Vai trò của truyền thông trong bầu cử tổng thống Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Truyền thông đại chúng liên hệ thực tiễn về truyền thông quốc tế (Trang 28 - 31)

3. Chức năng của truyền thông quốc tế

1.3.Vai trò của truyền thông trong bầu cử tổng thống Hoa Kỳ

Người My có được thông tin về hoạt động bầu cử từ các chương trình tin tức của đài phát thanh, đài truyền hình, các trang mạng và nhiều nguồn khác bên cạnh những tờ báo hàng ngày ở địa phương hg.Rõ ràng, truyền thông đóng vai trò ngày càng quan trgng trong hoạt động của các đảng phái chính trị. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả xin đề cập tới vai trò của truyền thông trong bầu cử tổng thống Hoa

Kỳ dưới hai góc độ: các ứng cử viên sử dụng truyền thông để vận động tranh cử và các phương tiện truyền thông tác động trực tiếp tới các cuộc vận động tranh cử.

Trước khi internet và các phương tiện truyền thông mới xuất hiện, các sự kiện chính trị lớn, đặc biệt là các cuộc vận động tranh cử chức vụ tổng thống Hoa Kỳ, không thể thiếu sự góp mặt của các phương tiện truyền thông truyền thống.

Ví dụ: Cuộc tranh luận trên truyền hình đầu tiên trong lịch sử bầu cử Tổng thống My diễn ra vào năm 1960 với sự tham gia của hai ứng viên John F. Kennedy và Richard Nixon, trở thành một trong những chương trình được xem nhiều nhất trong lịch sử truyền hình My.

Các cuộc tranh luận - đối kháng trực tiếp trên truyền hình là một nét đặc thù của bầu cử Tổng thống My, chúng đóng vai trò quan trgng trong việc thu phục những lá phiếu của các cử tri còn do dự. Các cuộc tranh luận giữa ứng viên tổng thống và cấp phó của mình đòi hỏi các nhân vật chính phải uyên bác trên nhiều lĩnh vực và bản lĩnh trình bày luận điểm trước công chúng.

Với sự bùng nổ của truyền thông và Internet, tầm quan trgng của các chiến dịch tranh cử và kêu ggi tài trợ cho chiến dịch tranh cử, các cuộc thăm dò dư luận và các biểu hiện khác của hình thức tranh cử hiện đại đã làm cho cử tri có nhận thức sâu sắc hơn về vai trò cá nhân của ứng cử viên.

Một trong những ví dụ điển hình nhất về cộng đồng trực tuyến cấp cơ sở là chiến dịch tranh cử tổng thống của Howard Dean năm 2004. Trước đó, giới truyền thông và các chuyên gia chính trị đánh giá Dean là ứng cử viên hạng ba, song ông đã tập hợp được sự ủng hộ mạnh mẽ trên Internet bằng cách sử dụng nhật ký mạng, chiến dịch gửi thư điện tử và các cuộc thảo luận cộng đồng trực tuyến. Nhờ đó, Dean đã được nhận được sự ủng hộ chính trị, trong đó hàng ngàn người khắp cả nước đã đóng góp cho chiến dịch tranh cử. Khi uy tín của ông trên mạng Internet tăng lên thì các hãng truyền thông lớn bắt đầu đưa tin về ông nhiều hơn, chú ý tới những thành công trong vận động gây quy và mức độ phổ biến trong cộng đồng trực tuyến cấp cơ sở của ông. Gần như từ một người không có tên tuổi, ông bỗng

trở thành lực lượng chính trị cần phải tính tới. Mặc dù ông không được Đảng Dân chủ đề cử, song những ky thuật tổ chức trực tuyến thành công của ông đã giúp tạo nền tảng cho các nhà hoạt động tự do chuẩn bị huy động sự ủng hộ cho các chương trình khác.

Các ứng viên và những người ủng hộ hg đã nhanh chóng sử dụng mạng Internet làm công cụ vận động tranh cử. Internet đã chứng tỏ là một cách thức hiệu quả để xin tài trợ từ những người ủng hộ tiềm năng và để khuếch trương các chính sách và kinh nghiệm của ứng cử viên. Thư điện tử và các trang mạng cá nhân đã chiếm vị trí quan trgng trong cuộc bầu cử năm 2008. Các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook vàTwitter đang đóng một vai trò to lớn trong cuộc bầu cử năm 2012. Với việc mạng xã hội đang đi vào từng ngõ ngách của đời sống, những dòng trạng thái trên Facebook, Twitter của các ứng cử viên được cho là có sức lan tỏa mạnh mẽ đến người dân hơn là những bài phát biểu khô khan tại các chương trình vận động tranh cử.

Các tổ chức vận động tranh cử làm việc hết mình để tận dụng sức mạnh ngày càng tăng của các mạng xã hội và các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng. Việc chia sẻ hình ảnh video trên các trang như YouTube đã tạo ra các cơ hội và cả các cạm bẫy cho cuộc vận động chính trị. Các ứng viên đã tận dụng lợi thế của công nghệ để tạo ra các video về bản thân mình, đôi khi là những đoạn hình ảnh khôi hài. Khác với các ứng cử viên Tổng thống khác, Donald Trump khai thác triệt để sức mạnh từ mạng xã hội thay vì chi tiền để quảng bá trên truyền hình. Ứng viên tổng thống Donald Trumph đăng tải những đoạn video ngắn lên Twitter và Facebook, những video này tuy đơn giản những luôn nhận được sự quan tâm của rất đông cư dân mạng.

Thực vậy, internet và các phương tiện truyền thông mới đã đem lại lợi thế vô cùng to lớn cho các ứng viên biết tận dụng nó. Chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2008 của ông Obama không giống với bất cứ một chiến dịch tranh cử nào trước đây, và chb ra rằng các chiến dịch tranh cử từ nay về sau sẽ giống hệt như vậy.

Internet đã giúp ông Obama liên hệ trực tiếp với những người trẻ tuổi, những người không đgc báo, không xem TV, mà chb suốt ngày ở trên Internet, hg có những cộng đồng ảo như MySpace, Facebook và trò chuyện với nhau bằng tin nhắn. Obama đã đến với hg bằng điện thoại di động, bằng Internet và những người trẻ tuổi đã đi bầu nhiều hơn bất cứ cuộc bầu cử nào trước đây.

Một phần của tài liệu Truyền thông đại chúng liên hệ thực tiễn về truyền thông quốc tế (Trang 28 - 31)