Cách mạng Việt Nam là một phần của cách mạng thế giới

Một phần của tài liệu Những hoạt động thực tiễn và lý luận của Hồ Chí Minh (Trang 30 - 42)

3. Những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành trong giai đoạn từ

3.5.Cách mạng Việt Nam là một phần của cách mạng thế giới

Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ rằng, cách mạng Việt Nam phải đoàn kết với các lực lượng cách mạng thế giới. Hồ Chí Minh nêu 3 vấn đề lớn: Cách mạng Việt Nam phải đứng hẳn về phía phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc thế giới để đạp đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa trên thế giới; Xác định rõ quan hệ lợi ích dân tộc và cách mạng thế giới, giữa quyền lợi và trách nhiệm, sự thống nhất của quan hệ này; Xác định rõ quan hệ cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc là tác động qua lại. Cách mạng thuộc địa

không thụ động ngồi chờ cách mạng chính quốc. Với những luận điểm trên, tác phẩm đã đặt nền tảng đúng đắn cho đường lối quốc tế của Đảng, và đặt cơ sở cho sự giúp đỡ của quốc tế trong thời kỳ thành lập Đảng.

Ngay từ khi giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, trở thành người cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã đặt cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta vào quỹ đạo của cuộc cách mạng vô sản. Nghĩa là sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta gắn liền với sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, những người lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Người cho rằng, cách mạng giải phóng dân tộc ở các thuộc địa là một bộ phận không thể tách rời mà gắn bó khăng khít với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, những người lao động khắp các châu lục. Ðiểm đặc sắc, nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc là ngay lúc đầu khi tiếp thu lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã thấy được vai trò to lớn của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản ở chính quốc như "hai cánh của một con chim". Rằng, cách mạng ở các nước thuộc địa có thể và phải chủ động tiến lên giành thắng lợi, không thụ động chờ thắng lợi cách mạng vô sản ở chính quốc mà bằng cuộc đấu tranh của nhân dân do Ðảng lãnh đạo, cách mạng thuộc địa thắng lợi có thể góp phần hỗ trợ tích cực cách mạng vô sản ở chính quốc. Từ nhận thức ấy, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tuyên truyền, giác ngộ cách mạng các tầng lớp thanh niên, công nhân, nông dân, trí thức... Nguyễn Ái Quốc thành lập các tổ chức yêu nước và cách mạng, tập hợp lực lượng, bồi dưỡng, đào tạo cốt cán, tiến tới thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam để trong nước thì tổ chức, lãnh đạo nhân dân làm cách mạng, bên ngoài thì liên hệ với giai cấp vô sản khắp các nơi.

Theo Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội chính là xây dựng tiềm lực phát triển của dân tộc trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Với các thiết chế đó và nền tảng tinh thần riêng có, chủ nghĩa xã hội có khả năng vận động liên tục, tự bảo vệ vững chắc các thành quả cách mạng của nhân dân. Trên phạm vi quốc tế, chủ nghĩa xã hội lớn mạnh sẽ có sức hấp dẫn thu hút các dân tộc, đặc biệt các dân tộc chậm phát triển đi theo con đường chủ nghĩa xã hội; mặt khác chủ nghĩa xã hội sẽ là bệ đỡ của hoà bình thế giới, hạn chế và ngăn chặn các cuộc chiến tranh đế quốc, chiến tranh xâm lược, xoá bỏ tình trạng dân tộc này đi áp bức dân tộc khác.

KẾT LUẬN

Những hoạt động thực tiễn và lý luận của Hồ Chí Minh trong thời kỳ từ cuối năm 1920 đến đầu năm 1930 đã giúp chúng ta hiểu được những tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh về con đường Cách mạng Việt Nam. Nhờ những tư tưởng vĩ đại này mà chúng ta mới có thể đánh thắng kẻ thù và có được một cuộc sống hòa bình và ngày một phát triển như ngày nay. Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi soi sáng con đường cách mạng Việt Nam, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của toàn dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chúng tôi, tập thể thành viên trong nhóm 7 xin gửi tới lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Thương mại đã đưa môn Tư tưởng Hồ Chí Minh vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - cô Ngô Thị Minh Nguyệt đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập vừa qua. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ, mặc dù nhóm 7 đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài thảo luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và có thể chưa chính xác, mong cô đánh giá và góp ý để bài thảo luận của nhóm được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011 Dự thảo Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh

Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013

Võ Nguyên Giáp: Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2015

Mạch Quang Thắng: Hồ Chí Minh, nhà cách mạng sáng tạo, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009

3.6. Tác phẩm Đông Dương (1923-1924)

Trong suốt những năm từ 1923 – 1924, trải qua quá trình sống và làm việc ở các nước thuộc địa Nguyễn Ái Quốc chứng kiến cảnh nhân dân của nước mình bị áp bức đến tận cùng, Bác đã cho ra đời tác phẩm “Đông Dương” nhằm tố cáo tội ác của bọn đế quốc thực dân Pháp.

Tác phẩm Đông Dương gồm 12 phần cụ thể: “Những tội ác chủ nghĩa thực dân”,

“Những thảm họa của nền văn minh”, “Đời sống kinh tế Đông Dương”, “Tâm địa thực dân”, “Các quan cai trị”, “Ăn bám và hỗn độn”, “Tập đoàn kẻ cướp”, “Sự nhượng quyền và những kẻ nhượng quyền”, “Công chính”, “Tạp dịch hay là khổ sai”, “Chính sách ngu dân”, “Báo chí”, “Thuế khóa”, “Cuộc kháng chiến”, “Giáo hội”, “Công lý”, “Nước An Nam dưới con mắt người Pháp”.

vạch trần tội ác của thực dân, dùng những thủ đoạn ghê tởm đàn áp nhân dân Đông Dương trên tất cả lĩnh vực chính trị, kinh tế, và giáo dục.

- những thủ đoạn tàn bạo của thực dân Pháp khi ép buộc nhân dân An Nam đi lính. - sử dụng nitorat bạc để đánh số hiệu vào tay những người lính, ai đảo ngũ có thể bị bắt tất cả đàn ông của nơi bị phát hiện có người trốn, và đưa ra tòa án binh.

- truyền bá những thảm họa nền văn minh vào nước ta.

3.7. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)

hoàn thành tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” viết bằng tiếng Pháp( Le Procès de la colonisation Francaise xuất bản lần đầu tiên tại Thư quán lao động (Libraire du travail) ở Pari vào năm 1925.

Bản án chế độ thực dân Pháp gồm 12 chương, Nội dung của tác phẩm không chỉ tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế quốc Pháp đối với dân tộc Việt Nam cũng như với các thuộc địa khác trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội mà điều quan trọng là đã nêu lên những luận điểm cơ bản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa.

Chương I phản ánh cảnh người bản xứ bị bắt lính sang "mẫu quốc" làm bia đỡ đạn cho bọn thực dân để nhiều người trong số họ không bao giờ còn trông thấy mặt trời nữa.

6 chương nêu rất nhiều bằng chứng cụ thể phơi bày bộ mặt thực dân xấu xa mà cả một bộ máy cầm quyền, những tổ chức luật sư "tài ba" của chúng cũng không thể bào chữa được tội ác của chúng.

- "Đôi khi để đùa vui, một anh Sốp phơ hất một thùng nước sôi xuống lưng những người bán hàng khốn khổ

- một người An Nam bị dội nước sôi bỏng từ đầu đến chân, phát điên lên muốn nhảy xuống biển. Người anh của anh ta, quên cả nguy hiểm bỏ chèo, ôm lấy anh ta, bắt anh ta nằm xuống lòng thuyền...

Nguyễn Ái Quốc đã dề cập Những phong trào đấu tranh ở Đông Dương, ở Đa Hô Mây, ở Xuy ri diễn ra với nhiều hình thức đấu tranh bạo lực và yêu cầu đòi lợi ích cho dân tộc mình.

Bản án chế độ thực dân Pháp làm rõ mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc, khẳng định cách mạng thuộc địa là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng vô sản thế giới

chỉ rõ nhiệm vụ của giai cấp vô sản ở chính quốc là phải đoàn kết, ủng hộ triệt để cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa

- vạch rõ đối tượng cách mạng, lực lượng cách mạng và giai cấp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc;

- đặt rõ vấn đề giành độc lập dân tộc phải đi đôi với sự nghiệp thống nhất Tổ quốc, khẳng định sự nghiệp đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, giải phóng dân tộc là sự nghiệp của quần chúng nhân dân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- cuộc cách mạng giải phóng dân tộc phải đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga, đi theo đường lối của Quốc tế Cộng sản.

Đường Kách mệnh là tác phẩm ghi lại những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho các lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu do bộ tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức phát hành vào đầu năm 1927.

Tác phẩm đã nêu lên những vấn đề cơ bản của đạo đức mới - đạo đức của người cộng sản:

- phải có đức và tài, trí và dũng, tư cách và năng lực theo kiểu người cộng sản. - con người một lòng một dạ.

- con người có tổ chức, gắn bó với tổ chức, với đoàn thể. - biết phát huy năng lực cá nhân.

 chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự thành lập chính Đảng cách mạng ở Việt Nam.

- Về tư tưởng: giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc cho cán bộ và đông đảo quần chúng nhân dân; khắc phục tư tưởng sai lầm, ám sát cá nhân, chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa quốc gia; xác lập hệ tư tưởng mới - tư tưởng của giai cấp công nhân.

- Về chính trị: xây dựng lập trường, quan điểm của giai cấp công nhân cho cán bộ và quần chúng công nông. Vạch ra được đường hướng cơ bản của cách mạng Việt Nam, làm cơ sở cho việc xây dựng Cương lĩnh chính trị của Đảng. chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam; thúc đẩy phong trào yêu nước, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ.

- Về tổ chức: Đào tạo ra một lớp cán bộ cách mạng kiểu mới chuẩn bị cho việc thành lập Đảng. đưa ra hệ thống tổ chức của Đảng và các tổ chức quần chúng để Đảng tập hợp quần chúng, chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng.

3.9. Tác phẩm Công tác quân sự của Đảng trong nông dân (1928)

là bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại trường quân sự của những người cộng sản Đức ở Mátxcơva vào cuối năm 1927 và được xuất bản lần đầu tiên ở Đức vào năm 1928.

- khái quát lịch sử chiến tranh du kích của nhiều nước, giới thiệu về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của chiến tranh du kích

Những vấn đề về tổ chức các lực lượng vũ trang trong nông dân, vấn đề xây dựng căn cứ địa, những nguyên tắc trong việc tổ chức du kích và lãnh đạo chiến tranh du kích đã bước đầu được Nguyễn Ái Quốc phân tích và giải quyết về mặt lý luận.

-chứa đựng những tư tưởng quan trọng về vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng, về tổ chức, cấu trúc và hoạt động du kích trong tiến trình cách mạng.

3.10. Tác phẩm Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt (1930)

“Chính cương vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt”, “Điều lệ tóm tắt” là cương lĩnh chính

trị đầu tiên của Đảng vì đó là văn kiện tuyên ngôn chính trị của Đảng cộng sản Viêt Nam, xác định được: Nhiệm vụ chiến lược cách mạng; Lực lượng cách mạng; Đoàn kết quốc tế.

“Chính cương vắn tắt” của Đảng

xác định các giai đoạn, đối tượng và nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở Việt Nam là

“làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”, “đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến An Nam và giai cấp tư sản phản cách mạng” giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;

khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; liên minh công nông là lực lượng nòng cốt;

cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới

Chính cương vắn tắt của Đảng, do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, Tiến trình cách mạng Việt Nam gồm hai giai đoạn,

- giai đoạn thứ nhất là tư sản dân quyền cách mạng trong đó có nhiệm vụ thổ địa cách mạng và

- giai đoạn thứ hai là thế giới cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

Chính cương vắn tắt chỉ rõ những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn tư sản dân quyền cách mạng

- Về phương diện xã hội, dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo công nông hoá

- Về phương diện chính trị cách mạng Việt Nam có nhiệm vụ đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công - nông binh, tổ chức ra quân đội công nông.

- Về phương diện kinh tế phải thu hết sản nghiệp lớn như công nghiệp, vận tải, ngân hàng,... của đế quốc Pháp giao cho Chính phủ công - nông binh quản lý, thu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo,...

“Sách lược vắn tắt của Đảng” đề ra đường lối tập hợp và lôi kéo quần chúng: Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tác phẩm gồm năm điểm:

- Xác định Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình và làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng.

- Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến.

- Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên và Tân Việt,... để kéo họ đi vào phe giai cấp vô sản.

- Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, rồi làm cho họ đứng trung lập.

-Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ.

“Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam” quy định những vấn đề quan trọng về mục tiêu, tổ chức, hoạt động và kỷ luật của Đảng.

do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, xác định tên gọi, tôn chỉ mục đích, lệ vào Đảng, hệ thống tổ chức, trách nhiệm đảng viên, quyền lợi đảng viên, các cấp uỷ Đảng, kinh phí và kỷ luật của Đảng. Những vấn đề ghi trong Điều lệ vắn tắt của Đảng đã xác định tính chất và nguyên tắc tổ chức của chính đảng mácxít chân chính và cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam.

4. Những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành trong giai đoạn từ cuối năm 1920 đến đầu năm 1930 về Cách mạng Việt Nam

Một phần của tài liệu Những hoạt động thực tiễn và lý luận của Hồ Chí Minh (Trang 30 - 42)