Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu Ths BCH vấn đề tổ chức nội dung các tạp chí khoa học của ngành lâm nghiệp hiện nay (Trang 89 - 113)

3.4.1. Nâng cao nnhận thức tầm quan trọng của vấn đề tổ chức nội dung tạp chí khoa học

Khoa học và công nghệ muốn phát triển đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển kinh tế - xã hội thì chúng ta phải thay đổi nhận thức và nhận thấy được tầm quan trọng của khoa học và công nghệ, tăng cường đầu tư để nhanh chóng nâng cao tiềm lực cho khoa học và công nghệ (như cơ sở vật chất, đội ngũ tri thức, đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật). Đối với các tạp chí của ngành Lâm nghiệp, muốn giải quyết các vấn đề về tổ chức nội dung tạp chí, nâng cao chất lượng, uy tín và thay đổi cơ chế hoạt động cần có sự nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề tổ chức nội dung từ chính các lãnh đạo tạp chí, lãnh đạo cơ quan chủ quản đến đội ngũ nhân viên, nhà khoa học. Một thực tế ở các tạp chí khoa học hiện nay đang gặp phải là đôi khi chúng ta vẫn làm khoa học theo tư duy tùy tiện, theo thói quen, thiếu tính quy chuẩn. Ngay trong vấn đề thực hiện kế hoạch xuất bản, ở cả ba tạp chí được khảo sát, hầu hết các kế hoạch, nhiệm vụ cũng như định hướng phát triển đều được gộp theo những kế hoạch, báo cáo của cơ quan quản lý hành chính mà chưa có sự chủ động, nghiên cứu công chúng và thống nhất để xây dựng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn; chủ yếu các tạp chí hoạt động mang tính bị động, thiếu liên kết, kế hoạch hoạt động thiếu chi tiết và chưa có sự quan tâm đầu tư nghiên cứu vấn đề tổ chức nội dung một cách bài bản, hệ thống.

Muốn các tạp chí phát triển, giải quyết các vấn đề tổ chức nội dung tạp chí, rất cần sự quan tâm, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề tổ chức nội dung tạp chí từ các nhà quản lý. Từ sự thay đổi nhận thức, quan tâm đầu tư đến có các biện pháp thực hiện một cách triệt để, hệ thống các giải pháp và không ngừng quan tâm đầu tư thay đổi, thích ứng với sự phát triển và hướng tới chuẩn mực tạp chí khoa học quốc tế.

Từ nhận thức đúng, dẫn đến thay đổi thái độ, hành vi của hệ thống những người làm tạp chí bao gồm từ lãnh đạo đến nhân viên. Đặc biệt cần phát huy vai

trò của hệ thống hội đồng khoa học, tránh tình trạng hội đồng khao học mang tính hình thức, tránh tình trạng có một số thành viên hội đồng biên tập rất ít khi, thậm chí không bao giờ có liên lạc, kết nối với Ban Biên tập và có khi không bao giờ tham gia góp ý vào chiến lược phát triển cũng như hoạt động của tạp chí.

Khoa học là chuẩn chỉ, bởi vậy mỗi tạp chí cần đặt ra hệ thống quy chuẩn theo tiêu chuẩn quốc tế, từng bước nâng cao chất lượng theo lộ trình thích hợp. Tôn trọng các quy chuẩn là nguyên tắc tối quan trọng của các nhà khoa học.

Mỗi lãnh đạo, nhân viên của tạp chí khoa học cần có tư duy báo chí về vấn đề tổ chức nội dung tạp chí khoa học, bên cạnh việc tôn trọng giá trị khoa học trên tạp chí cũng cần coi tạp chí là một sản phẩm báo chí, một sản phẩm hàng hóa trên thị trường, từ đó loại bỏ sức ỳ từ việc bao cấp, cần thay đổi tư duy trong cách làm tạp chí, tôn trọng và cần tạo mối liên hệ mật thiết với đội ngũ cộng tác viên là các nhà khoa học, các tác giả, cũng chính là đối tượng độc giả, công chúng chủ yếu của tạp chí. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề tổ chức nội dung tạp chí, là sự quan tâm đầu tư một cách bài bản, nghiêm túc từ hình thức, đến các thành phần nội dung.

3.4.2. Tăng cường và huy động hệ thống nguồn lực tạp chí

Tổ chức nội dung tạp chí khoa học chính là nhiệm vụ, chức năng của bộ máy tạp chí khoa học. Để thực hiện tốt cần có sự quan tâm thích đáng, sự hỗ trợ về cơ chế, tài chính của Nhà nước thông qua cơ quan chủ quản của tạp chí. Các tạp chí khoa học nói chung và tạp chí khoa học ngành Lâm nghiệp nói riêng hầu hết không có nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, quảng cáo, hay phát hành. Các tạp chí không thể yên tâm thực hiện nhiệm vụ khoa học khi đặt họ vào bài toán cơm áo gạo tiền quá nặng. Do vậy, các tạp chí chuyên ngành vẫn cần sự hỗ trợ về cơ chế chính sách và nguồn lực thông qua nguồn tài chính để các cán bộ yên tâm tập trung vào chuyên môn.

Ngoài tạp chí Rừng và Môi trường phát hành ra thị trường nhưng cũng rất hạn chế, hai tạp chí Khoa học Lâm nghiệp và Khoa học và công nghệ lâm nghiệp với số lượng phát hành hạn chế, hầu hết chỉ phục vụ gửi tác giả và lưu

trữ; không được bán tạp chí (chưa có cơ chế) nên không có giá thành in trên sản phẩm, do đó, khi có đối tượng bạn đọc có nhu cầu mua cũng không có cơ chế và giá thành sản phẩm để bán. Mặt khác, không có cơ chế và các điều kiện đảm bảo để Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp và tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp được phát hành rộng rãi. Hơn nữa, với các bạn đọc là học viên, sinh viên của Đại học Lâm nghiệp (đúng đối tượng phát hành theo giấy phép xuất bản tạp chí), Tạp chí cũng chưa có cơ chế cụ thể để phát hành được tạp chí đến đối tượng bạn đọc này mà chỉ dành một số lượng nhất định để tham khảo tại Trung tâm thông tin thư viện. Như vậy, công tác phát hành Tạp chí khoa học ngành Lâm nghiệp nói chung mới chỉ dừng lại ở việc cấp phát theo danh sách đã duyệt mà chưa có hướng phát hành rộng rãi tới các đối tượng bạn đọc quan tâm khác.

Với số lượng được phép in thì khác nhau tùy từng tạp chí, tối đa có thể 10.000 cuốn/số (theo giấy phép xuất bản của tạp chí KH&CNLN) tuy nhiên, do ấn định bởi danh sách cấp phát đã được duyệt nên lượng in ấn chỉ đảm bảo đủ số tượng cấp phát và thực hiện các công tác như biếu tác giả và lưu trữ nên số

lượng ấn phẩm dôi dư để phục vụ cho công tác quảng bá hầu như là không có, ngoại trừ tạp chí Rừng và Môi trường có phân phối ra thị trường, hai tạp chí còn lại không đề giá, không bán. Trên thực tế công tác tại tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp tác giả nhận thấy, tạp chí thường nhận được sự liên hệ đặt mua của một số độc giả quan tâm, đặc biệt có một số độc giả từ khu vực các tỉnh phía Nam liên hệ qua điện thoại để mong muốn đặt mua dài hạn tạp chí, tuy nhiên do chưa có cơ chế quy định về giá phát hành cũng như quy định hoạt động dịch vụ được phép của tạp chí và cơ quan chủ quản, nên đã gây ra sự lúng túng cho cán bộ tạp chí, mặt khác cũng gây khó khăn cho việc tiếp cận của độc giả quan tâm. Đây là bất hợp lý giữa việc bao cấp để thực hiện nhiệm vụ chính trị với việc thương mại sản phẩm khoa học.

Một thực tế đặt ra là trong khi tạp chí không có nguồn thu, hoạt động chỉ phụ thuộc vào phần ngân sách hàng năm phân bổ từ cơ quan chủ quản thì tạp chí lại không có cơ chế để phát triển các dịch vụ báo chí, không có cơ chế để bán

sản phẩm tạp chí khi có nhu cầu từ bạn đọc. Đây là sự bất hợp lý cần được quan tâm và điều chỉnh sớm nhất, để tạp chí có thể phát triển một cách năng động, phát triển nguồn thu để dần bù lấp vào khoản ngân sách phân bổ đang ngày càng vơi cạn.

Ngoài Tạp chí Rừng và Môi trường - thuộc Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp đã có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng với cơ chế hạch toán độc lập, hai Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp và Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp là hai đơn vị chuyên môn thuộc sự quản lý nhân sự của các đơn vị cấp phòng, trực thuôc Viện Khoa học Lâm nghiệp; trường Đại học Lâm nghiệp; Tạp chí vẫn chỉ là một bộ phận của đơn vị hành chính và các hoạt động hành chính cũng như xuất bản tạp chí đều vận hành theo cơ chế hoạt động của một đơn vị cấp phòng. Để tham gia các hoạt động quảng bá cũng như đáp ứng trước đòi hỏi tự chủ khách quan, các tạp chí cần phải đảm bảo các yêu cầu về tính độc lập, tức có con dấu, có tài khoản riêng để thực hiện các giao dịch. Song, điều này là không thể với một đơn vị hành chính cấp phòng như Tạp chí được khảo sát hiện nay.

Công tác phát triển các dịch vụ khoa học khác chưa được thực hiện ở Tạp chí. Trong phạm vi hoạt động của một ấn phẩm thông tin thuộc bao cấp của nhà nước, trực thuộc đơn vị tài chính cấp 2, không có con dấu và tài khoản riêng thì các hoạt động liên quan tới giao dịch thương mại là rất khó. Để phát triển các tạp chí hướng tới hội nhập, tự chủ, cần có sự quan tâm, đầu tư một cách bài bản dựa trên xây dựng đề án phát triển có sự phân tích kĩ càng về nguồn lực cũng như thách thức của từng tạp chí.

Đã đến lúc cần phải đặt ra bài toán kinh tế một cách nghiêm túc trước yêu cầu tự chủ; Cần thay đổi cơ chế một cách dứt khoát, kiện toàn đội ngũ nhân sự tạp chí và tạp chí cần phải có tư cách pháp nhân với tài khoản, con dấu riêng. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng cần thay đổi cơ chế, tăng tính năng động, linh hoạt tạo điều kiện cho các tạp chí phát triển có nguồn thu đáp ứng yêu cầu tự chủ trong thời gian tới.

Huy động nguồn lực

Hiện tại, việc quảng bá tạp chí mới chi dừng lại ở việc giới thiệu về tạp chí tới bạn đọc trong hệ thống nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong ngành.Việc quảng bá thương hiệu của tạp chí đã và đang được tiến hành tuy chưa thật mạnh nhưng bước đầu đưa tạp chí đến gần hơn với công chúng. Công việc này được kết hợp với việc xây dựng cộng tác viên của tạp chí. Ban biên tập Tạp chí ngành Lâm nghiệp cũng coi việc mời được các chuyên gia tên tuổi tham gia viết bài là một cách để quáng bá chất lượng thông tin của tạp chí và định vị được tên tuổi của tạp chí trong hệ thống tạp chí cùng chuyên ngành.

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp của Trường Đại học Lâm nghiệp cần thực hiện từng bước tiến hành đổi mới hướng tới tự chủ, là đơn vị sự nghiệp khoa học có thu, với tư cách là đơn vị tự dự toán cấp 2 thuộc Trường Đại học Lâm nghiệp. Tạp chí từng bước nâng cao chất lượng, đổi mới, năng động góp phần quảng bá hình ảnh, giá trị khoa học công nghệ của Trường Đại học Lâm nghiệp, nâng cao vị thế của Trường ở trong nước và quốc tế.

Đối với tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, việc thay đổi cơ chế tăng thêm tính năng động cho bộ phận tạp chí, đầu tư phát triển nguồn lực, nhân sự phù hợp để tạp chí phát triển theo lộ trình hướng chuẩn quốc tế.

Tạp chí Rừng và Môi trường hiện nay đã có cơ chế tương đối tốt cho phát triển, tuy nhiên cần tăng cường tính khoa học trong tạp chí với các bài chuyên sâu được phản biện kỹ lưỡng. Hiện tại, tạp chí có tính quần chúng và tạo được sự thu hút từ đối tượng độc giả rộng rãi đến từ Hội khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp trên cả nước, song để nâng cao tính khoa học cần có những quy định cụ thể hơn về cơ chế phản biện cũng như hệ thống lại các chuyên mục một cách phù hợp.

Đội ngũ tham gia biên tập, tổ chức xuất bản tại các tạp chí ngành Lâm nghiệp hiện nay chủ yếu là các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu, có thê là các chuyên gia có chuyên môn về lĩnh vực chuyên ngành hẹp, song kinh nghiệm, chuyên môn về xây dựng tạp chí và tổ chức hoạt động tòa soạn tạp chí khoa học

còn thiếu, bởi vậy, cần có một giải pháp tổng thể về nhân lực cho các tòa soạn tạp chí nghiên cứu chuyên ngành. Phương án được đề xuất là tổ chức các khóa bồi dưỡng về tổ chức và hoạt động tòa soạn cũng như tổ chức và xây dựng tạp chí cho đội ngũ có chuyên môn sâu tại các tạp chí.

Tiểu kết Chương 3

Dòng chảy của cách mạng công nghệ 4.0 cũng như đòi hỏi của sự phát triển hệ thống tạp chí khoa học ngành Lâm nghiệp hiện nay đang đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức mạnh mẽ. Các vấn đề tổ chức nội dung tạp chí khoa học ngành Lâm nghiệp đòi hỏi hệ thống các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài.

Luận văn đã chỉ rõ các vấn đề đặt ra cho tạp chí khoa học ngành lâm nghiệp, bao gồm: vấn đề chất lượng bài báo khoa học; vấn đề quy chuẩn quốc tế; vấn đề về cơ chế chính sách, nguồn lực phát triển..

Để giải quyết các vấn đề đặt ra nêu trên, luận văn đưa ra hệ thống giải pháp xây dựng nội dung và phương thức thể hiện, từ việc quy chuẩn trong lập kế hoạch xuất bản, xây dựng quy trình phản biện chuẩn, chuẩn hóa hình thức thể hiện đến các giải pháp về sử dụng kênh truyền tải và nghiên cứu công chúng.

Các tạp chí ngành Lâm nghiệp muốn giải quyết các vấn đề tổ chức nội dung trước tiên cần có sự thay đổi từ trong nhận thức, thay đổi trong cơ chế chính sách và đầu tư nguồn lực; mặt khác các tạp chí cần có chính sách lợi dụng, giữ và tăng cường được sự quan tâm của cộng đồng khoa học bằng cơ chế phản biện minh bạch, chu trình truyền thông chuẩn, có hệ thống khẳng định tính khoa học, kết hợp với điều tra nhu cầu công chúng, một cách bài bản, thay đổi nội dung, hình thức thể hiện, kênh truyền tải, nghiên cứu phát triển hệ thống tạp chí điện tử, từng bước theo lộ trình hướng tới chuẩn quốc tế.

KẾT LUẬN

Để tạp chí hoạt động ngày càng hiệu quả, xứng đáng là sản phẩm báo chí, sản phẩm khoa học uy tín, chất lượng, khẳng định được lòng tin trong cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế, cần có sự vào cuộc, quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện hơn nữa của Bộ Nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo ngành Lâm nghiệp, quan tâm đầu tư và có cơ chế khuyến khích sự phát triển tạp chí khoa học nâng chuẩn quốc tế.

Hiện nay, các tạp chí ngành Lâm nghiệp có rất nhiều tiềm năng để phát triển nâng cao chât lượng, hướng tới quy chuẩn quốc tế. Nguồn tác giả, chuyên gia trong ngành với nhu cầu công bố công trình khoa học hàng năm là rất lớn, cùng với đó là đội ngũ công chúng rộng rãi, công chúng mục tiêu tiềm năng với các vấn đề được xã hội quan tâm trong các lĩnh vực lâm nghiệp, quản lý tài nguyên thiên nhiên, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai...Tuy nhiên, điều này cần đến sự chuyên nghiệp trong tổ chức nội dung với sự vào cuộc thực sự của mọi thành viên từ cơ quan chủ quản, Hội đồng khoa học và mỗi thành viên tòa soạn. Mỗi tạp chí cần quan tâm đến điều tra, khảo sát công chúng, định hình cơ cấu nội dung phù hợp cho tạp chí, kết hợp với tạo cơ chế gắn kết, đồng hành với hệ thống cộng tác viên, có cơ chế khuyến khích nhằm tăng nguồn bài dự trữ, cải tiến và chuẩn hóa quy trình phản biện, xây dựng hệ thống nhà phản biện uy tín cao từ cộng đồng khoa học trong và ngoài nước, từ đó nâng cao chất lượng bài báo khoa học.

Yêu cầu xây dựng định hướng chiến lược trước mắt và lâu dài cho sự phát

Một phần của tài liệu Ths BCH vấn đề tổ chức nội dung các tạp chí khoa học của ngành lâm nghiệp hiện nay (Trang 89 - 113)

w