Miêu tả ngoại hình

Một phần của tài liệu HÌNH TƯỢNG NGƯỜI MẸ TRONG TIỂU THUYẾT “NGƯỜI MẸ” CỦA M. GORKI (Trang 47 - 51)

6. Bố cục đề tài

3.1. Miêu tả ngoại hình

Trong tiểu thuyết “Người mẹ”, M. Gorki tập trung miêu tả ngoại hình nhân vật rất thành công trong thể hiện tính cách. Ông

tập trung miêu tả dựng nên bức chân dung riêng của nhân vật, đồng thời xác lập phong cách mới trong việc miêu tả ngoại hình bằng cách dựa vào phương pháp sáng tác hiện thực xã hội. Nhân vật được xây dựng trong tác phẩm chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hiện thực. Không thể phủ nhận nhân vật chính là linh hồn của tác phẩm, là con đẻ tinh thần của nhà văn. Thông qua việc khắc họa chân dung nhân vật, miêu tả dáng hình trở thành phương diện đặc sắc giúp nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật của mình về con người. Nhà văn nổi tiếng người Đức Bertold Brecht từng khẳng định: "Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải đơn giản là những bản dập của những con người sống, mà là hình tượng được khắc hoạ phù hợp với ý đồ, tư tưởng của tác giả". Bởi lẽ nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn sẽ chắt lọc những chi tiết để miêu tả khắc họa chân dung nhân vật trong tâm thức người đọc qua đó cũng thể hiện được quan niệm của mình về con người xã hội đương thời.

Thành công trong miêu tả ngoại hình của M. Gorki là miêu tả trực tiếp thông qua ngôn ngữ người kể chuyện. Trong tác phẩm, hình ảnh người mẹ Nilopma bao trùm lên toàn bộ tác phẩm. Để nói đến cảnh sống, mẹ phải lao động cực nhọc liên miên, áp bức đến cực độ phải chăng vì thế mà bà ta theo lời của nhà văn chính là “hiện thân của sự dịu dàng, buồn bã, nhẫn nhục…” [4,33]. Ngay từ đầu tác phẩm M.Gorki đã gây ấn tượng với người đọc khi miêu tả ngoại hình bên ngoại của bà mẹ “Bà cao lớn và lưng hơi còng; …Trên khuôn mặt tròn chằng chịt vết nhăn và hơi sưng, ánh lên đôi mắt âm u, buồn nản và lo âu như hầu hết những người đàn bà vùng ngoại ô” [4,33]. Dáng vẻ bên ngoại của bà mẹ không lấy làm lạ mà rất thân thuộc giống như bao người phụ nữ khác sống dưới sự thống trị của Nga hoàng. Biết bao nhiêu gánh nặng đè lên đôi vai người phụ nữ từ cuộc sống và cả gia đình, ở đây thật đáng

buồn hơn chính là nỗi đau do bạo lực gia đình mang lại. Giá trị người phụ nữ không được xem trọng, bà thường phải chịu những trận đòn roi từ người chồng của mình nên bà trở nên nhút nhật, lưng cũng công đi. “Trên mái tóc đen dày, ánh lên những cụm hoa râm” [4,33] , đây có lẽ là hình ảnh quen thuộc của những người bà, người mẹ nông dân Nga lúc bấy giờ, bà mẹ đã bước sang tuổi tứ tuần nhưng trong suốt những năm sau đi gả đi ấy bà luôn phải chịu sự áp bức, coi thường và đánh đập của người mà có lẽ nói theo cách hoa mỹ là “kết tóc làm phu thê, chung sống đến đầu bạc răng long”.

Ngay từ những dòng đầu miêu tả ngoại hình của bà mẹ, tác giả nói về vết sẹo trên khuôn mặt “Một cái sẹo sâu hoắm làm cho lông mày bên phải hơi xếch lên và tai bên phải giương cao hơn tai bên trái”[4,33]. Tác giả nhắc đi nhắc lại chi tiết ngoại hình “vết sẹo” của mẹ. Vết sẹo là gì? Là nạn nhân của bạo lực gia đình, là nạn nhân của cuộc đời cam chịu và sợ sệt còn in hằn trên trán. Chi tiết vết sẹo còn được nhắc đến qua lời của anh người Ukrain rằng mẹ nuôi anh ta cũng có một cái như vậy “…mẹ nuôi cháu cũng có một cái sẹo trên trán, giống hệt như của bác. Người chồng bà mẹ nuôi cháu làm thợ giày, đã lấy cái khuôn giày đánh mẹ cháu.”[4,49]. Khi các tên sĩ quan vào khám xét nhà bà thì “lòng bà mẹ ngập một mối căm thù tự bản năng đối với con người đó. Bà chợt đứng thẳng người, run lên như bị ngâm trong nước lạnh. Vết sẹo của bà tím lại và hàng lông mày bà sụp xuống”[4,79]. Còn bà mẹ hiện lên trong tác phẩm là nạn nhân của những ngón đòn không nương tay của người chồng nhưng cách mà bà ta đối mặt là nhẫn nhịn, chịu đựng, luôn e sợ chồng mặc dù ông ta đã chết

“Đây là món quà của chồng tôi đấy, cầu Chúa hãy cứu vớt linh hồn chồng tôi!...” [4,49]. Ngoại hình nhân vật trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa không chỉ mang tính cá nhân hóa mà đã khắc họa hình ảnh, tư tưởng của lớp người trong một xã hội tàn khốc, thiếu công bằng. Dường như người đọc không khó để nhận

ra hình ảnh người mẹ bị áp bức bởi chế độ Nga hoàng, vì chồng nghiện, vì tính tình thô bỉ hung ác qua nhưng chi tiết mô tả của M. Gorki. Thấm thía cảnh sống đầy tủi nhục và hi sinh của mẹ. Hình tượng bà mẹ hiện ra là một người phụ nữ chịu sự dày vò nặng nề từ chính chồng mình hay nói cách khác bà là nạn nhân tiêu biểu cho bạo lực gia đình xã hội tư bản lúc bấy giờ, người chồng Vlaxop lúc nào cũng chửi rủa, đánh đập vợ mình và không tránh những lời nói cay nghiệt “Đồ chó chết” [4,29]. Nhà văn đã thành công trong việc vẽ lên bức tranh người mẹ Nilôpna thông qua sự miêu tả của lời kể chuyện. Bức tranh chân dung ấy khắc họa rõ nét người phụ nữ Nga sống dưới sự áp bức của xã hội Nga đương thời, bóc lột sức lao động một cách nặng nề, hành hạ cả về thể xác lẫn tâm hồn.

Nhà văn miêu tả bức chân dung người mẹ còn qua lời kể của các nhân vật. Ở tác phẩm, các nhân vật được miêu tả rất kỹ, mang tính cá thể hoá nên không lấy làm lạ khi nhà văn chú ý miêu tả đến ánh mắt của nhân vật. Bởi cửa sổ tâm hồn giúp chúng ta hiểu được cá tính hay tâm tư, tình cảm của nhân vật “Bà cụ có đôi mắt hiền từ”…Mẹ Nilopma hiền từ, bao dung và độ lượng với đôi mắt đúng như lời Andray đã nhận xét. Gorki không cần miêu tả nhiều chi tiết cũng đủ thấy tấm lòng nhân từ qua ngoại hình nhân vật Mẹ qua lời kể của các nhân vật. Khi đứa con trai bà nhận ra chân lý sống, nói với bà những nỗi khổ cuộc đời và tỏ lòng thương xót, bà nhận rõ sự thật, cảm nhận được ấm áp từ con. Một người mẹ khắc khổ, bị cầm tù bởi chế độ, bị bó chân bởi người chồng nghiện ngập, bị thống trị bởi đức tin,… nhưng với một tình thương con vô bờ bến. Và rồi đó chính là bước ngoặt cho bức chân dung người phụ nữ cả đời đau khổ nhận được đồng cảm của con trai mình được tác giả miêu tả chân thật “Một nụ cười thỏa mãn nở trên môi bà, trong khi nước mắt còn nhòa trên đôi má nhăn nheo” [4,41]. Để rồi, trái tim mẹ được sưởi ấm, khi tâm hồn mẹ được thanh lọc đó là lúc lý trí của mẹ được đánh thức, là lúc mẹ sẽ nhìn ra được góc khuất bị che lấp.

Một phần của tài liệu HÌNH TƯỢNG NGƯỜI MẸ TRONG TIỂU THUYẾT “NGƯỜI MẸ” CỦA M. GORKI (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w