù ở đâu, bất cứ nơi nào thì những người đồng chí sẽ luôn tìm thấy nhau.

Mẹ là điểm tựa tinh thần cho những đồng chí hoạt động cách mạng. Mẹ chăm chút cuộc sống hằng ngày cho hai chị em Nikolai và các buổi sinh hoạt. Mẹ an ủi tình yêu giữa Xasenka và con trai. Mẹ chăm sóc anh Ego bị ốm “bà lắng nghe hơi thở của anh,..., một nỗi buồn rờn rợn xâm chiếm lấy tâm hồn bà...” [4,371]. Dù chỉ mới gặp Egô trong một khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng cũng đủ dấy lên trong tấm lòng Nilôpna “một niềm thương da diết trước cái chết của Egô” [4,376]. “Hình như không phải người ta

đem chôn Egô mà đem chôn một cái gì khác, một cái gì rất quen thuộc, rất gần gũi và cần thiết đối với bà…Lòng bà tràn đầy một niềm cay đắng”. Hành động ân cần của bà mẹ khi “cúi xuống người chị đưa tay vuốt ve nhè nhẹ mái tóc dày của chị” [4,373] đã xoa dịu tâm hồn khép kín của Lutmila. Có lẽ vẻ bề ngoài có phần kiêu hãnh, khó hài lòng người khác của chị đang cố che giấu thế nội tâm sâu kín và chỉ có sự nhẹ nhàng, ấm áp của mẹ mới có thể dần hé mở cánh cửa của Lutmila mà trải lòng. Trong giây phút đầy nghẹn ngào, xúc động ấy, bà “muốn biểu lộ với chị một tình yêu thương đặc biệt và sâu xa, muốn nói về Egô với lời lẽ thật đằm thắm, đầy yêu thương và xót xa.” [4,374]. Bà chăm sóc cậu bé Ivan khi cậu bị thương trong đám tang của Egô.

Con đường hoạt động cách mạng của mẹ ngày một phát triển. Mẹ “thích thú khi nghe ai đó gọi mình là đồng chí” [4,405] và cảm thấy âu sầu, thất vọng khi người khác không xem mình là đồng chí. Những lời quan tâm dường như làm bà thấy mọi người xa rời mình bởi “trong các câu hỏi ấy có một lời cầu khẩn, có cái gì tách biệt, hình như anh em đối xử với bà không giống như họ đối xử với nhau.” [4,408] Ban đầu mẹ tham gia cách mạng vì muốn cứu Paven. Sau khi giác ngộ cách mạng, mẹ hoang mang không biết bắt đầu từ đâu, bà được Nikolai và Xôphia dẫn dắt. Từ người được dẫn dắt mẹ trở thành người chăm sóc lại cho hai chị em họ. Tiếp theo mẹ trở thành điểm tựa cho các “bạn” của mình. Và cuối cùng mẹ trở thành người truyền lửa khi thổi bùng lên trên khuôn mặt của Lutmila “một ngọn lửa kỳ lạ, môi chị rung lên, những giọt lệ tuôn đầy ra long lanh” [4,551]. Mẹ nói với người mẹ có con đang có nguy cơ trở thành giai cấp đối địch với mình rằng

“Thật là sung sướng biết bao khi ta biết trong cuộc đời này đã có ánh sáng cho hết thảy mọi người và rồi đây tất cả mọi người sẽ thấy cái ánh sáng đó và họ sẽ nâng niu nó với tất cả tâm hồn họ!”; “Thật ra tất cả mọi người đều là đồng chí, đều là con một nhà, đều chung một bà mẹ: Đó là sự thật!” [4,551]. Mẹ tin cuối

cùng cách mạng sẽ chiến thắng, sẽ không có đấu tranh giai cấp nửa, sự thật sẽ ngày càng sáng rõ “Không thể dập tắt được sự thật trong biển máu”.

Trong hình ảnh người mẹ chứa đầy niềm tin vào một mục tiêu cao đẹp đã được kết hợp một cách hữu cơ nhất với thế giới tinh thần phong phú nhất. Ở đây, tất nhiên cần ghi nhận mối liên hệ sâu sắc và bền chặt của Nilôpna với nhân dân, vốn luôn được văn học Nga đánh giá là sự giàu có về tâm hồn, sự gần gũi với cội nguồn văn hóa dân tộc. Ý tưởng truyền cảm hứng cho Nilôpna, cho phép cô vươn lên, có được niềm tin vào bản thân, nhưng không phát triển trong tâm trí thành mục tiêu phục vụ cuồng tín cho bất cứ thứ gì. Chính sự kết nối cội nguồn dân gian của bà mẹ đã nên sức mạnh nội tại vô cùng mạnh mẽ. Tác giả cho thấy việc rời xa cội nguồn dân gian sẽ nguy hiểm như thế nào khi tất cả những giá trị tinh thần đích thực đã mất đi. Tên của cuốn tiểu thuyết không phải do nhà văn chọn một cách tình cờ.

2.3.3. Hình ảnh người mẹ trong mắt các chiến sĩ cách mạng

Tiểu thuyết “Người mẹ” là tác phẩm kể về quá trình vượt thoát đầy đau đớn của những con người luôn khao khát thoát khỏi cảm giác phục tùng, sợ hãi như một nô lệ để trở thành một chiến binh thực thụ giải thoát cho chính cuộc đời mình. Và trong hành trình tìm kiếm những tia sáng ấy, đã có rất nhiều người nhận ra bản chất thối nát, mục rữa của một xã hội đầy áp bức, bóc lột và rồi chính họ đã tự tìm đến những sách báo cấm để tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc, như Paven, Anđrây, Phêđia,...Trong số những người chiến sĩ ấy, nhân vật người mẹ Pêlagâya là mẫu người điển hình cho sự thức tỉnh cách mạng sâu sắc, từ một con người luôn sợ sệt, lo lắng mọi thứ nhưng giờ đây bà đã trở thành một người chiến sĩ cách mạng đầy quả cảm trong sự nhìn nhận

Một phần của tài liệu HÌNH TƯỢNG NGƯỜI MẸ TRONG TIỂU THUYẾT “NGƯỜI MẸ” CỦA M. GORKI (Trang 31)