Phát triển của thế giới quan trong lịch sử tư tưởng nhân loại? Cho ví dụ về thế giới quan triết học (2đ)

Một phần của tài liệu Hệ thống ngân hàng câu hỏi học phần nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 28 - 30)

- Việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở để phân chia, xác định các trường phái triết học trong lịch sử là duy vật hay duy tâm.

phát triển của thế giới quan trong lịch sử tư tưởng nhân loại? Cho ví dụ về thế giới quan triết học (2đ)

Thế giới quan là gì?:

- Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó.

Các hình thức phát triển của thế giới quan trong lịch sử tư tưởng nhân loại:

- Thế giới quan huyền thoại:

+ Là thế giới quan có nội dung kết hợp một cách tự nhiên (không tự giác) giữa thực và ảo.

+ Thể hiện: chủ yếu qua các câu chuyện thần thoại, phán ánh nhận thức của con người trong xã hội công xã nguyên thủy.

+ Tính chất: Nội dung có sự pha trộn giữa yếu tố người và thần, thật và ảo, trật tự thời gian, không gian bị đảo lộn. Những câu chuyện lưu thông bằng cách truyền miệng từ đời này đến đời khác nên thường thiếu chính xác, pha lẫn tình cảm, suy nghĩ của người kể vào câu chuyện.

+ Trình độ nhận thức: thể hiện trình độ nhận thức thấp, chủ yếu ở mức độ nhận thức cảm tính nên những gì trừu tượng được con người hình dung dưới dạng những sự vật hữu hình cụ thể.

- Thế giới quan tôn giáo:

+ Là thế giới quan có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của lực lượng siêu nhiên đối với thế giới, đối với con người, được thể hiện thông qua hoạt động có tổ chức để suy tôn, sùng bái các lực lượng siêu nhiên.

+ Tính chất: niềm tin cao hơn lý trí, trong đó niềm tin vào một thế giới “siêu trần thế” hoàn thiện, tuyệt đối hóa thần thánh, vai trò của con người bị hạ thấp.

+ Trình độ nhận thức: thế giới quan tôn giáo ra đời khi trình độ nhận thức và khả năng hoạt động thực tiễn của con người rất thấp. Con người sợ hãi, bất lực trước các hiện tượng tự nhiên dẫn đến thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên coi đó là sức mạnh siêu nhiên và tôn thờ.

- Thế giới quan triết học:

+ Là hệ thống những quan điểm có tính khái quát về thế giới về vai trò của con người đối với thế giới thông qua hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật. Nó không chỉ nêu ra các quan điểm, quan niệm của con người về thế giới và về bản thân con người, mà còn chứng minh qua các quan điểm, quan niệm đó bằng lý luận.

+ Tính chất: đề cao vai trò của trí tuệ. Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan, là bộ phận quan trọng nhất chi phối quan điểm, quan niệm còn lại của thế giới quan như đạo đức, thẩm mỹ kinh tế chính trị, văn hóa.

+ Trình độ nhận thức: hình thành khi nhận thức của con người đạt đến trình độ cao của sự khái quát, trừu tượng hóa và khi các lực lượng xã hội

đã ý thức được sự cần thiết phải có định hướng về tư tưởng để chỉ đạo cuộc sống.

Một phần của tài liệu Hệ thống ngân hàng câu hỏi học phần nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 28 - 30)