6. Bố cục đề tài
3.3. Miêu tả qua ngôn ngữ và hành động
Hình tượng người mẹ được biểu hiện rõ nhất qua những biến chuyển tâm lý thể hiện qua ngôn ngữ và hành động của nhân vật từ đầu đến cuối tác phẩm.
Mở đầu cuốn tiểu thuyết, chúng ta thấy một người phụ nữ rụt rè, phục tùng, bị cuộc sống chèn ép, sợ hãi trước mọi thứ. Ngôn ngữ và hành động của bà mẹ là ngôn ngữ và hành động buồn rầu, bất lực và sợ sệt. “Thế bố nó định để uống rượu hết à?”
[4,29]. Câu hỏi đặt ra không phải để hỏi mà nó diễn tả vị thế thấp bé, không tiếng nói của người phụ nữ trong gia đình. Những giọt nước mắt diễn tả sự bất lực của người phụ nữ. Trước khi được giác ngộ cách mạng, bà mẹ không biết bao nhiêu lần rơi nước mắt như thế này. Khi con trai say sướt mướt giống bố “trên đôi gò má, nước mắt bà từ từ chảy xuống” [4,33]. Con trai thông báo có khách ngoài phố đến chơi, bà mẹ “...bỗng òa lên khóc nức nở” [4,45], bà khóc vì sợ hãi với mối nguy hiểm sắp đến, bà khóc vì không ngăn được hành động của con trai, những giọt nước mắt còn thể hiện sự thiếu hiểu biết của bà mẹ về “những người cộng sản” mà bà chỉ nghe người ta nói là những người nguy hiểm. Khi tên sĩ quan đến
khám nhà lần thứ nhất “Những giọt nước mắt tủi nhục và bất lực muốn trào ra” [4,94]. Lần này nước mắt của bà sự thể hiện sự căm phẫn trước sự bất lực của cuộc sống không phải là giọt nước mắt cam chịu. Lần cuối cùng, lúc con trai bị bắt “bà muốn ôm chặt Paven vào lòng và khóc lên” [4,123] nhưng bà đã kiềm lại được trước cái nhìn hả hê của tên sĩ quan.
Cùng với sự phát triển của những giọt nước mắt, hành động và ngôn ngữ của bà cũng cởi mở và dứt khoát hơn. Khi tên sĩ quan khinh bỉ bà khóc lúc xét nhà, bà đùng đùng nổi giận và trả lời tên sĩ quan “Những người mẹ luôn có đủ nước mắt để khóc về mọi việc...” [4,94]. Hành động này thể hiện sự chuyển biến mới trong tính cách của bà, trong khi mấy phút trước “Gối bà run run, mắt bà như một lớp sương mù che kín” [4,89]. Trước khi nói lên được những lời phản kháng đó, bà là một người mẹ rụt rè, sợ mất lòng đến cả con trai mình “...bà nghĩ chắc Paven sẽ giận bà, nếu biết bà có thái độ cáu kỉnh đối với con người hay hay là lạ đó” [4,49].
Trước khi trở thành người mẹ cởi mở, quan tâm đến bạn con mình: đan tất cho Natasa, mời Anđrây đến nhà ở, dám hỏi lại tên sĩ quan “...Tại sao các ông lại bắt những người này ?” [4,93] thì trước đó ngôn ngữ và hành động của mẹ là ngôn ngữ và hành động phủ định. Khi nói chuyện bà mẹ thường thở dài, lắc đầu, nói đứt quãng, nói “khe khẽ”, “lẩm nhẩm” : “Không...không có gì đâu..., mẹ đây, con ạ..., bà nói xong rồi vội vã quay đi...” [4,38];
“Tôi bây giờ già rồi...dốt nát lắm...còn làm được gì những việc ấy”
[4,65]; “bà không nói được hết ý thở dài và nín lặng đưa mắt nhìn Natasa” [4,64]. Trước khi giác ngộ cách mạng, bà toàn tâm toàn ý lo cho con trai, con trai bà là trên hết, bà lo lắng dặn dò con trai
“Phải giữ gìn khi nói năng với mọi người!...Nếu con mà nói với họ sự thật về đời họ, con đánh giá họ, thì họ sẽ thù ghét con, sẽ tìm cách hãm hại con đấy” [4,44].
Paven sau lần chỉ huy công nhân biểu tình ở nhà máy đã bị bắt giam vào tù. Việc con trai vào tù là một nỗi sợ với mẹ, mẹ rất
sợ rằng con trai mình sẽ phải gánh chịu một án phạt nặng nề nào đó khi trong tù. Bà khóc chứng tỏ bà biết xúc cảm, những giọt nước mắt của bà là giọt nước mắt thương con nhưng nó cũng là giọt nước mắt phẫn uất, giọt nước mắt tủi thân cho những đau khổ bà gánh chịu “bà cúi đầu, nức nở hồi lâu, như muốn trút hết trong tiếng khóc tất cả nỗi đau xót của một tấm lòng bị tổn thương”. Ngôn ngữ giàu cảm xúc và hành động đầy bất lực. “Nếu chúng đánh đập, tra tấn con tôi thì làm thế nào?”, “phải, gái chúng bắt luôn cả ta nữa”. Chuỗi những hành động của bà sau đó đã cho thấy bà thực sự đáng suy sụp “bà không buồn nhóm bếp, không nấu ăn tối, không pha chè uống”. Những lời nói, hành động đều cho thấy một bà mẹ thương con nhưng chỉ biết thương trong lòng mà thôi, một bà mẹ cô đơn đến đóng kín mình với mọi thứ.
Công tác cách mạng đầu tiên này chính là sự nhờ vả của những đồng đội con trai mẹ, nhưng không có ai làm cầm nối. Trong lúc phân vân ấy, mẹ bỗng đứng lên nhận lấy trách nhiệm ấy. Mẹ nói với một giọng rất khẽ vừa như quyết tâm nhưng cũng vừa như sợ hãi e dè “đưa đây cho tôi, đưa đây cho tôi! Tôi sẽ thu xếp được, tôi sẽ có cách!”. Nhưng rồi sau đó bà đã tự tin và thay vào đó là lời nói đầy quả quyết, trôi chảy, tay bà đặt lên ngực như lời tuyên thệ, và kết luận bằng giọng đắc thắng: “rồi chúng sẽ thấy rằng mặc dù Paven không có mặt ở đây, bàn tay của Paven từ trong nhà tù vẫn thò ra nắm lấy cổ chúng, chúng sẽ biết tay!”.
Những lời nói của mẹ lúc này đã không còn mang chất giọng sợ sệt, rụt rè như trước mà đã quả quyết, tự tin rất nhiều. Mẹ đã dần hình thành trong mình khí chất của người chiến sĩ cách mạng. Nếu mẹ bị bắt mẹ sẽ trả lời “không việc gì đến các anh”. Nếu bị bắt bỏ tù mẹ quả quyết “Ở tù thì đã sao? Nhờ Chúa, ít ra tôi cũng làm được việc gì! Có ai cần đến tôi không? Không có ai cả. Và theo người ta nói, thì chúng không tra tấn”. Ngôn ngữ và hành động của mẹ bây giờ đều tràn đầy tự tin, thoải mái hơn, mẹ biết pha vui với công nhân, thậm chí mẹ còn chỉ bảo chữ cái ít ỏi mẹ học được
với công nhân. Nhưng giọt nước mắt cùng lời nói của mẹ lúc học chữ lại chứng minh mẹ chưa thực sự thoát khỏi nỗi ám ảnh về thân phận của mình, mẹ vẫn chưa tự tin với mình. Mẹ khóc vì buồn phiền và mẹ nói “khi người ta còn trẻ, mọi việc đều dễ dàng. Nhưng lúc đã có tuổi rồi, người ta ngổn ngang trăm mối tủi buồn, người ta kiệt sức, và chẳng còn đầu óc nào nữa…”. Nhưng công tác truyền đơn đó đã đánh thức ý chí trong mẹ, đã đánh thức mẹ về sức mạnh và giá trị của mình.
Khi được vào thăm con, mẹ đã cho Paven thấy một con người mới của mẹ, mẹ đã mạnh dạn hơn, tự tin hơn. Mẹ đã biết cãi lại bọn lính không như trước kia khi nào cũng sợ sệt chúng. Sự vui mừng hớn hở khi mẹ kể cho Paven nghe công việc của mình đã cho thấy mẹ đang mở lòng, mẹ đang dần bước ra khỏi bóng tối của mình. Từ khi Paven bị bắt người mẹ đã đi qua nhiều biến đổi tâm lý những biến đổi đó được thể hiện trong sự biến đổi của ngôn ngữ và hành động của mẹ. Từ chỉ biết nói lời yêu thương, tủi thân, bất lực, chỉ biết khóc và buồn, biết lủi thủi cô đơn đến nói lời đanh thép, cương quyết, tự tin, cởi mở, biết pha trò, cười đùa.
Khi Paven được trả tự do, chuẩn bị cuộc biểu tình 1/ 5, anh nhất quyết đòi cầm cờ dẫn đầu, người mẹ thấy lo - lo mất con, mất tất cả. Sau cuộc biểu tình khi Paven, Anđrây bị bắt mẹ đã đứng giữa bà con công nhân mà nói: "Các bạn ơi! Vì nhân dân, vì toàn thế giới, vì tất cả những ai bị áp bức mà thanh niên chúng ta, máu mủ của chúng ta đã đứng vùng lên ...các bạn đừng bỏ rơi, phụ bạc chúng .Hãy thương xót lấy các bạn Hãy quý mến chúng nó chúng nó là những đứa con của chân lý, vì chân lý mà chúng nó hy sinh . Hãy tin tưởng vào chúng nó".
Sau khi bị bắt lần thứ 2, người mẹ chuyển thẳng ra thành phố, xem hoạt động cách mạng là nhiệm vụ của mình. Tiến lên một bước nữa, mẹ nhận thấy cách mạng là nơi đáng sống, mặc dù còn nguy hiểm, người mẹ vẫn tự hào thấy công tác của mình là cần thiết cho cuộc sống mới này "...Xưa kia, mẹ không bao giờ tự
cảm thấy mình là hữu ích đối với bất cứ ai, còn giờ đây mẹ thấy rõ rệt rằng có nhiều người cần tới mình".
Cách sử dụng ngôn ngữ tài tình đã khiến nhân vật người mẹ hiện lên với sự tự thức về những lí tưởng. Người Mẹ hiểu chân lý của những người cách mạng một cách chất phác, thấm thía: "Bao giờ còn những bọn giàu sang và quyền quý thì nhân dân không có chân lý, không có vui tươi, không có gì hết”. Rõ ràng mỗi nhân vật có một cách phát ngôn riêng rất tiêu biểu cho tính cách, giai cấp của mình. Nhưng đồng thời lại có cái chung, mang tính cộng đồng. Từ ngôn ngữ nói và hành động, ta có thể thấy được nghệ thuật mà Gorki đã truyền tải vào nhân vật người mẹ. Một nhân vật giàu lòng yêu thương con nhưng cũng là một nhân vật mạnh mẽ, chất phát
Khi Paven Vlaxôp bị bắt, trước vành móng ngựa, anh đã biến Tòa án của chính quyền Nga hoàng thành diễn đàn cách mạng, khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là đập tan chế độ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn. Ở phiên tòa ấy, đối với Mẹ thật là hội hộp pha lẫn một chút run sợ. Bà tự hào về con trai bà rất nhiều, bà yêu cái lẽ phải ấy, yêu cách mạng. Với các ngôn ngữ Gorki diễn tả, thì hình ảnh một người mẹ của bao người con cách mạng không tránh khỏi được sự run sợ, lo lắng. Nhưng sau khi sự đối đáp của chánh tòa và con trai bà, bà nhận ra được bộ mặt thối nát của chính quyền.
Từ sau khi phiên tòa diễn ra, những người con chiến sĩ của mẹ bị đi đày, mẹ dường như thay đổi nhiều hơn. Mẹ không lo lắng, không sợ hãi cho số phận con mình như trước kia nữa. Mẹ không còn khép nép về việc mẹ đang làm công tác cách mạng nữa mà giờ đây mẹ đã tự tin khẳng định vị trí của mình “mẹ cũng đang có công tác”. Những câu chữ mẹ nói với Lutmila nó không chỉ là một lời chia sẻ giữa hai người mẹ về con trai mình mà nó đã được mẹ nâng lên thành chân lý sáng chói, thành lý tưởng cao đẹp “con cái chúng ta đang đi khắp trên thế giới, khắp mặt đất, khắp nơi, cùng hướng về một mục đích!”. Một niềm tin về sự đúng đắn của chân
lý cách mạng và cách mạng sẽ sớm thành công “Chúng ta sẽ đốt lên một vầng dương mới”, “Chúng ta sẽ tập hợp lại tất cả những tấm lòng tan nát thành một khối duy nhất…”. Cùng với ngôn từ mang tính khẳng định chắc nịch, ngôn ngữ đanh thép là hành động đầy bao dung và hiền dịu. Mẹ ôm Lumita vào lòng, một cái ôm dịu dàng và san sẻ mà cất lên những lời nói triết lý như thế.
Chuyến công tác cuối cùng của mẹ thực hiện sứ mệnh mang những lời phát biểu của con trai mẹ đến những vùng đất mới đã đẩy ngôn ngữ và hành động của mẹ phát triển đến đỉnh điểm. Đó là một cuộc đấu tranh của mẹ trong tâm lý, là một quá trình mẹ độc thoại nội tâm với sự lựa chọn khi mẹ biết mình “sa lưới mất rồi”. Mẹ liên tục đấu tranh mình nên bỏ trốn hay ở lại, mình nên quăng vali và chạy, ôm vali mà chạy: “Để cái va-li lại?… Mình trốn đi ư?”, “Lời nói của con… vứt nó đi ư!… Để lọt vào những bàn tay như thế ư…”, “Ôm va li trốn đi ư?… Chạy ư…”. Bằng cách để bà mẹ tự mình độc thoại với những sự phân vân lựa chọn giữa mạng sống, sứ mệnh, tình yêu con. Để từ đây qua quá trình giằng xé này để đẩy đến sự lựa chọn cao đẹp của mẹ, đẩy hình tượng bà mẹ lên một tầm cao mới đầy vĩ đại. Nilôpna “trở lại rắn chắc trong quyết định của mình: “Chớ làm nhục con mình!… Chẳng ai sợ cả…”. Trong tình thế nguy hiểm, mẹ tự vấn mình bằng những ngôn từ đứt quãng, bằng những câu hỏi và câu cảm thán để có thể lột tả hết được sự giằng xé nội tâm của bà.
Khi bà mẹ bị vu khống, sự vu khống ấy đã đánh vào ý thức của bà như một sự xỉ nhục, bà căm phẫn và bà hành động. Bà trả lời đầy mạnh mẽ và cương quyết “tôi không phải là kẻ ăn cắp” cùng với lời nói đó bà lật tung vali và hất ra toàn bộ truyền đơn của con trai mình. Ngôn ngữ và hành động mạnh mẽ đồng thời diễn ra nó như sự cộng gộp của sức mạnh làm nên một ngòi nổ vụt sáng hình tượng người mẹ. Mẹ đã đứng ngay trước mặt bọn mật thám mà chỉ trích chính quyền của nó, mà kêu gọi quần chúng thức tỉnh, mà kêu gọi cách mạng. Hình tượng bà mẹ đầy
dũng cảm trước hành động đó. Mẹ đã nói lên số phận áp bức để thức tỉnh những con người ở đấy. “Nghèo khổ, đói khát, bệnh hoạn, đó là kết quả lao động của chúng ta! Tất cả mọi cái đều chống lại ta: ngày này lại ngày khác, suốt đời ta, ta chết dần chết mòn trong lao động, trong bùn lầy, trong sự lừa bịp, còn những kẻ khác thì phè phỡn, vui hưởng trên mồ hôi nước mắt của chúng ta, giam hãm ta trong vòng ngu tối như con chó bị xích, vì vậy ta không biết gì hết, giam hãm ta trong sự kinh hãi vì cái gì ta cũng sợ. Cuộc đời ta chỉ là đêm tối, đêm tối mịt mù!”. Bà kêu gọi đứng lên đấu tranh “nhân dân hãy tập hợp lực lượng lại thành một sức mạnh duy nhất!”. Đồng thời bà cũng cho bọn sen đầm nghe thấy một chân lý về sự hồi sinh của quần chúng cần lao, về sức mạnh của sự vươn dậy của quần chúng bị áp bức “không ai diệt được… một tâm hồn đã sống lại”, “không thể lấy máu mà dìm được chân lý!”. Tinh thần quả cảm, nỗ lực và kiên định của mẹ trước những đòn roi “thấm máu” đã chứng minh một hình tượng người mẹ chiến sĩ dũng cảm không thua kém gì những người con của mình. Ngôn ngữ và hành động cho thấy sự căm phẫn, sự phản kháng mạnh mẽ và sự khẳng định chân lý cách mạng.
Những lời nói và hành động của mẹ cuối tác phẩm như một sự dự báo cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của những người dân bị áp bức. Chỉ bằng ngôn ngữ và hành động cao trào cuối tác phẩm nhà văn đã thành công lột tả trọn vẹn hình tượng một người mẹ chiến sĩ trưởng thành trong tâm hồn và ý thức.
KẾT LUẬN
“Người mẹ” – cuốn tiểu thuyết đánh dấu chặng đường phát triển trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn lỗi lạc Macxim Gorki. Tiểu thuyết ra đời đầu thế kỷ XX, với tên gọi là “Mother” – một nhan đề ngắn những giá trị nội dung nó mang lại có ý nghĩa quan trọng cho cả một xã hội nước Nga lúc bấy giờ. Đây là thời kỳ, nước Nga có những cuộc nổi dậy từ quần chúng nhân dân, những phong
trào yêu nước nổ ra khắp nơi trên mọi miền đất nước để giành lại quyền tự do, dân chủ .
Đứng trước bức tranh hiện thực của nước Nga cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, M.Gorki đã sáng tác tác phẩm này như một sự ghi nhận về tinh thần chiến đấu và quá trình thức tỉnh cách mạng của quần chúng bình dân. Điển hình trong đó là hình tượng người mẹ Pêlagâya Nilôpna. Không phải ngẫu nhiên mà Gorki chọn hình tượng người mẹ Nilôpna là trung tâm cuốn tiểu thuyết, thay vì