Thời gian tâm lý:

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT “BÁC SĨ ZHIVAGO” CỦA BORIS PASTERNAK. (Trang 46 - 47)

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

2.5.2.2. Thời gian tâm lý:

Một trong những nghệ thuật miêu tả thời gian làm nên sự nổi bật và cái hồn của nhân vật là thời gian tâm lí. Thời gian tâm lý gắn với tâm trạng, sự dồn nén và nỗi niềm của nhân vật hoặc của chính tác giả được biểu hiện trong tác phẩm. Không những thế nó còn mang màu sắc của cá nhân, phá vỡ tính vật lí, khách quan của tự nhiên. Việc sử dụng thời gian vật lí giúp cho tác phẩm trở nên toàn vẹn về sự thể hiện và khái quát nghệ thuật. Trong tác phẩm, ta bắt gặp sự dồn nén kéo dài trong thời gian thông qua cảm nhận của tác giả. Sự vận động thời gian nhanh hay chậm, dài hay ngắn đều phụ thuộc vào tâm lí của nhân vật. Tác giả đã tạo nhịp độ thời gian trong sự chi phối của trạng thái tâm nhân vật. Có tình tiết được miêu tả tỉ mỉ nhưng lại không được dàn trải theo trình tự mà lướt nhanh qua để tạo nên một trang mới ở cuộc đời nhân vật. Ông đã vận dụng những yếu tố của thời gian tâm lí vào nhân vật Lara ở các phần như:

Ở phần thứ II Cô gái thuộc tầng lớp khác, tác giả đã dành 4 chương 14, 15, 16, 17, 18 để nói về những cung bậc cảm xúc của Lara về nổi đau ghê tởm và kiêu hãnh khi bị trở thành người sống dưới sự áp đặt của người khác, sống trong hoang mang về tương lai mù mịt khi bản thân không còn thứ quý giá nhất của bản thân. Ở 4 chương này tác giả đã tập trung mổ xẻ tâm lí của Lara một cách chân thực nhất: nàng ý thức những lý do khiến nàng sa ngã “Những cử chỉ vuốt ve của Komarovski trong xe ngựa ngay dưới mũi bác xà ích hoặc trong lo trước rạp hát, khiến nàng say mê và kích thích con quỷ bắt chước đang ngọ nguậy trong người nàng” tr37, chính những sự trỗi dậy trong con người nàng đã khiến nàng dấng thân vào những thứ mà sau khi trải nghiệm xong nó lại khiến cho nàng trở nên đau khổ khi nhớ lại nó “Nỗi đau khổ nhức nhối và hoảng sợ trước chính bản thân mình đọng lại ở nàng rất lâu ” tr38, sự trải nghiệm của bản thân nàng đã phải một cái giá rất đắt nàng không chỉ mang nổi đau về mặt thể xác mà ngay chính tâm hồn nàng cũng không hề thanh thản với việc nàng đã làm. Để khống chế sự day dứt trong con người mình nàng đã dùng ý nghĩ của sự trong trắng và cao thượng của lương tâm để chế ngự sự đê tiện và xấu xa “Không phải nàng bị hắn khuất phục, mà chính hắn bị nàng chế ngự.

Từ những sai lầm của bản thân nàng nhận ra được là cuộc đời rất nhiều hỗn loạn và cạm bẫy, hiểu bản chất của sự giả dối hèn hạ của con người “ Lara đang đi bỗng giật mình đứng lại. Đấy người ta đang nói về nàng. Prop đọc : “Số phận của những người bị vùi dập thật đáng them muốn. Họ có cái để kể về bản thân mình. Tất cả đang ở trước mặt họ. Đó là ý kiến của Người, của Đấng Kitô”” tr39, nàng nhận thấy rằng cuộc đời này chỉ toàn là dối trá, những gì nàng đánh đổi và mất mát đối với nàng là quá lớn, và cũng chính sự mất mát đó đã làm cho nàng có cái nhìn khác về xã hội Nga lúc bấy giờ xã hội của sự đè bẹp, con người đối sử với nhau bằng dục vọng và quên mất trách nhiệm về việc làm của mình. Chính những vấp ngã của bản thân cũng khiến nàng nhận ra rằng tình yêu chân chính cao đẹp khác với những ham muốn tầm thường của con người, nàng cũng có cái nhìn chân chính hơn về những người xứng đáng để nàng trao gửi yêu thương của mình “Những chàng trai tốt bụng và trung thực, - Lara nghĩ – Mà vì họ tốt, nên họ mới bắn” tr40. Những vấp ngã đầu đời của nàng và những thay đổi về suy nghĩ thông qua thời gian tâm lí đã cho thấy tác giả đã rất thấu đáo khi mượn những thay đổi thời gian về tâm lí để khắc họa nhân vật của mình một cách chân thực nhất, đồng thời thể hiện số phận của những người thấp cổ bé họng sống dưới quyền lực của xã hội.

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT “BÁC SĨ ZHIVAGO” CỦA BORIS PASTERNAK. (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w