Vướng mắc khi thực hiện đầu tư tại thị trường Việt Nam

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh quốc tế của samsung electronics (Trang 25 - 27)

3. Phân tích một số thị trường chiến lược

3.2.4. Vướng mắc khi thực hiện đầu tư tại thị trường Việt Nam

- Hệ thống pháp luật chưa được ổn định:

Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện khung pháp luật để đáp ứng các điều kiện theo cam kết gia nhập WTO nên pháp luật liên tục có sự biến động, đặc biệt là pháp luật về chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và các quy định về công nghệ cao. Chính sách về ưu đãi thuế ngày càng được thắt chặt. Với sự ra đời của Nghị định 124/2008/NĐ-CP và Nghị định 87/2010/NĐ-CP, danh mục các dự án được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế nhập khẩu bị hạn chế rất nhiều so với trước đây.

- Cơ sở hạ tầng hỗ trợ hoạt động đầu tư còn nhiều hạn chế:

+ Năng lực của Sân bay quốc tế Nội Bài hiện chỉ đáp ứng được việc trung chuyển, kiểm tra, kiểm soát và thực hiện thủ tục xuất khẩu cho khoảng 12 triệu sản phẩm điện thoại xuất khẩu/tháng. Trong khoảng 2 đến 3 năm tới, nếu không được đầu tư mở rộng và tăng cường nhân lực, máy móc thiết bị kiểm tra thì toàn bộ nhà ga cũng không đủ năng lực để giải quyết thủ tục xuất khẩu hàng hóa cho riêng Samsung Việt Nam.

+ Hiện nay, Sân bay Nội Bài có rất ít chuyến bay thẳng tới các nước mà Samsung có hàng hóa xuất khẩu tới. Trên thực tế, hàng hóa xuất khẩu của Công ty buộc phải quá cảnh qua các nước Hồng Kông, Singapore, Thái Lan… Điều này không chỉ làm tăng chi phí vận chuyển hàng hóa xuất khẩu mà còn gây mất thời gian cho việc chờ đợi giữa các chuyến bay, xếp dỡ hàng hóa chuyển đổi hàng hóa sang máy bay khác…

Chương 3. Bài học kinh nghiệm từ thành công trong chiến lược kinh doanh của Samsung Electronics

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh quốc tế của samsung electronics (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)