3. Những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành trong giai đoạn từ
3.2. Đối tượng cách mạng
Bác Hồ xác định đối tượng của cách mạng chính là: “Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến An Nam và giai cấp tư sản phản cách mạng”. Bản chất của chủ nghĩa thực dân là “ăn cướp” và “giết người”. Vì vậy, chủ nghĩa thực dân hay cụ thể là đế quốc Pháp là kẻ thủ của dân tộc ta. Chúng sang Việt Nam khi nói muốn “khai hóa văn minh” nhưng thực chất họ áp đặt sự thống trị, thực hiện công cuộc khai thác ở đất nước ta. Chúng bóc lột, hành hạ nhân dân khiến cho cuộc sống nhân dân đã đói khổ lại càng đói khổ, tăm tối không lối thoát. Không những thế triều đình phong kiến mục nát, câu kết với kẻ xâm lược đàn áp nhân dân. Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng (năm 1930), Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”. Đây chính là tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam. Vì vậy, đánh đổ đế quốc và địa chủ phong kiến giành độc lập dân tộc, đi lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu của cách mạng Việt Nam.
Cụ thể: Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trước sự xâm lược của thực dân Pháp, xã hội nước ta bị phân hóa mạnh mẽ. Giai cấp công nhân và giai cấp tư sản lần lượt ra đời, các mâu thuẫn của xã hội Việt Nam – xã hội thuộc địa nửa phong kiến ngày càng diễn ra gay gắt, trong đó, nổi bật là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với bọn thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Sự thống trị, áp bức, bóc lột, sự chà đạp quyền độc lập dân tộc càng tăng thì sự phản kháng của dân tộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc càng quyết liệt. Mặc dù các tổ chức, các hội, đảng chính trị lần lượt ra đời và vươn lên giành ngọn cờ lãnh đạo
phong trào dân tộc, song tất cả đều lần lượt thất bại, cách mạng nước ta rơi vào khủng hoảng về đường lối. Xã hội Việt Nam lúc bấy giờ có hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn dân tộc với thực dân Pháp và bè lũ tay sai; mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với địa chủ phong kiến. Hồ Chí Minh đã phát hiện ra những nét đặc thù của Việt Nam so với các quốc gia khác, đặc biệt là các nước phương Tây. Nếu như ở phương Tây, mâu thuẫn giai cấp đã trở nên sâu sắc thì ở Việt Nam, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với chủ nghĩa thực dân Pháp và bè lũ tay sai là mâu thuẫn hàng đầu. Vì vậy, Người cho rằng, trong hai nhiệm vụ đánh đổ đế quốc và đánh đổ phong kiến, cần tập trung cho nhiệm vụ đánh đổ đế quốc giành độc lập dân tộc, còn đánh đổ phong kiến thực hiện sau.
Cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản có quan hệ khăng khít, nhưng không phụ thuộc vào nhau. Cách mạng giải phóng dân tộc có thể bùng nổ và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc. Ở đây, Nguyễn Ái Quốc muốn nhấn mạnh vai trò tích cực, chủ động của các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân. Người thấy rằng các cuộc cách mạng trước đó không triệt để, cứu nước theo ngọn cờ của giai cấp tư sản không phải là lối thoát cho dân tộc.