Cơ cấu tuổi của lao động điều tra

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH SV2021 (Trang 29 - 30)

6. Cơ cấu của đề tài

2.1.1. Cơ cấu tuổi của lao động điều tra

Đối với bất kì khu vực nào, nếu lực lượng lao động có cơ cấu độ tuổi tương đối trẻ (20-30) thì đó chính là cơ hội để phát triển kinh tế xã hội vì đó là độ tuổi sung sức về sức khỏe, có khả năng đảm nhận được nhiều công việc đồng thời nhanh nhạy trong việc tiếp thu cái mới. Ngược lại, khi lực lượng lao động ở độ tuổi già (50 tuổi trở lên) thì lao động khó có thể nắm bắt công việc một cách tốt nhất và sức khỏe cũng đã suy giảm đáng kể.

Bảng 2. 1. Tỷ lệ lao động theo độ tuổi

Độ tuổi Nam (n=30) Nữ (n=30) Tổng (n=60)

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

20-30 6 20.0 9 30.0 15 25.0

31-50 18 60.0 17 56.7 35 58.3

51-65 6 20.0 4 13.3 10 16.7

Tổng 30 100.0 30 100.0 60 100.0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2021.

Theo số liệu khảo sát cho thấy nhóm lao động nam có độ tuổi từ 31-50 tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất (60.0%), lao động nam trong độ tuổi từ 20-30 và 51-65 đều tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp là như nhau chiếm 20,0%. Đối với nhóm lao động nữ thì có tới 56,7% lao động tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp, nhóm lao động nữ có độ tuổi từ 20-30 tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp chiếm 30,0% cao hơn gấp đôi so với nhóm lao động nữ có độ tuổi từ 51-65 (13,3%) (Bảng 2.1).

Từ đó cho thấy cả nhóm lao động nam và lao động nữ trong độ tuổi từ 31-50 tuổi chiếm tỉ lệ cao. Những người lao động trong độ tuổi này đều đã tích lũy được kinh nghiệm với một thời gian nhất định và công việc của họ đang dần ổn định. Tuy nhiên, số lao động nam trong độ tuổi này tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp nhiều hơn lao động nữ bởi lao động nam có sức khỏe và có nhiều thời gian hơn lao

30

động nữ, lao động nữ còn vướng bận các công việc gia đình. Số lao động từ 20-30 là lứa tuổi của thanh niên mới gia nhập vào thị trường lao động, lao động nữ trong độ tuổi này chiếm tỉ lệ cao hơn 10% so với nhóm nam (Bảng 2.1) nhóm lao động nữ ở độ tuổi này có tính chịu khó hơn lao động nam dễ thích ứng với công việc và gắn bó lâu hơn lao động nam, hầu hết cả đối tượng đều nằm trong nhóm lao động trẻ tuổi do đó họ cần phải học hỏi nhiều về công việc. Ngoài ra, tỉ lệ lao động từ 51-60 đa phần họ là những lao động gần qua độ tuổi lao động, họ thường làm những công việc mang tính thời vụ không cố định. Lao động nam do có sức khỏe nên thời gian làm việc sẽ lâu hơn nữ nên trong độ tuổi này lao động nam chiếm tỉ lệ cao hơn lao động nữ. Nhìn chung cơ cấu độ tuổi của nhóm lao động khảo sát nằm trong độ tuổi lao động, người lao động ở độ tuổi già thấp (xem bảng 2.1). Đây là cơ sở để địa phương phát triển mạnh các thế mạnh của ngành nghề phi nông nghiệp tại địa phương.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH SV2021 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)