Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẢM TẠI CÔNG TY TNHH MTV DV CN VÀ THUỐC LÁ BÌNH DƯƠNG (Trang 53)

8. Kết cấu của khóa luận

2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH

2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty

TNHH MTV DV-CN và Thuốc lá Bình Dương

2.2.3.I. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Công ty tiến hành sản xuất kinh doanh nhiều loại mặt hàng nên chủng loại vật tư khá đa dạng. Các loại nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất của Công ty chủ yếu là mua ngoài và được chia thành các loại sau:

- Nguyên vật liệu chính : sợi Acetate ToW (Đức ), giấy vấn cây đầu lọc, - Nguyên vật liệu phụ: keo Triacetin, keo hạt, Thùng đựng, Giấy lót .... Do chủng loại vật liệu đa dạng nên trong quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi

Công ty phải quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu ở tất cả các khâu từ thu mua, bảo quản,

và dự trữ, sử dụng.

Phương pháp tập hợp chi phí nguyên vật liệu: Các chi phí liên quan trực tiếp đến một đối tượng thì được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó.

Phương pháp tính giá xuất kho : Bình quân gia quyền. Theo phương pháp này trước hết ta phải xác định được đơn giá thực tế bình quân xuất kho của cả kỳ (tháng). Sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho để tính ra giá thực tế xuất kho của từng lần xuất

Trị giá vốn thực tế của = Số lượng hàng X Đơn giá thực tế

hàng xuất kho xuất kho bình quân

Trong đó:

Trị giá mua của hàng hóa Trị giá mua của hàng hóa nhập tồn đầu kỳ+kho trong kỳ

n Ấ 1 1 ' . Ầ 11 4.Ầ 1 \ n Ấ 1 1 \ 1 /V . 1'

Số lượng hàng tồn kho đầu kỳ Số lượng hàng nhập trong kỳ Tài khoản và chứng từ sử dụng:

Đơn giá bình quân =

Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm được tập hợp vào bên Nợ TK 621- Chi phí NVL trực tiếp sản xuất. Chi tiết cho từng đối tượng sử dụng.

Do Công ty sản xuất ra 03 mặt hàng chính là: sợi tổng hợp, cây đầu lọc và thuốc lá điếu nên tài khoản 621 được mở chi tiết như sau:

- TK 621S “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sợi”

- TK 621ĐL “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất cây đầu lọc” - TK 621C “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất thuốc lá điếu”

Ở từng sản phẩm sử dụng những nguyên vật liệu khác nhau, và được sản xuất tại từng phân xưởng khác nhau.

Để kiểm soát tình hình nhập, xuất tồn kho của từng thứ nguyên vật liệu theo cả số lương, giá trị, quy cách và chất lượng, Công ty sử dụng các chứng từ sau:

- Hóa đơn giá trị gia tăng - Phiếu thu, phiếu chi...

- Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho. - Thẻ kho,

- Sổ chi tiết các loại vật tư

Với yêu cầu quản lý nguyên vật liệu, công ty đề ra thủ tục nhập, xuất kho chặt

chẽ. Chỉ có đảm bảo đúng thủ tục nhập, xuất kho mới có thể đảm bảo nguyên vật liệu

đầy đủ, đúng chất lượng cho quá trình sản xuất.

Quy trình nhập kho: Phòng vật tư kỹ thuật của Công ty chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện thu mua nguyên vật liệu khi cần thiết. Nhu cầu vật liệu cho sản

xuất được thể hiện qua các bản dự trù vật tư được lập cho từng hợp đồng. Căn cứ vào

nhu cầu nguyên vật liệu, các nhân viên phòng vật tư kỹ thuật kiểm tra số liệu trên thẻ kho để xem xét về số lượng tồn kho, nếu không còn đáp ứng được nhu cầu sản xuất thì tiến hành thu mua.

Khi nguyên liệu về đến kho, người mua phải kiểm tra ban đầu về số lương, chủng loại dựa trên hóa đơn GTGT. Nguyên vật liệu trước khi nhập kho phải được kiểm tra của KCS về các tiêu chuẩn, quy cách, phẩm chất nguyên vật liệu. Kết quả

kiểm tra đảm bảo yêu cầu thì người kiểm tra kí vào Phiếu

kiểm soát vật tư nhập kho.

Sau đó, trình phó giám đốc hoặc phó giám đốc duyệt. Khi các

thủ tục này hoàn tất thì

nguyên vật liệu nhập kho. Tại kho thủ kho kiểm tra tên hàng, số lưọìig...

Nhân viên phòng vật tư căn cứ hóa đơn, phiếu kiểm soát vật tư để viết phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho đưọc lập thành 3 liên trình giám đốc duyêt, và sau đó dùng

để nhập hàng. Sau khi nhập kho 1 liên nhân viên thu mua giữ lại kẹp vào hóa đơn, 1 liên thủ kho giữ để ghi thẻ kho, 1 liên thủ kho giao cho phòng kế toán.

Quy trình xuất kho: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và Giấy đề nghị xuất kho, khi đội sản xuất có nhu cầu về nguyên vật liệu thì phòng vật tư viết phiếu xuất kho cho phân xưởng. Phiếu xuất kho sau khi đưọc trưởng phòng vật tư ký duyệt đưọc chuyển xuống kho để nhận vật tư. Thủ kho sau khí kiểm tra tính họp lệ của phiếu xuất

kho thì tiến hành xuất kho và ký vào phiếu xuất kho, người nhận vật tư ký nhận vào phiếu xuất kho.

Phiếu xuất kho đưọc lập thành 3 liên: 01 liên giao cho thủ kho giữ để ghi thẻ kho và định kỳ chuyển lên phòng kế toán để ghi sổ; 01 liên giao cho người nhận vật tư và 01 liên giao cho thủ kho giữ.

Để hạch toán chi phí NVL, căn cứ vào kế hoạch sản xuất do Phòng kế hoạch lập đã đưọc Ban giám đốc duyệt, kế toán vật tư viết Phiếu xuất kho NVL đối với những loại NVL qua nhập kho theo định khoản:

Nọ TK 6211 (chi tiết cho từng đối tưọng) Có TK 152 - Nguyên vật liệu

Các phiếu xuất kho đưọc tập họp trực tiếp cho cho các đối tưọng sử dụng để tính giá thành. Hàng ngày kế toán vật tư căn cứ vào phiếu xuất kho NVL để vào Bảng

tổng họp nguyên vật liệu, Sổ chi phí kinh doanh tài khoản 621. Cuối tháng kế toán vật tư vào các Sổ kế toán tổng họp : Sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 621.

Trong tháng 07/2020, công ty tập họp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho đơn hàng 9.000 kg cây đầu lọc. Số nguyên vật liệu sản xuất đưọc công ty nhập mua ngày 10/07/2020, mua 5.560 kg sọi Acetate ToW của Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Bình Dương theo Hóa đơn GTGT số 0000108 ( phụ

lục số 1), đơn giá 85.310, công ty chưa thanh toán hết

đơn hàng trên. Công ty cho

nhập kho số hàng hóa trên, theo Phiếu nhập kho 319 ( phụ lục

số 2) cùng ngày. Căn

cứ vào định mức sử dụng vật tư (phụ lục số 3) , bộ phận kỹ

thuật căn cứ vào và số

lượng sản phẩm sản xuất để tính số lượng nguyên vật liệu cần

thiết để sản xuất đơn

hàng. Ngày 11/07, theo yêu cầu từ bộ phận sản xuất xuất kho

3.658 kg sợi Acetate để

sản xuất. Kế toán lập phiếu xuất kho số XK309 ( phụ lục số 4) để xuất hàng.

Bằng phương pháp kế toán hàng tồn kho và tính giá xuất kho đã được xác định

( bình quân gia quyền) và tình hình nhập xuất tồn của mã vật tư SACE (Sợi Acetate Tow (Đức)) trong tháng 7 năm 2020 như sau:

Tình hình nhập xuất tồn trong tháng 07/2020 như sau:

Tồn đầu tháng 07 : Số lượng 1.136 kg tương đương 97.868.672 đồng Nhập trong tháng : Ngày 10/07/2020 mua 5.560 kg trị giá 474.323.600 đ Xuất trong tháng : Ngày 11/07/2020 : Xuất sản xuất 3.658 kg

Ngày 20/07/2020 : Xuất sản xuất 3.038 kg

Khi đó, ta xác định được đơn giá bình quân 1 kg Sợi Acetate Tow của tháng 07/2020 như sau:

97.868.672 + 474.323.600

Đơn giá bình quân tháng = --- 1.136 + 5.560

= 85.453 đ

Trị giá 3.658 kg Sợi Acetate Tow xuất kho sản xuất ngày 11/07/2020 là: 3.658 x 85.453 = 312.586.519 đ

Đến ngày 11/07, theo yêu cầu từ bộ phận sản xuất xuất kho 3.658 kg Sợi Acetate Tow để sản xuất. Kế toán lập phiếu xuất kho để xuất hàng. Với trị giá được xác định ở nội dung phía trên là 312.586.519 đ

Căn cứ vào phiếu xuất kho vật tư, kế toán lập Sổ chi phí sản xuất kinh doanh (phụ lục số 5), Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu ( phụ lục số 6), Sổ cái TK 621 ( phụ lục số 7). Sản phẩm đã hoàn thành trong tháng, cuối tháng, kế toán tập hợp tất cả các đơn hàng để lập Bảng phân bổ chi phí sản xuất rồi lập thẻ tính giá thành cho sản phẩm.

Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Hình thức tính tiền lương tại Công ty TNHH Dịch vụ công nghiệp và thuốc lá Bình Dương: Hiện nay công ty trả lương theo hình thức thời gian, căn cứ vào giờ làm

việc thực tế để trả lương cho người lao động và hình thức trả lương theo sản phẩm. Lương thời gian = Đơn giá x Ngày công thực tế

Tiền lương: Công ty quy định đơn giá lương công nhân sản xuất là 150.000 đồng / ngày công. Mức lương đóng bảo hiểm cho công nhân sản xuất trực tiếp tại trong công ty là 4.500.000đ/người/tháng.

Ngoài ra, với mỗi đơn hàng hoàn thành, nhân công sản xuất trực tiếp sẽ được hưởng theo doanh số sản phẩm sản xuất ra với bộ phận công nhân sản xuất là 240đ/kg

Trong tháng sản xuất 02 đơn hàng với số lượng hoàn thành 6.120 kg đầu lọc của Công

ty An Phát ( trong tổng số 8.150 kg) và 9.000 kg của Công ty Ngân Sơn.

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo lương.

Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622. Ở mỗi phân xưởng công nhân thực hiện nhiệm vụ riêng biệt, nên việc tập hợp chi phí nhân công cho từng phân xưởng được thực hiện riêng biệt. Với sản phẩm cây đầu lọc, phân xưởng III - đầu lọc sẽ đảm nhận việc sản xuất sản phẩm này nên chi phí nhân công của sản phảm cây dầu lọc được tập hợp tại phân xưởng III. Kế toán cũng chi tiết các TK 622 theo các tài khoản chi tiết như sau:

- TK 622S “Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sợi - Phân xưởng I”

- TK 622ĐL “Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất cây đầu lọc- phân xưởng III”

- TK 622C “Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất thuốc lá điếu - phân xưởng II”

Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp tại phân xưởng đầu lọc và được phân

bổ cho các đơn hàng số lượng hàng hoàn thành trong tháng theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của đơn hàng đó.

Hàng ngày căn cứ vào bảng chấm công, đơn giá tiền lương, hệ số cấp bậc lương... kế toán các phân xưởng cùng với các tổ trưởng, các bộ phận tính toán tiền lương cho từng công nhân, từng bộ phận và gửi tới Phòng kế toán kiểm tra để lập bảng thanh toán tiền lương.

Đối với các khoản trích theo lương, công ty thực hiện tính và trích nộp theo tỷ

lê sau:

Bảo hiểm xã hội = Mức lương đóng bảo hiểm x 8% Bảo hiểm y tế = Mức lương đóng bảo hiểm x 1.5% Bảo hiểm thất nghiệp = Mức lương đóng bảo hiểm x 1% Tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty

Bảo hiểm xã hội = Mức lương đóng bảo hiểm x 17.5% Bảo hiểm y tế = Mức lương đóng bảo hiểm x 3% Bảo hiểm thất nghiệp = Mức lương đóng bảo hiểm x 1 Kinh phí công đoàn = Mức lương đóng bảo hiểm x 2%

Để tập hợp chi phí nhân công sản xuất, ngày 31/07/2020, lập bảng tính lương bộ phận công nhân sản xuất phân xưởng đầu lọc (phụ lục số 8). Kế toán ghi sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh phân xưởng III Đầu lọc ( phụ lục số 9).

Kế toán chi phí sản xuất chung

CPSXC tại Công ty là những chi phí cần thiết khác để phục vụ sản xuất sản phẩm phát sinh tại các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm: Tiền thuê nhà xưởng, lương nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu sản xuất chung, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng, chi phí công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền,...

Tài khoản sử dụng: TK 627 - Chi phi sản xuất chung

Kế toán cũng chi tiết các TK 627 theo các tài khoản chi tiết như sau: - TK 627S “Chi phí sản xuất chung sản xuất sợi - Phân xưởng I”

- TK 627ĐL “Chi phí sản xuất chung sản xuất cây đầu lọc- phân xưởng III” - TK 627C “Chi phí sản xuất chung sản xuất thuốc lá điếu - phân xưởng II” *Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung

+ Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng: Toàn bộ lương của nhân viên quản lý phân xưởng bao gồm: Lương, phụ cấp, của các bộ phận quản lý phân xưởng.

Căn cứ vào bảng chấm công, phiếu báo ca do các bộ phận chuyển lên, kế toán lao động tiền lương tiến hành tổng hợp tính lương phải trả cho bộ phận quản lý phân xưởng, trình lãnh đạo ký duyệt.

Đối với các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính tương tự như đối với

công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.

Mức tiền lương cho bộ phận này như sau: Chức danh quản lý sản xuất 8.000.000đ; Phó quản lý là 6.000.000đ. Bộ phận này có mức lương đóng bảo hiểm là 5.000.000đ. Phụ cấp ăn trưa là 25.000đ/người/ngày công.

Ngoài ra, cũng như bộ phận công nhân sản xuất trực tiếp, bộ phận quản lý phân xưởng được hưởng mức lương doanh số với chức danh quản lý sản xuất là 300đ/kg sản phẩm, phó quản lý là 265đ/kg sản phẩm.

Tập hợp chi phí quản lý phân xưởng thông qua bảng tính lương bộ phận quản lý phân xưởng số 3 (phụ lục số 10) phát sinh trong tháng 07/2020. Từ các chứng từ trên, kế toán tập hợp để ghi sổ chi tiết chi phí nhân viên quản lý tại phân xưởng đầu lọc ( phân xưởng III) ( phụ lục số 12).

+ Chi phí vật liệu phục vụ sản xuất chung: Để tập hợp chi phí vật liệu phục vụ sản xuất chung kế toán căn cứ vào Giấy đề nghị xin lĩnh vật tư, dự toán sửa chữa...

do các bộ phận sản xuất kê có xác nhận của các cán bộ kỹ thuật và ký duyệt của lãnh đạo đơn vị, kế toán viết phiếu xuất kho ( phụ lục số 11) vật liệu phục vụ cho sản xuất chung.

+ Chi phí công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất chung: Căn cứ vào Giấy đề nghị lĩnh công cụ dụng cụ hoặc danh sách lĩnh bảo hộ lao động do các bộ phận sản xuất kê, có xác nhận của cán bộ kế hoạch và ký duyệt của lãnh đạo đơn vị. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện, , tiền nước cho

phân xưởng sản xuất. Tuy nhiên, lượng điện, nước tiêu thụ tại các phân xưởng đang chưa được hạch toán vào chi phí phân xưởng mà hạch toán chung vào chi phí quản lý văn phòng.

+ Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh chi phí bằng tiền khác cho phân xưởng sản

xuất như chi tiếp khách, chi hiếu hỉ, nhân viên công nhân phân xưởng...

Từ các chứng từ trên, kế toán tập hợp để ghi sổ theo dõi chi phí sản xuất chung

tại phân xưởng đầu lọc( phân xưởng III) ( phụ lục số 13).

2.2.3.2. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang

Đánh giá sản phẩm dở dang: Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty là sản xuất liên tục, hàng loạt, chu kỳ sản xuất ngắn. Và giá trị sản phẩm dở trên dây chuyền nhỏ, không đáng kể và tiếp tục trên dây chuyền sản xuất cho chu kỳ sản xuất sau, việc xác định chi phí sản phẩm dở ở nhà máy không phải là không thực hiện được mà việc xác định nó tốn kém nhiều chi phí và việc xác định được nó có ý nghĩa kinh tế không lớn vì trị giá sản phẩm dở là rất nhỏ. Từ những lý do đó công ty

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẢM TẠI CÔNG TY TNHH MTV DV CN VÀ THUỐC LÁ BÌNH DƯƠNG (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w