Câu 11: Phân biệt giữa vận động và phát triển theo quan điểm duy vật biện chứng.Cho ví dụ minh họa? (2đ)

Một phần của tài liệu Hệ thống ngân hàng câu hỏi học phần nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 27 - 28)

- Việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở để phân chia, xác định các trường phái triết học trong lịch sử là duy vật hay duy tâm.

Câu 11: Phân biệt giữa vận động và phát triển theo quan điểm duy vật biện chứng.Cho ví dụ minh họa? (2đ)

duy vật biện chứng.Cho ví dụ minh họa? (2đ)

Phân biệt giữa vận động và phát triển: - Vận động:

+ Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất.

+ Vật chất tồn tại khách quan nên vận động cũng tồn tại khách quan và vận động của vật chất là tự thân vận động.

+ Vận động có 5 hình thức cơ bản:

Vận động cơ học (sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không

gian);

Vận động vật lý (vận động của các phân tử, điện tử, các hạt cơ bản,

các quá trình nhiệt, điện , v.v);

Vận động hóa học (sự biến đổi các chất vô cơ, hữu cơ trong quá

trình hóa hợp và phân giải);

Vận động sinh học (sự biến đổi của các cơ thể sống, biến thái cấu

trúc gen, v.v);

Vận động xã hội (sự biến đổi trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị,

văn hóa,v.v của đời sống xã hội). + Vận động là tuyệt đối, vĩnh viễn.

+ Vận động có trạng thái đặc biệt là đứng im, đó là vận động trong thế cân bằng và đứng im là hiện tượng tương đối, tạm thời.

+ Ví dụ:

 Mặt Trời mọc  Nước chảy đá mòn - Phát triển:

+ Phát triển là quá trình vận động của sự vât, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

+ Các quá trình phát triển đều có tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng, phong phú.

+ Là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái của sự vật hiện tượng mới.

+Ví dụ:

 Sự biến hóa của sinh vật từ đơn bào đến đa bào.

 Quá trình biến đổi của các giống loài từ bậc thấp lên bậc cao.

Một phần của tài liệu Hệ thống ngân hàng câu hỏi học phần nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 27 - 28)