Đánh giá thực trạng vấn đề tổ chức nội dung các tạp chí

Một phần của tài liệu Ths BCH vấn đề tổ chức nội dung các tạp chí khoa học của ngành lâm nghiệp hiện nay (Trang 55 - 66)

thực tiễn về lâm nghiệp, quản lý bảo vệ rừng, công nghệ sinh học và giống cây trồng, đa dạng sinh học…tùy từng lĩnh vực chuyên môn có các nhóm công chúng nhỏ quan tâm và đón nhận.

2.4. Đánh giá thực trạng vấn đề tổ chức nội dung các tạp chí khoa họcngành Lâm nghiệp ngành Lâm nghiệp

2.4.1. Những kết quả đạt được

Hiện nay, quy trình sản xuất của các Tạp chí ngành Lâm nghiệp đã và đang dần tiếp cận quy chuẩn, thể hiện uy tín và tính khoa học, tạo được ảnh hưởng sâu rộng trong giới khoa học. Đó cũng chính là quy trình được hầu hết các tạp chí khoa học áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, đo đặc thù ngành cùng với những điều kiện giới hạn nhất định mà các tạp chí ngành Lâm nghiệp nói chung, đại diện là 3 tạp chí mà luận văn khảo sát vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục

nhằm nâng cao chất lượng nội dung hình thức, nâng cao uy tín khoa học để các tạp chí hướng tới công nhận quốc tế.

Tạp chí quy tụ, thu hút được nhiều nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trong nước uy tín về các lĩnh vực chính của ngành Lâm nghiệp. Hiện tại ba Tạp chí khoa học ngành Lâm nghiệp được khảo sát là diễn đàn, cầu nối khoa học cho các nhà nghiên cứu, phổ biến những tri thức khoa học chuyên ngành với độ tin cậy khá cao, đáp ứng nhu cầu tham khảo và trích dẫn của giới khoa học trong và ngoài nước.

Các tạp chí đều bám sát tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ và các chủ trương, chính sách của ngành, chứa lượng thông tin về khoa học lý luận và thực tiễn nhất định, được công nhận.

Bước đầu hình thành được các mảng lĩnh vực nghiên cứu tương đối hợp lý và định hướng phát triển nội dung khá phong phú. Đã có tạp chí có những lĩnh vực ổn định, thể hiện bản sắc của tạp chí như Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp các với lĩnh vực tiêu biểu như: Quản lý tài nguyên rừng và môi trường; Công nghệ sinh học và giống cây trồng, Công nghiệp rừng..

Các số tạp chí đã xuất bản bảo đảm yêu cầu về tư tư tưởng, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, không có tin, bài mắc sai phạm về quan điểm chính trị. Nội dung của các tạp chí hướng vào những vấn đề trọng tâm, chủ yếu của ngành như: Lâm học, quản lý tài nguyên rừng và môi trường; khoa học và công nghệ... Kết cấu bài giữa lý luận và thực tiễn có tỉ lệ tương đối hợp lý.

Ban Biên tập các tạp chí đã có nhiều nỗ lực trong đổi mới, cái tiến về nội dung, hình thức của tạp chí, tập trung khai thác đội ngũ, các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên... để có nhiều bài nghiên cứu sâu sắc vừa có tính lý luận vừa gắn với thực tiễn hoạt động khoa học của ngành, nhằm giải quyết các vấn đề khoa học quan tâm, bước đầu có những hướng đi phù hợp để hướng tới tự chủ trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng khoa học và hướng chuẩn quốc tế.

+ Về số lượng phát hành, các tạp chí có xu hướng tăng, đặc biệt là số lượng bài báo khoa học gửi đăng của các tác giả trên cả nước cho thấy sức hút và uy tín khoa học, tuy vẫn còn nhiều thách thức, song nếu được quan tâm đúng mức vấn đề phát hành sẽ không còn là khó khăn. Hiện nay, các tạp chí khoa học này đã

được Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước đánh giá, cho điểm công trình ở mức từ 0-1.0 điểm, đây sẽ là động lực lớn tạo thuận lợi cho công tác phát hành.

+ Về chất lượng khoa học dần được nâng cao, xuất phát từ quy trình hợp lý, thúc đẩy động lực nghiên cứu từ cộng đồng tác giả. Tạp chí đã góp phần tích cực giúp các nhà khoa học trong ngành công bố các nghiên cứu tìm hiểu, trao đổi, học hỏi tạo diễn đàn nghiên cứu sâu rộng. Qua khảo sát trên 477 độc giả có bảng tổng hợp như sau:

Bảng 2.6. Đánh giá chất lượng nội dung theo các tiêu chí cơ bản

Cho điểm Tiêu chí

TC. KHLN TC. KH&CNLN TC. R& MT Tổng Điểm TB Tổng Điểm TB Tổng Điểm TB 1.Tính thời sự khoa học 3293 6.9 3921 8.2 3033 6.3

2. Giá trị tư liệu khoa học 3255 6.8 3434 7.2 3291 6.9

3.Tính quy chuẩn quốc tế 2869 6.0 3864 8.1 1955 4.1

4. Tính thực tiễn 3476 7.3 3768 7.9 4150 8.7

5. Tính hấp dẫn 2423 5.1 3243 6.8 3911 8.2

(*Từ 1-4 điểm=Kém; Từ 5-6 điểm=Bình thường; Từ 7-8 điểm=Tốt;Từ 9-10điểm=Rất tốt)

Qua khảo sát, tác giả nhận thấy, nhìn chung ở Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, được đánh giá ở mức khá tốt, với mức điểm trung bình từ 5.1 đến 7.3, song tính hấp dẫn chỉ ở mức trung bình; Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp có mức đánh giá cho điểm từ 6.8 đến 8.2 điểm là mức tốt. Đối với tạp chí Rừng và Môi trường có điểm đánh giá về tính thực tiễn khá cao(8.7 điểm), tuy nhiên về tính quy chuẩn quốc tế của tạp chí khoa học lại được đánh giá thấp (4.1 điểm), điều này xuất phát từ việc hiện tại tạp chí có đăng một số trang quảng cáo truyền thông, đơn cử như tại các số: 76,77/2016 mà theo quy chuẩn quốc tế cũng như Hướng dẫn của Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước.

Vai trò chính của một tạp chí khoa học chính là công tác phản biện. Ba tạp chí được xét tới đều mời được các phản biện uy tín và nghiêm túc, phần lớn là các giáo sư, tiến sĩ thuộc chuyên môn sâu trong nhiều lĩnh vực. Giá trị khoa học của các bài báo khoa học được thêm phần khẳng định khi trải qua bước phản biện khá chặt chẽ.

Qua khảo sát cho thấy, chất lượng nội dung trên ba tạp chí được đánh giá tương đối cao, tuân thủ nghiêm ngặt tôn chỉ, mục đích, chức năng đã được quy định. Tạp chí bám sát và đăng tải thường xuyên kịp thời các công trình nghiên cứu

của đội ngũ làm khoa học lâm nghiệp trong cả nước. Những bài viết chủ yếu của các chuyên gia tại các viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại học về lâm nghiệp trên cả nước. Chất lượng thông tin bài chính xác, khách quan. Nội dung bài viết đa dạng bao phủ tất cả các lĩnh vực của ngành như lâm sinh, quản lý tài nguyên rừng và môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu, kinh tế lâm nghiệp...

+ Về nội dung: ba tạp chí khảo sát được lãnh đạo ngành, cán bộ trong ngành và độc giả đánh giá là địa chỉ tin cậy, uy tín công bố các kết quả nghiên cứu khoa học; là diễn đàn trao đổi chuyên môn, kinh nghiệm trong thực tiễn. Tạp chí đã thể hiện tốt chức năng “cầu nối” để chuyển giao công nghệ thúc đẩy phát triển nghiên cứu khoa học nói riêng và ngành Lâm nghiệp nước nhà nói chung đồng thời góp phần tích cực vào công tác tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp và phát triển bền vững.

+ Về văn phong: các bài viết trên tạp chí có văn phong khoa học, mạch lạc, dùng thuật ngữ chuyên môn chuẩn xác phù hợp với tính chất bài nghiên cứu khoa học. Các bài viết thể hiện được tính logic trong đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, thảo luận và khuyến nghị, kết luận.

+ Về hình thức trình bày: các tạp chí, mỗi tạp chí có hình thức trình bày khác nhau, có bản sắc từ trang bìa đến ruột, phù hợp với đặc tính công chúng tiếp nhận. Ở mỗi tạp chí, hình thức đã chuyển tải đúng, đủ nội dung bài. Hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ bài viết được trình bày rõ ràng, góp phần thể hiện tốt nội dung các kết quả nghiên cứu khoa học. Có thể thấy qua đánh giá ở biểu đồ sau:

Hình 2.10: Biểu đồ đánh giá hình thức các tạp chí ngành Lâm nghiệp

Về in ấn, phát hành: mỗi tòa soạn có những đặc thù riêng, quy định lượng phát hành từng kỳ khác nhau. Nổi trội hơn cả là Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp hiện tại mỗi năm xuất bản 6 kỳ, trong đó 2 kỳ xuất bản bằng tiếng Anh; Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp mỗi quý xuất bản một kỳ, một năm xuất bản 4 số. Tuy nhiên, cả hai tạp chí này công tác phát hành vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu là phát hành trên các kênh truyền thống, theo ngành, chỉ phục vụ cho số độc giả có chuyên môn nên rất kén độc giả, mặt khác, sản phẩm tạp chí khoa học mang tính chuyên ngành cao nên lượng độc giả không nhiều dẫn đến số lượng phát hành hạn chế. Đối với Tạp chí Rừng và Môi trường, do tính chất mở rộng, ngay từ tên tạp chí, cùng lượng độc giả đa dạng hơn với nhiều chuyên mục cho thấy tính thực tế và công tác phát hành có những điểm thuận lợi hơn. Bên cạnh đối tượng các nhà khoa học trong ngành tương tự hai tạp chí còn lại, tạp chí Rừng và Môi trường còn thu hút một lượng cán bộ cơ sở và các độc giả ngoài ngành quan tâm bởi tính đa dạng, tiện dụng và dễ tiếp cận với chuyên mục hơn. Hiện tại, Tạp chí Rừng và Môi trường có giá bán 20.000đ/ một kỳ.

Nhìn chung, công tác phát hành các tạp chí được khảo sát đã đạt mục tiêu in đủ số lượng, phát hành đúng đối tượng, đúng địa chỉ và trở thành tài liệu nghiên cứu khoa học hiệu quả đối với đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học của ngành Tuy nhiên, xét về tương xứng với tiềm năng thì công tác phát hành còn cần được chú trọng hơn nữa.

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, các tạp chí ngành Lâm nghiệp cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định.

+ Về chất lượng nội dung:

Đối với Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, do đặc thù trực thuộc trường Đại học Lâm nghiệp, với số lượng đông đảo giảng viên, nhà nghiên cứu trong ngành cũng như số lượng sinh viên lớn nên hàng tháng tạp chí nhận được số lượng bài lớn. Tuy nhiên, nhiều bài chất lượng chưa cao và chưa

đạt yêu cầu, đặc biệt là các bài của tác giả là sinh viên thường thiếu tính mới, không có sự logic giữa phần đặt vấn đề và kết luận, số liệu phần tóm tắt tiếng Việt và tiếng Anh ở nhiều bài lệch nhau. Việc trích dẫn tài liệu tham khảo không ăn nhập với phần vấn đề đề cập trong bài viết.

Như nhận định của Giáo sư Phạm Văn Chương - Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp:

“Về định dạng bài báo khoa học, tạp chí vẫn chưa tiếp cận được với các chuẩn quốc tế (theo nhóm ISI hoặc Scopus); Tạp chí chưa thành lập được mạng lưới các nhà khoa học trong việc đánh giá, thẩm định bài báo (International Network for peer-reviewed scientists); Quy trình đánh giá bài báo chưa đạt chuẩn quốc tế về: Kiểm tra cập nhật của số liệu (Check for Update), Sao chép số liệu (Similarity check), phát hiện đạo văn (Plagiarism detection), phản biện chéo (Cross -review); Tạp chí chưa đăng ký số chứng minh vật thể (Digital Object identifier) nên phạm vi ảnh hưởng, tác động của tạp chí còn nhiều hạn chế.

Hiện tại, các bài báo khoa học được công bố trên ba tạp chí khảo sát vẫn nằm ở mức đánh giá điểm từ 0-1,0 từ Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước (HĐCDGSNN), đây là mức điểm trung bình khá, song để quyết định các bài báo này có được công nhận số điểm công trình hay không thì vẫn cần sự thẩm định lại một lần nữa của HĐCGSNN mới được quyết định. Điều này cho thấy, HĐCDGSNN vẫn chưa thực sự đặt niềm tin vào tính khoa học từ Hội đồng chuyên môn của các tạp chí nói trên, mặt khác nhìn nhận một cách thực tế cho thấy, quy trình phản biện của cả 3 tạp chí khoa học ngành Lâm nghiệp đều chưa phải phản biện kín theo tiêu chuẩn, mặt khác mỗi bài báo khoa học chỉ dừng lại ở một người phản biện, bởi vậy thiếu đi tính đối chứng. Không những thế, xảy ra trường hợp có hai nhà khoa học tráo đổi vai trò: Tác giả - Người phản biện và hai nhà khoa học hoàn toàn biết rõ về danh tính của nhau, nếu không thực sự công tâm trong khoa học, sẽ dẫn đến định kiến cá nhân, gây thiếu khách quan trong ý kiến phản biện của các nhà khoa học.

+ Về quy cách biên tập, là một tạp chí khoa học cần đề ra những yêu cầu, quy định cụ thể trong cách biên tập bản thảo, tránh tình trạng các biên tập viên

mâu thuẫn trong cách sửa, làm ảnh hưởng đến tính thống nhất và chuẩn xác của bài báo. Tình trạng thiếu thống nhất thường xảy ra trong các trường hợp:

Các cụm từ thuật ngữ chuyên môn: Các cụm từ, thuật ngữ cùng ngữ nghĩa trong cùng một bài một cuốn tạp chí nhưng lại viết khác nhau.

Một ấn phẩm khi đã phát hành để còn lỗi morat, lỗi chính tả là khó chấp nhận, nhất là với tạp chí dành cho đối tượng là các nhà khoa học, sinh viên các trường đại học. Những lỗi trên tuy rất nhỏ nhưng nếu không thống nhất sẽ làm mất thời gian của đội ngũ biên tập, ảnh hưởng tính chuẩn xác cũng như uy tín của tạp chí. Mỗi tạp chí nên có cách kiểm soát cũng như đề ra những quy định để hạn chế tối đa các lỗi này. Một số lỗi có thể là do khâu biên tập. Tuy nhiên vẫn có những lỗi in ấn là do nhà in, do công tác giám sát in chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng màu in mờ, nhảy font chữ...

+ Về hình thức: qua khảo sát tác giả nhận thấy việc thiết kế, trình bày tạp chí vẫn theo cách thủ công (dàn trang trên word và in bằng giấy can với Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp; đối với tạp chí Rừng và Môi trường đã in offset và dàn trang bằng các phần mềm chế bản chuyên nghiệp như: Adobe Indesign ), cầm cuốn tạp chí nhưng nhiều người lại hình dung giống một cuốn sách, kỉ yếu mà không thấy tính chất hiện đại. (Với tạp chí KHLN và tạp chí KH&CNLN). Còn bài viết có hình ảnh và bảng biểu xử lý một cách thủ công bằng word nên đôi khi còn bị xô lệch bảng biểu (số 2/2016, trang 152 tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp). Bìa tạp chí thiết kế dập khuôn, chưa có sự sáng tạo, số nào cũng giống nhau đôi khi khiến người đọc khó tìm và phân biệt được các số. Việc trình bày trang báo chưa hiện đại, phông chữ, kiểu chữ mang tính an toàn, chưa tạo điểm nhấn và đặc sắc cho tạp chí. Hơn nữa đây là tạp chí khoa học cần trình bày thoáng, rõ ràng để người đọc không cảm thấy nặng nề (Chủ yếu hai tạp chí Khoa học Lâm nghiệp và Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp ).

+ Về Hội đồng biên tập, phản biện, tư vấn: Hiện tại, cả 3 tạp chí khảo sát hầu hết chưa có sự tham gia của các nhà khoa học quốc tế. Đội ngũ nhân sự ban

biên tập còn ít, thiếu kinh nghiệm làm tạp chí theo tiêu chuẩn quốc tế. Mặt khác, tạp chí chưa có chế độ đãi ngộ xứng đáng với vai trò của các thành viên ban biên tập, do vậy thu hút được tâm huyết, trí tuệ và những đóng góp thiết thực về mặt khoa học của họ.

+ Về công tác cộng tác viên: Đội ngũ tác giả, cộng tác viên chính là những người tạo ra nguyên liệu cơ bản để tạp chí có “vốn” có “nguồn” duy trì hoạt động và phát triển. Ba tạp chí Khoa học Lâm nghiệp; Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, Rừng và Môi trường đều ở Hà Nội, mà miền Bắc là nơi tập chung đại đa số nhà khoa học trong ngành Lâm nghiệp, tính tập trung cao nên thuận tiện trong phát triển chất lượng tạp chí. Tuy nhiên, cả 3 tạp chí đều chưa có chính sách quan tâm đến đội ngũ quan trọng này, chủ yếu gửi và nhận bài là do tự thân tác giả, các tòa soạn chưa có sự gắn kết trong chủ động đặt bài.

+ Cách thức tổ chức nội dung của các tạp chí còn bất cập, chưa thực sự

Một phần của tài liệu Ths BCH vấn đề tổ chức nội dung các tạp chí khoa học của ngành lâm nghiệp hiện nay (Trang 55 - 66)

w