Mục tiêu và con đường cách mạng

Một phần của tài liệu Những hoạt động thực tiễn và lý luận của Hồ Chí Minh (Trang 25 - 27)

3. Những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành trong giai đoạn từ

3.1.Mục tiêu và con đường cách mạng

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu mục tiêu và con đường cách mạng là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Cách mạng dân giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường cách mạng vô sản. “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp công nhân, phải kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.

Khác với những nhà yêu nước khác, muốn dựa vào "lòng tốt" của tư bản nước ngoài để đòi độc lập tự do cho đất nước mình, theo kiểu "cõng rắn cắn gà nhà", Hồ Chí Minh nhận thức một cách sâu sắc rằng muốn giành được độc lập phải dùng sức ta mà giải phóng cho ta. Người phân biệt một cách rõ ràng, bọn thực dân, đế quốc, giai cấp tư sản phản động với những người cách mạng, những người yêu nước và nhân dân lao động ở chính quốc. Do đó, một mặt phải có thái độ kiên quyết với kẻ thù, đấu tranh không khoan nhượng với chúng, không mơ hồ ảo tưởng vào những luận điệu giả nhân, giả nghĩa của chúng. Mặt khác, luôn luôn tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân loại tiến bộ trên thế giới, với phương châm thêm bạn bớt thù để làm cho sức ta ngày càng mạnh lên, đồng thời để cô lập và đánh bại kẻ thù. Rõ ràng tư tưởng cứu nước, cứu dân và con đường đấu tranh giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh đã vượt xa tư tưởng giải phóng dân tộc của những nhà yêu nước khác. Điều này đã được lịch sử chứng minh hoàn toàn đúng đắn.

Tư tưởng giải phóng dân tộc và con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh được hình thành trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, Người nói, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản. Chính tư tưởng này đã chỉ đạo Hồ Chí Minh và Đảng ta trong việc đề ra chiến lược và sách lược cách mạng trong việc tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta vùng lên đấu tranh phá xích xiềng nô lệ của bọn thực dân, phong kiến, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Trong bối cảnh của một nước thuộc địa, nửa phong kiến, một nước nông nghiệp lạc hậu, nhân dân sống lầm than, khổ cực cùng với giặc ngoại xâm thì giặc đói, giặc dốt cũng đe dọa không kém. Với truyền thống quật cường của dân tộc, với tài thao lược của cha ông, được Cách mạng Tháng Mười và chủ nghĩa Lênin dẫn đường, Hồ Chí Minh đã quyết chí, bền lòng lãnh đạo nhân dân làm cách mạng với một quyết tâm sắt đá: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ". Hồ Chí Minh khẳng định: "Cuộc kháng chiến rất lâu dài và đau khổ. Dù phải hy sinh bao nhiêu và thời gian kháng chiến đến bao giờ, chúng ta cũng nhất định chiến đấu đến cùng, đến bao giờ nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất". Người tin rằng "Ta chỉ giữ gìn non sông, đất nước của ta. Chỉ chiến đấu cho quyền thống nhất và độc lập của Tổ quốc. Còn thực dân phản động Pháp thì mong ăn cướp nước ta, mong bắt dân ta làm nô lệ. Vậy ta là chính nghĩa, địch là tà. Chính nhất định thắng tà”.

Hồ Chí Minh tỏ rõ thái độ và quyết tâm chống thực dân, đế quốc đến cùng để giải phóng dân tộc. Cho dù chiến tranh có thể kéo dài, nhân dân ta có thể chịu đựng nhiều hy sinh, gian khổ, nhưng chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Người kêu gọi đẩy mạnh kháng chiến với tinh thần "Chúng ta phải hy sinh, chịu khổ và phải gắng sức. Nhưng chúng ta quyết hy sinh, chịu khổ và gắng sức 5 năm, 10 năm để phá ta xiềng xích nô lệ hơn 80 năm vừa qua, để tranh lấy quyền thống nhất và độc lập cho muôn đời sau”.

Như vậy, tư tưởng độc lập dân tộc và con đường giái phóng dân tộc cúa Hồ Chí Minh là nhất quán, trước sau như một, dù có khó khăn gian khổ đến mấy, dù có tổn thất hy sinh bao nhiêu cũng quyết tâm kháng chiến, chống thực dân, đế quốc đến cùng và phải giành cho được độc lập, tự do cho nước, cho dân và trước khi từ giã cõi đời này, Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, cho thế hệ hôm nay và mai sau một bản Di chúc lịch sử, trong đó Người khẳng định: "Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể có kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.

Còn non, con nước, còn người

Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!".

Một phần của tài liệu Những hoạt động thực tiễn và lý luận của Hồ Chí Minh (Trang 25 - 27)