Nêu và phân tích các yếu tố cơ bản cấu thành tồn tại xã hội?

Một phần của tài liệu Hệ thống ngân hàng câu hỏi học phần nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 41)

- Gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân,

Nêu và phân tích các yếu tố cơ bản cấu thành tồn tại xã hội?

Trả lời:

_ Tồn tại xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử xã hội. Ví dụ: Trong điều kiện địa lý tự nhiên nhiệt đới, gió mùa, nhiều sông ngòi,... Tất yếu làm hình thành nên phương thức canh tác lúa nước là thích hợp nhất đối với người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm qua. Để tiến hành được phương thức đó, người Việt buộc phải co cụm lại thành tổ chức dân cư làng, xã, có tính ổn định bền vững,...

_ Tồn tại xã hội gồm 3 yếu tố cơ bản:

+ Hoàn cảnh địa lý : bao gồm các yếu tố như tài nguyên, khoáng sản, khí hậu, Đất đai,.. Là những yếu tố ảnh hưởng thường xuyên, tất yếu tới sự tồn tại và phát triển của xã hội, nhưng không giữ vai trò quyết định phát triển của xã hội. Sự phong phú đa dạng của tự nhiên là cơ sở tự nhiên của việc phân công lao động trong xã hội. Tự nhiên có thể tạo điều kiện thuận lợi và cũng có thể gây khó khăn cho sản xuất.

+ Điều kiện dân số: yếu tố số dân, mật độ dân số, phân bố dân cư, tỉ lệ tăng dân số, là điều kiện thường xuyên tất yếu của sự phát triển xã hội, nhưng không giữ vai trò quyết định sự phát triển xã hội. Điều kiện dân số ảnh hưởng đến nguồn lao động, tổ chức phân công lao động xã hội cũng như các chính sách phát triển văn hóa tinh thần khác. Việc phân bố dân cư không thể theo ý muốn chủ quan mà phải phụ thuộc trình độ phát triển của sản xuất và chế độ xã hội.

+ Phương thức sản xuất: là cách thức mà con người làm ra của cải vật chất. Đó là mối quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Nó là nhân tố quyết định tính chất, kết cấu của xã hội và quyết định sự vận động,phát triển của xã hội qua các giai đoạn lịch sử.

Một phần của tài liệu Hệ thống ngân hàng câu hỏi học phần nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 41)