Câu 40: Anh(chị) trình bày phạm trù Nội dung và Hình thức? Cho ví dụ minh họa Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận

Một phần của tài liệu Hệ thống ngân hàng câu hỏi học phần nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 57 - 58)

- Gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân,

Câu 40: Anh(chị) trình bày phạm trù Nội dung và Hình thức? Cho ví dụ minh họa Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận

ví dụ minh họa. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn? (4đ)

Trả lời:

- Nội dung: là phạm trù triết học dùng để chỉ những toàn bộ yếu tố, những mặt và những quá trình tạo nên sự vật.

- Hình thức: là phạm trù triết học dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối ổn định giữa các yếu tố của nó. Ví dụ: Nội dung của quyển sách Triết học là toàn bộ những vấn đề được thể hiện bên trong quyển sách; còn hình thức là cỡ chữ, cách trình bày các nội dung trên( các đề mục, các chương...)

- Mối liên hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức:

+ Một là sự thống nhất giữa nội dung và hình thức: Nội dung và hình thức gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau. Không có một hình thức nào lại không chứa đựng một nôi dung nhất định, cũng như không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức xác định, nội dung nào đòi hỏi hình thức đó. Theo quan điêm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì nội dung là toàn bộ những mặt, những yếu tố, những quá trình hợp thành cơ sở tồn tại và phát triển của sự vật. Còn hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là cách tổ chức kết cấu của nội dung. Điều đó có nghĩa là các yếu tố góp phần tạo nên nội dung, vừa tham gia vào các mối quan hệ tạo nên hình thức. Vì vậy, nội dung và hình thức không bao giờ tách rời nhau được. Tuy nhiên, khi khẳng định nội dung và hình thức tồn tại không tách rời nhau, không có nghĩa là chúng ta khẳng định một nội dung bao giờ cũng chỉ gắn liền với một hình thức nhất định, và một hình thức chỉ chứa đựng một nội dung nhất định. Cùng một nội dung trong quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức thể hiện, ngược lại, cùng một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau.

+ Hai là nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận đọng và phát triển của sự vật: Nội dung bao giờ cũng là mặt động nhất của sự vật, khuynh hướng chủ đạo của nội dung là biến đổi. Hình thức là mặt tương đối bền vững của sự vật, khuynh hướng chủ đạo của hình thức là ổn định, chậm biến đổi hơn nội dung. Sự biến đổi, phát triển của s ự vật bao giờ cũng bắt đầu từ nội dung sẽ kéo theo sự biến đổi của hình thức cho phù hợp với nó.

+ Ba là sự tác động trở lại của hìn thức đối với nội dung: Tuy nội dung quyết định hình thức, nhưng hình thức không thụ động, phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung, hình thức có tính độc lập tương đối và tác động mạnh mẽ trở lại nội dung. Nếu hình thức phù hợp với yêu cầu phát triển của nội dung thì nó thúc đẩy nội dung phát triển; và nếu ngược lại, thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung. + Bốn là nội dung và hình thức có chuyển hóa cho nhau: Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức còn biểu hiện ở sự chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng. cái trong điều kiện này hay quan hệ này là nội dung thì trong điều kiện khác hay quan hệ khác là hình thức và ngược lại.

- Ý nghĩa của phương pháp luận:

+ Vì nội dung và hình thức về cơ bản luôn thống nhất với nhau, vì vậy, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần chống khuynh hướng tách rời nội dung khỏi hình thức cũng như tách rời hình thức khỏi nội dung.

+ Phải biết sử dụng sáng tạo nhiều hình thức khác nhau trong hoạt động thực tiễn. Bởi lẽ, cùng một nội dungcó thể thể hiẹn dưới nhiều hình thức khác nhau. Đồng thời phải chống chủ nghĩa hình thức.

+ Vì nội dung quyết định hình thức, nhưng hình thức có ảnh hưởng quan trọng tới nội dung. Do vậy, nhận thức sự vật bắt đầu từ nội dung nhưng không coi nhẹ hình thức. Phải thường xuyên đối chiếu xem xét xem giữa nội dung và hình thức có phù hợp với nhau không, để chủ động thay đổi hình thức cho phù hợp.

+ Khi hình thức đã lạc hậu, nhất định phải đổi mới cho phù hợp với nội dung, tránh bảo thủ.

Một phần của tài liệu Hệ thống ngân hàng câu hỏi học phần nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin (Trang 57 - 58)