6. Cơ cấu của đề tài
1.3.1 Lý thuyết cấu trúc chức năng
Thuyết cấu trúc - chức năng có nguồn gốc từ truyền thống khoa học xã hội Pháp và truyền thống khoa học Anh. Các nhà xã hội học tiêu biểu gắn với thuyết này phải kể đến E.Durkheim, T.Pasons, Robert Merton.
Thuyết cấu trúc chức năng nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành một chỉnh thể trong xã hội, trong đó các thể đều có chức năng nhất định, góp phần đảm bảo sự tồn tại của chỉnh thể đó với tư cách là một cấu trúc tương đối ổn định và bền vững trong xã hội. Bên cạnh đó vận dụng khái niệm chức năng vào vấn đề nghiên cứu các nhu cầu và các chức năng tâm lý của cá nhân trong xã hội. Một xã hội tồn tại, phát triển được là do bộ phận cấu thành của nó hoạt động nhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự cân bằng chung của cả cấu trúc, bất kì sự kiện, hiện tượng xã hội đều hướng vào việc phân tích các thành phần cấu thành nên hiện tượng, vấn đề đó, xem chúng có mối liên hệ với nhau như thế nào và đặc biệt xem xét quan hệ của chúng với nhu cầu chung của sự tồn tại, phát triển của hiện tượng, vấn đề đó. Thuyết chức năng trong xã hội cho rằng muốn giải thích sự tồn tại và vận hành của xã hội cần phải phân tích cấu trúc - chức năng của nó tức là chỉ ra các thành phần và cơ chế hoạt động của chúng. Các luận điểm cơ bản của thuyết cấu trúc - chức năng đều nhấn mạnh tính cân bằng, ổn định và khả năng thích nghi với cấu trúc (Lê Ngọc Hùng, 2008).
Thuyết cấu trúc chức năng trong đề tài này được vận dụng để phân tích việc làm và điều kiện sống của lao động. Trong đó, việc làm của lao động phi nông nghiệp dưới góc độ của thuyết cấu trúc chức năng thì việc làm là một tổng thể, được tạo thành từ các yếu tố như: Thu nhập, điều kiện việc làm, học vấn, kỹ năng của người lao động. Các bộ phận này vận hành và phát triển nhằm duy trì sự ổn định về mức sống thì tiêu chí học vấn được xem là thành tố quan trọng giúp duy trì ổn định mức sống. Khi học vấn cao cá nhân sẽ có khả năng tìm những công việc tốt với mức thu nhập cao và kéo theo nó là sự gia tăng về tài sản, chi tiêu và nhu cầu từ đó giúp bộ mặt nông thôn ngày càng phát triển theo đúng định hướng và kì vọng của xã hội. Đồng thời đời sống vật chất của lao động phi nông nghiệp cũng là một tổng thể bao gồm: Thu nhập, chi tiêu, nhà ở, tiện nghi sinh hoạt có liên quan đến mật thiết đến việc làm
26 của họ.