CHƯƠNG 8: NHTW VÀ CSTT

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 32 - 37)

- Lạm phát vừa phải duy trì ở mức một con số( dưới 10% một năm) là mức lạm phát nền kinh tế có thể chấp nhận vì không những tác hại của nó không đáng kể

CHƯƠNG 8: NHTW VÀ CSTT

Câu 19 :Giải thích cơ chế tác động của công cụ lãi suất trong chính sách tiền tệ đến tiết kiệm, tiêu dùng, đầu tư, xuất nhập khẩu và GDP.

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay với lãi suất cho vay là 6,22%/ năm và lãi suất tiết kiệm là 7%/ năm thì nên kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển ôn định, cung tiền và cầu tiền ở mức cân đối

- Khi lãi suất giảm thì người dân sẽ có xu hướng giảm tiết kiệm và đồng thời sẽ tăng chi tiêu bằng việc đầu tư vào các lĩnh vực khác như : bất động sản, chứng khoán....

- Khi lãi suất giảm thì doanh nghiệp sẽ có nhu cầu vay vốn nhiều hơn để mở rộng sản xuất, kinh doanh => đầu tư tăng => giúp giải quyết được vấn đề việc làm

- Khi lãi suất giảm thì người dân sẽ chi tiêu nhiều hơn và có nhu cầu về hàng hóa cao hơn => Doanh nghiệp sẽ tăng xuất nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu phong phú của người dân.

- Khi lãi suất giảm thì người dân sẽ chi tiêu nhiều hơn và có nhu cầu về hàng hóa cao hơn => Doanh nghiệp sẽ tăng xuất nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu phong phú của người dân.

Câu 20: Khi lạm phát xảy ra có biểu hiện tiêu cực cho tình hình kinh tế - xã hội, khi đó NHTW sẽ thực hiện các công cụ sau như thế nào: ( Công cụ lãi suất, Nghiệp vụ thị trường mở, Dự trữ bắt buộc) : Lạm phát xảy ra thì NHTW sẽ tìm biện pháp để thực hiện CSTT thắt chặt:

 Nghiệp vụ thị trường mở:

˗ NHTW bán các chứng khoán => Dự trữ của các NHTM sẽ giảm => Lượng tiền cung ứng giảm/ Cung tiền (MS) giảm.

˗ Vốn khả dụng trên từng ngân hàng sẽ giảm => mức cung vốn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng giảm.

˗ Việc NHTW bán chứng khoán => thay đổi cung cầu => Thay đổi giá chứng khoán => Lãi suất của chứng khoán giảm.

 Công cụ lãi suất:

˗ NHTW nâng mức lãi suất, giảm hạn mức và thắt chặt các điều kiện tái cấp vốn => Tăng chi phí đầu vào của các tổ chức tín dụng => Nâng lãi suất và thắt chặt điều kiện cho vay đối với khách hàng => Giảm khối lượng tín dụng cấp cho nền kinh tế và giảm cung tiền.

 Dự trữ bắt buộc:

˗ NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc => lượng vốn khả dụng của NHTM giảm =>Giảm khả năng cho vay của các NHTM.

˗ NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc => hệ số mở rộng tiền gửi của các NHTM giảm xuống => Giảm khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng => Giảm tổng lượng tiền cung ứng.

˗ NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc => Mức cung vốn trên thị trường liên ngân hàng giảm (các điều kiện khác không đổi) => Tăng lãi suất liên ngân hàng => Tăng lãi suất trên thị trường và giảm lượng tổng tiền cung ứng.

Câu 21 : Khi lạm phát đã được kiểm soát, Chính phủ muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng số lượng việc làm và các vấn đề kinh tế - xã hội khác trong thời gian lạm phát gây ra thì chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cần làm gì để đạt được mục tiêu đó? Hãy giải thích trên cơ sở lý luận kinh tế.

CP nên thực hiện CSTK mở rộng ( tăng G, hoặc giảm T): Chính phủ sẽ giảm thuế, tăng quy mô chi tiêu công để khuyến khích sản xuất và tiêu dùng tạo điều kiện mở rộng sản xuất, tăng năng suất lao động và thu hút thêm nhiều lao động

Chính sách tiền tệ mở rộng là tăng cung tiền từ đó làm giảm lãi suất, khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm và giúp ổn định xã hội

Câu 22 : Có nhận định cho rằng, cầu tiền tệ tỉ lệ với thu nhập và có liên hệ âm với lãi suất. Hãy cho biết, nhận định này đúng hay sai? Giải thích và liên hệ thực tế minh họa

Nhận định trên là đúng. Vì theo Keneys lập luận:

+ người ta giữ tiền với động cơ giao dịch (để thanh toán các khoản mua hàng hóa và dịch vụ hàng ngày) mà thu nhập càng cao thì chúng ta tiêu dùng càng nhiều càng -> chi trả càng nhiều từ đó mà ta phải cần giữ nhiều tiền hơn -> cầu tiền phụ thuộc dương vào lãi suất.

+ người ta giữ tiền với động cơ đầu cơ: giữ tiền để mua các tài sản khác khi giá của chúng giảm, vì lãi suất tỷ lệ nghịch với giá trái phiếu (tức là giá tài sản), nếu giá các tài sản đó lên thì ta sẽ k mua chúng-> cầu tiền tỷ lệ nghịch với lãi suất

Câu 23: Trong thực tế điều hành chính sách tiền tệ trên thế giới, có sự khác nhau trong việc lựa chọn mục tiêu cuối cùng. Lý do Việt Nam theo đuổi đa mục tiêu:

˗ Nền kinh tế VN chưa thực sự là một nền kinh tế phát triển, tuy hiện tại đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao (7,08% năm 2018), mức lạm phát thấp (3,54% năm 2018), tỉ giá hối đoái so với đồng USD đang khá ổn định dù trong tình trạng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, một phần là do NHNN đã lựa chọn mục tiêu cuối cùng đúng đắn (đa mục tiêu):

o Nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào nước ngoài => Dễ chịu tác động, ảnh hưởng đến tiền tệ, thị trường tài chính => Cần có định

hướng đúng đắn để thực hiện mục tiêu ổn định tiền tệ và thị trường tài chính.

o Duy trì lạm phát thấp và ổn định => lợi ích cao nhất.

o Dân số Việt Nam đông, gia tăng dân số lại cao mà hiện tại Việt Nam đang ở trong “thời điểm vàng” của dân số khi có nguồn nhân lực dồi dào => Yêu cầu về cơ hội việc làm lớn => Vấn đề cần giải quyết => Mục tiêu dài hạn của CSTT tác động đến mức thu nhập và chi tiêu của người dân trong xã hội.

o CSTT sẽ tác động đến lượng vốn đầu tư (FDI,..), năng lực sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế và tăng trưởng kinh tế.  VN chọn đa mục tiêu vì cần phải đáp ứng tất cả các yêu cầu trên thì nền

kinh tế VN mới có sự phát triển ổn định. Tuy nhiên, việc theo đuổi quá nhiều mục tiêu sẽ làm phân tán nguồn lực, nên NHNN nên xem xét cẩn trọng trong việc đặt mục tiêu nào lên trước trong từng thời kỳ nhất định.

Câu 24: Có NHTW trên thế giới lại lựa chọn giải pháp “phá giá tiền tệ” ( nhu trường hợp Trung Quốc thời gian qua). Hãy giải thích bản chất của quyết định này của NHTW. Theo bạn, tại thời điểm hiện nay Việt Nam có nên “phá giá tiền tệ” hay không?

- Trung Quốc là một đất nước đông dân, với nguồn nhân công dào dạt và giá rẻ vô cùng => vì vậy giá cả hàng hóa trung quốc luôn rẻ. bên cạnh đó chính phủ trung Quốc còn thực hiện biệp pháp phá giá tiền tệ

- Phá giá tiền tệ làm cho hàng hóa của trung quốc vốn đã rẻ ngày càng rẻ hơn => thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa=> hàng hóa của Mỹ không thể cạnh tranh được => dẫn đến hàng loạt công ty Mỹ phá sản => nạn thất nghiệp ở Mỹ tăng cao => người dân Mỹ thu hẹp chi tiêu => khi người dân có ít

tiền thì họ lại tích cực mua hàng hóa giá rẻ của TQ tạo ra một vòng tuàn hoàn hoàn chỉnh..

Bởi vậy khi đồng NDT phá giá sẽ tạo áp lực lên nền kinh tế Mỹ

Còn đối với VN thì k nên phá giá vì:

+ Đồng tiền Việt Nam là đồng tiền nhạy cảm

+ Đối với VN là một nước còn nhập khẩu qua nhiều hàng hóa của nước ngoài thì việc phá giá sẽ làm hàng hóa nhập khẩu đắt hơn.

+ Các khoản nợ nước ngoài USD tăng mạnh

+ Tiền gửi từ lao động xuất khẩu về sẽ thiệt hại..

Bên cạnh đó, nếu không hạn giá đồng tiền thi hàng hóa của TQ sẽ tràn vào Việt Nam

Vì thế nên chúng ta nên hạ giá tiền tệ nhưng ở mức nhẹ nhàng, không được hạ giá quá sâu.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 32 - 37)