1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
2.5.1.4. Không gian thiên nhiên:
Thiên nhiên là một hình ảnh không thể thiếu trong một tác phẩm văn học, trong từng thời đại khác nhau thiên nhiên lại mang những màu sắc, hình dáng, biểu thị một đặc điểm, giá trị riêng gắn với từng nhân vật cụ thể. Thiên nhiên là hình ảnh xuyên suốt, là cảm hứng bất tận cho nhà văn. Đọc một tác phẩm, chúng ta có thể thấy thiên nhiên xuất hiện dù ít hay nhiều nó vẫn tỏa sáng bởi cách lựa chọn gam màu, khung cảnh ấn tượng, giàu sức gợi hình. Nó luôn tồn tại xung quanh con người và gắn bó với con người trong suốt cuộc hành trình của mình. Các tác giả đã đem thiên nhiên vào trong văn học và đưa nó trở thành một bộ phận cấu thành một tác phẩm văn học. Thiên nhiên có thể khơi dậy trong lòng con người niềm vui, nỗi buồn, sự lo âu, trăn trở hay hạnh phúc, tiếng cười. Nhờ đó mà ta có thể tự nhìn lại chính mình, suy ngẫm về nhiều điều trong cuộc sống. Bao giờ thiên nhiên cũng gắn với tâm hồn của người nghệ sĩ, là nơi để học gửi gắm tâm tư, tình cảm, quan điểm của mình. Thiên nhiên đẹp thì tác phẩm mới hay, cảnh mới có tình, mới có những câu chữ đặc sắc, tạo nét chấm phá cho tác phẩm.
Cũng như những nhà văn đi trước, Pasternak cũng dùng thiên nhiên để phát hiện vẻ đẹp của con người. Trong tiểu thuyết là sự xuất hiện dày đặc của hình ảnh thiên nhiên đa sắc màu, linh linh tạo nên chất trữ tình. Mỗi lần xuất hiện, thiên nhiên lại mang một dấu ấn riêng, nét riêng được nói đến qua các biện pháp ẩn dụ, hoán dụ sáng tạo, độc đáo. Có ý kiến cho rằng: “Thiên nhiên đậm chất thơ, được nhìn ngắm ở đường nét, màu sắc, hương vị, âm thanh, ánh sáng. Bằng ngôn ngữ hình tượng, sự liên tưởng độc đáo, Paternak như vẽ ra sự kỳ diệu của cuộc sống, như những bức tranh của danh họa Levitan làm say đắm lòng người” đã chứng minh sự tuyệt diệu, vẻ đẹp thiên nhiên trong tiểu
đông của nước Nga. Trong tác phẩm thì hình ảnh tuyết trắng hiện lên với sự ảm đạm, đen tối của xã hội Nga lúc bấy giờ, số phận của con người, sự day dứt bên trong tâm hồn của họ.
Mà ở đây, ta có thể thấy được nỗi đau của nhân vật Lara khi bị cướp đi cái quý giá nhất của đời mình, bị vùi dập đi cuộc đời, vẻ đẹp trong trắng vốn có của một thiếu nữ trẻ tuổi, xinh đẹp: “Thời tiết mùa đông đang tập trung những sức lực cuối cùng của nó. Những giọt nước nhỏ tí tách đều đều dọc máng tôn và các gờ tường. Nước rỏ lộp bộp từ mái dưới như líu lo nói chuyện với nhau và mùa xuân. Dạo này đang tan giá”[Tr36]; “Suốt dọc đường, nàng đi như người mất hồn, và chỉ khi về đến nhà, nàng mới hiểu chuyện gì đã xảy ra”[Tr36]. Thiên nhiên được nhà văn miêu tả vào mùa đông với những giọt nước mưa rơi li ti được kết hợp cùng với ngôn từ đặc sắc khi so sánh tiếng nước rơi như đang nói chuyện với nhau. Việc lấy những từ vốn để nói đến cuộc giao tiếp để nói đến tiếng nước rơi là một điểm đặc sắc trong việc miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa đông. Đó cũng là lúc, Lara nhận sửng sờ, bàng hoàng, hoang mang về điều vừa diễn ra, điều này thật kinh khủng đối với cô gái còn quá trẻ như nàng, cái quý nhất của mình đã bị một người mình không yêu, thậm chí có quan hệ với mẹ mình cướp mất. Những giọt mưa rơi cũng như nỗi buồn, sự bất lực của Lara trước sự thật đau đớn đó. Nàng không biết phải làm gì, nên nói gì với mẹ, nàng rối trí, đảo lộn trong suy nghĩ mà không thể nào gỡ ra được.
Trong màu sắc thiên nhiên ấy có sự tương phản với số phận, chân dung nhân vật, gắn với nỗi đau khổ của họ như người vợ và ba đứa con của Palyk “ Mái tóc sáng, cứng kèo, cháy nắng hai hàng lông mày rậm trắng bệch trên bộ mặt rám nắng, sạm màu sương gió” thể hiện sự tàn ác, khốc liệt nhường nào của chiến tranh. Nét vẻ trên khuôn mắt người phụ nữ thể hiện sự căng thẳng, là điều hiển nhiên sẽ xảy ra trong chiến tranh, những cuộc nội chiến,…
Pasternak còn tinh tế trong việc chuyển đổi màu sắc để gợi lên những nỗi đau tinh thần của nhân vật, ông đã kết hợp hài hòa đường nét, màu sắc tâm trạng tạo nên điểm nhấn cho tác phẩm. Thiên nhiên với sự buồn bã, ảm đạm, tan hoang, tâm trạng con người đau khổ, nặng nề. Như nỗi đau của Zhivago khi rời xa Lara, bức tranh thiên nhiên cũng mang tâm trạng nuối tiếc, buồn bã. Sự lưu luyến của Zhivago thể hiện qua chiếc xe ngựa của Lara, chàng cố chạy theo để đến kịp nó, chàng khao khát có thể tìm thấy Lara qua khát vọng của thiên nhiên: “ Mặt trời đỏ sẫm vẫn còn đậu trên đường viền xanh xanh của các đống tuyết. Tuyết thèm khát uống cái ánh sáng tràn trề màu rượu dứa của mặt trời”[Tr336].
Mỗi bức tranh nhà văn tạo ra không chỉ có nhiều sắc màu mà còn mang dư vị của hương vị và âm thanh. Mùi hương tạo nên sự đa dạng cho cuộc sống, khiến cuộc sống trở nên đáng quý, đáng để người ta nếm trải. Nhân vật không chỉ cảm nhận hương vị một cách thông thường mà còn cảm nhận một cách tinh tế, bằng cả tâm hồn của mình. Trong không khí thoáng đãng ở Dublyanka, Lara đã tìm thấy sự tồn tại và giá trị của mình: “ Nàng đến đây, nàng nhận thức là để tìm hiểu vẻ đẹp của đất và gọi đúng tên mọi sự vật còn nếu nàng không đủ sức làm việc ấy, thì vì tình yêu cuộc sống, nàng sẽ sinh những đứa con thay nàng làm điều đó” [Tr58]
Lara không thể nói nên lời khi đứng trước vẻ đẹp của đất, tình yêu, lòng yêu quý của nàng với thiên nhiên đã ngăn nàng nghĩ về những điều buồn tủi, cái xấu xa của cuộc
con người xấu xa đem đến cho nàng, phá hủy nhiều thứ quý giá nhất. Thiên nhiên chính là người đã làm phục sinh, khơi dậy tâm hồn con người. Âm thanh trong tác phẩm cũng góp phần làm nên bức tranh đời sống: tiếng xe ngựa, tiếng ồn áo, tiếng súng, tiếng bom đạn, tiếng tàu chạy, tiếng gà, tiếng rì rào,… hay là âm thanh ác liệt, dội vào của chiến tranh.
Hay khi Tonia gửi bức thư vĩnh biệt Zhivago với những khoảng trắng, trắng toát, tạo nên một không gian mờ ảo, cho thấy tất cả những kỉ niệm của họ đã nhạt nhòa và chôn vùi theo thời gian, thứ còn lại chỉ là những kỉ niệm mà thôi: “Tuyết đẫm máu, thành một cục đỏ, đã khô lại dưới thái dương bên trái anh ta. Những giọt máu nhỏ văng ra xung quanh hòa lẫn với tuyết thành những trái cầu đỏ tí hon, trông như các trái thanh lương trà bị đóng băng” [Tr346].
Mỗi bức tranh thiên nhiên đều thể hiện được ý đồ của Pasternak trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ mà nổi bật là Lara. Khung cảnh thiên nhiên vừa có tác động tích cực lẫn tiêu cực tới tâm lý, trạng thái của họ, tuy nhiên không thể phủ nhận được nhờ nó mà tạo nên sự đa dạng, phong phú hơn những chi tiết trogn tiểu thuyết. Thiên nhiên hào quyện với âm thanh, mùi hương, những gam màu nổi bật đã làm nên chỉnh thể một bức tranh về đời sống Nga, cuộc đời lắm đau thương nhưng cũng đong đầy tình yêu của mỗi nhân vật. Chính điều đó đã tạo nên một dấu ấn , điểm sáng cho tiểu thuyết này, Nhờ tài năng, sự sáng tạo và đam mê tìm tòi của mình, Pasternak đã xây dựng thành công thiên nhiên tuyệt đẹp, mang đậm dấu ấn Nga, từ nhiều điều bình dị, đơn giản cho tới cái sang trọng, huyền diệu. Thiên nhiên xuyên suốt trong tác phẩm, đồng hành cùng con người trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Để tạo nên một không gian phong phú, đầy tính nghệ thuật ấy là cả một quá trình dày công của người nghệ sĩ với hi vọng đem lại cho tác phẩm và người đọc mọi điều thú vị, tinh tế, hiệu quả nhất. Không gian ấy đã làm nên một góc nhìn để soi chiếu về xã hội Nga, con người Nga thay đổi và biến động như thế nào theo từng giai đoạn lịch sử.
2.5.2. Nghệ thuật miêu tả thời gian
Trong một tác phẩm văn học thì không chỉ có nghệ thuật về không gian mà nghệ thuật về thời gian cũng là yếu tố quan trọng góp phần làm nên tác phẩm. Nghệ thuật miêu tả thời gian xuất phát từ sự cảm nhận, lĩnh hội thể hiện tác phẩm của tác giả. Thời gian không chỉ là phương thức thể hiện tác phẩm mà còn là còn là nơi thể hiện thái độ của con người đối với chính thời gian bởi “Con người không chỉ sống trong thời gian, mà còn theo một nghĩa nào đó, còn ảnh hưởng đến thời gian” (Paul Ricoeur). Đối với các tác phẩm văn học thì thời gian được sử dụng trong bài đều được khắc họa và miêu tả qua nghệ thuật và lý giải theo ý tưởng nghệ thuật của tác giả. Kết cấu của một tác phẩm sẽ được dựa vào thời gian mà người sáng tác đưa và sáng tạo vào bài của mình. Đa số, trong mọi tác phẩm văn học thì nghệ thuật miêu tả thời gian được tái hiện qua các dạng chủ yếu như: thời gian lịch sử, thời gian tâm lý, thời gian vật lý ngoài ra thì trong một số tác phẩm tùy vào dụng ý sáng tác của mình mà thời gian được thể hiện trong tác phẩm có thể kéo dài hoặc dồn nén lại tác phẩm trở nên hay, cụ thể và có nhiều vấn đề cần khám phá hơn.
Tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago, Boris Pasternak đã tổ chức thời gian trong tác phẩm theo một trật tự cụ thể là quá khứ - hiện tại – tương lai, để tăng sự tiếp nối cho tác phẩm của mình ông đã sử dụng nhiều đoạn hồi ức, chắp nối, liên tưởng làm cho tác phẩm trở
thấy được sự vận động của các nhân vật, sự kiện xã hội nước Nga trong bốn mươi năm đồng thời thấy số phận con người lúc bấy giờ. Trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago có đề cập đến 3 dạng thời gian chính xoay quanh nhân vật Lara là thời gian lịch sử, thời gian vật lý và thời gian tâm lý, thời gian lịch sử và thời gian vật lý đều nằm ngoài ý thức cá nhân, còn thời gian tâm lí chịu ảnh hưởng của tâm lí con người.