Lực lượng tham gia

Một phần của tài liệu Những hoạt động thực tiễn và lý luận của Hồ Chí Minh (Trang 29 - 30)

3. Những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành trong giai đoạn từ

3.4.Lực lượng tham gia

Lực lượng tham gia của cách mạng giải phóng dân tộc là toàn thể dân tộc, trong đó phải xây dựng khối liên minh công nông vì đây chính là lực lượng nòng cốt. Hơn nữa, “thực hiện cho được liên minh công nông vì đó là sự bảo đảm chắc chắn nhất những thắng lợi của cách mạng”

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cũng chỉ rõ: Công nông là người chủ cách mệnh “là vì công nông bị áp bức nặng hơn, là vì công nông là đông nhất cho nên sức mạnh hơn hết, là vì công nông là tay không chân rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc”. “Học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi”.

Từ thực tiễn Việt Nam, với tuyệt đại đa số dân số là nông dân, Hồ Chí Minh cho rằng, nông dân là những người chịu nhiều tầng áp bức, bị bần cùng hóa nên họ luôn có ý thức phản kháng, sẵn sàng tham gia cách mạng. Do đó, cách mạng giải phóng dân tộc phải có sự tham gia của giai cấp nông dân và là sự nghiệp của toàn dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nông dân là một lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh rất

trung thành của giai cấp công nhân. Muốn kháng chiến kiến quốc thành công, muốn độc lập, thống nhất thật sự, ắt phải dựa vào lực lượng của nông dân. Đồng bào nông dân sẵn có lực lượng to lớn, sẵn có lòng nồng nàn yêu nước, sẵn có chí khí kiên quyết đấu tranh và hy sinh”.

Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Hồ Chí Minh viết: “ Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày và phải dựa vững vào hạng dân cày nghèo” đồng thời lại “phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức trung nông... để lôi kéo họ về phe vô sản giai cấp. Còn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ”. Đây là quan điểm thể hiện tầm cao của tư tưởng Hồ Chí Minh. Người đã vượt qua được những hạn chế của các đồng chí đương thời của mình, thường nhấn mạnh quá cao vấn đề đấu tranh mà không chú ý tận dụng được sức mạnh đoàn kết dân tộc để đánh đổ kẻ thù chung, đáp ứng nhu cầu khẩn thiết nhất của lịch sử. Đánh giá cao vai trò, sứ mệnh của giai cấp nông dân, nhưng Hồ Chí Minh luôn khẳng định, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng và Đảng phải lãnh đạo xây dựng khối liên minh công - nông làm nòng cốt cho Mặt trận Dân tộc thống nhất. Hồ Chí Minh chủ trương vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân Việt Nam, những người dân mất nước, đang phải chịu thân phận nô lệ, tham gia vào Mặt trận Dân tộc thống nhất, nhằm huy động sức mạnh của toàn dân tộc vào cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Đây là luận điểm rất mới, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc. Đó là sự bổ sung kịp thời vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Có thể nói, đối với cách mạng Việt Nam, luận điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh công nông đã được vận dụng một cách chủ động, sáng tạo trong tiến trình tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc.Trong các văn kiện do mình soạn thảo, Hồ Chí Minh vừa xác định rõ đâu là bạn, đâu là thù của cách mạng. Đồng thời cũng nhìn ra đâu là những bộ phận có thể bắt tay hợp tác có điều kiện. Những thắng lợi của phong trào cách mạng tháng Tám 1945 và các cuộc kháng chiến về sau đều có sự góp mặt của một nhân tố quan trọng: chúng ta đã nhìn nhận và tập hợp lực lượng được đúng đắn, phát huy được sức mạnh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Một phần của tài liệu Những hoạt động thực tiễn và lý luận của Hồ Chí Minh (Trang 29 - 30)