động , cho thuê nhà đất, cho vay hoặc góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp. DN sử dụng những yếu tố này để tiến hành sx, kinh doanh, cung cấp sản phẩm, dịch vụ ra thị trường, tạo ra doanh thu, từ đó mang lại thu nhập cho hộ gia đình. - Thị trường hàng hóa dịch vụ là nơi hộ gia đình sử dụng nguồn tài chính, thông qua việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp tạo ra.
b,Mối quan hệ gián tiếp:
- Hộ gia đình là nơi cung cấp nguồn tài chính cho doanh nghiệp thông qua các tổ chức tài chính trung gian. Các tổ chức này huy động tiền gửi dân cư và cho vay sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp.
=> Hộ gia đình nhận được thu nhập dưới dạng lãi tiết kiệm , còn doanh nghiệp huy động được vốn kinh doanh.
- Ví dụ: trong giai đoạn tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập của hộ gia đinh tăng, do sản xuất kinh doanh tốt, thị trường việc làm phát triển... việc chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ cũng vì thế tăng theo. Ngược lại, trong giai đoạn suy thoái, thu nhập của hộ gia đình giảm, tình trạng thất nghiệp tăng lên => việc chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ bị cắt giảm, dòng tiền chảy vào các lĩnh vực đầu tư tài chính ít dần, các lĩnh vực bất động sản và chứng khoán rơi vào suy thoái
Câu 3: Lãi suất và lạm phát ảnh hưởng như thế nào tới tài chính hộ gia đình ?
Lạm phát: giá cả trung bình của tất cả các mặt hàng hóa và dịch vụ trở nên đắt đỏ hơn đối với người dân. Sức mua vì thế giảm, do mỗi đơn vị tiền tệ chỉa mua được ít hàng hóa, dịch vụ ít hơn. => số tiền gia đình chi tiêu hàng ngày tăng lên, dẫn đến tăng tổng số tiền chi tiêu của khu vực hộ gia đình.
Lãi suất: ảnh hưởng đến quyết định tiết kiệm, đầu tư hay tiêu dùng của hộ gia đình
- Lãi suất thấp => tiết kiệm kém hấp dẫn => khuyến khích hộ gia đình chi tiêu
- Lãi suất cao ngược lại
Câu 4: Cấu trúc gia đình và độ tuổi ảnh hưởng tới hộ gia đình:
* Cấu trúc gia đình
- Tình trạng hôn nhân và cấu trúc gia đình là 1 trong những yếu tố tác động mạnh tới hoạt động huy bổ và phân bổ tài chính của hộ gia đình, do mỗi cá nhân trong gia đình có trách nhiệm ràng buộc đối với những thành phần còn lại.
- Việc có trách nhiệm với những người còn lại trong gia đình ảnh hưởng tới khả năng chấp nhận rủi ro, do đó, người có gia đình thường hạn chế những khoản đầu tư có rủi ro lớn và có nhu cầu với các hợp đồng tài chính. Ở các nước phát triển trên thế giới , các cty tài chính trung gianđã giới thiệu những hình thức bảo hiểm riêng biệt cho hộ gia đình như bảo hiểm đối tác và bảo hiểm người phụ thuộc.
- Nhu cầu, mong muốn, giá trị ưu tiên thay đổi liên tục trong suốt quá trình sống của con người, vì thế, các vấn đề tài chính cũng thay đổi theo. Đối với những hộ gia đình trẻ, nguồn thu chủ yếu tới từ thu nhập do con người tuyển dụng trả, tài sản tích lũy chưa nhiều và nhu cầu sử dụng thu nhập không cao. Vì chưa có nhiều ràng buộc trách nhiệm đối với các thành viên khác và không nhiều tài sản để mất, các hộ trẻ thường có khả năng chấp nhận rủi ro cao. Trong giai đoạn này các thành viên trong gia đình tập trung phát triển sự nghiệp và tăng nguồn thu nhập. Các khoản đầu tư có tỷ trọng vay mượn cao.
- Khi độ tuổi tăng lên, cả nguồn tài chính huy động và sử dụng đều tăng theo. Hộ gia đình có nhiều thành viên hơn, như con nhỏ, cha mẹ già và nhiều các vấn đề cần quản lý. Ở giai đoạn trung niên, các hộ gia đình cũng tích lũy được nhiều tài sản, như nhà cửa, bảo hiểm hay các khoản thừa kế. Tuy nhiên, khả năng chấp nhận rủi ro lại giảm, vì thế, các khoản đầu tư được giảm tỷ trọng vay mượn và các khoản bảo hiểm được quan tâm nhiều hơn.
Câu 5: Chu kỳ kinh tế và lạm phát ảnh hưởng như thế nào tới tài chính hô Y gia đình? Cho ví dụ minh họa.
* Chu kì kinh tế:
- Qua thời gian, nền kinh tế có xu hướng biến động theo chu kì. Đan xen giữa tăng trưởng và suy thoái. Giai đoạn suy thoái của thị trường thường được xem như sự điều chỉnh của thị trường về điểm cân bằng sau 1 giai đoạn tăng trưởng và ngược lại. Trong mỗi giai đoạn, tài chính hộ gia đình lại có những đặc điểm khác nhau.
- Ví dụ: trong giai đoạn tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập của hộ gia đinh tăng, do sản xuất kinh doanh tốt, thị trường việc làm phát triển... việc chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ cũng vì thế tăng theo. Ngược lại, trong giai đoạn suy thoái, thu nhập của hộ gia đình giảm, tình trạng thất nghiệp tăng lên => việc chi
tiêu cho hàng hóa, dịch vụ bị cắt giảm, dòng tiền chảy vào các lĩnh vực đầu tư tài chính ít dần, các lĩnh vực bất động sản và chứng khoán rơi vào suy thoái
* Lạm phát:
- Trong giai đoạn lạm phát cao, giá trị trung bình của tấ cả hàng hóa và dịch vụ trở nên đắt đỏ hơn đối với người dân => sức mua giảm
- Ví dụ: Lạm phát năm 2014 là 4,1% . Nếu trong tháng đầu tiên của năm, một hộ gia đình cần 10tr đồng để chi trả toàn bộ chi phí trong tháng thì tới tháng cuối năm hộ gia đình này cần 10.410.000 đồng mới chi trả được chi phí này.