6. Cơ cấu của đề tài
1.3.2. Lý thuyết nhu cầu của Maslow
Nhu cầu thể hiện sự đòi hỏi của cơ thể sống đối với môi trường bên ngoài thể hiện thành những ứng xử tìm kiếm, nếu không thì thiếu những điều kiện tồn tại và phát triển.
Maslow là người đầu tiên đưa ra hệ thống các nhu cầu của con người. Thuyết về thang phân cấp nhu cầu của ông được chia thành 5 bậc: từ nhu cầu vật chất đến nhu cầu hoàn thiện và phát huy tiềm năng của bản thân.
Nhu cầu về thể chất, sinh lý: nhu cầu về đồ ăn, nước uống, không khí, nhu cầu về tình dục… Nhu cầu này được xem là nhu cầu cơ bản nhất trong 5 nhóm nhu cầu theo sự phân định của A.Maslow.
Nhu cầu an toàn: Con người cần có một môi trường sống an toàn, sức khỏe để bảo đảm sự tồn tại của họ. Họ cần có nhà ở để tránh mưa, tránh nắng. Họ cần được khám chữa bệnh, được chăm sóc sức khỏe. Họ cần được sống trong môi trường được đảm bảo về an ninh để tính mạng của họ không bị đe dọa. Họ cần có môi trường sinh hoạt, vận động để không gây thương tích…
Nhu cầu tình cảm xã hội: A.Maslow coi đó là nhu cầu thuộc về nhóm xã hội của con người, sự mong muốn được quan tâm của các thành viên trong nhóm xã hội (gia đình, người thân, bạn bè…). Sức mạnh của họ sẽ được nhân lên, sự tự tin cũng được tăng cường khi họ là thành viên của các nhóm bởi điều đó khẳng định vai trò, vị trí của họ trong xã hội. Sự đơn độc, không gia đình, không có nhóm xã hội nào để cá nhân thuộc về đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển tâm lý và quan hệ xã hội của cá nhân.
Nhu cầu được tôn trọng: Con người luôn cần được đối xử bình đẳng, được lắng nghe và không bị coi thường. Dù đó là ai, trẻ em hay người lớn, người lành lặn hay người bị khuyết tật, người giàu hay người nghèo tất cả họ đều có nhu cầu được coi trọng, được ghi nhận về sự hiện diện cũng như chính kiến của cá nhân. Con người có trở nên tự tin hay không, thể hiện được sức mạnh của mình hay không đó là một phần do họ được đối xử bình đẳng hay không khi còn nhỏ.
Nhu cầu được hoàn thiện và phát triển: Đó là nhu cầu được đến trường, được nghiên cứu, lao động sáng tạo… để phát triển toàn diện. Nhu cầu này được A.Maslow
27
cho là nhu cầu quan trọng, song chúng được xếp ở bậc thang cuối cùng bởi nó chỉ được đề cập tới khi những nhu cầu cơ bản ở các bậc thang nền tảng đã được đáp ứng (Đỗ Thị Minh, 2012).
Sử dụng lý thuyết này vào đề tài việc làm và điều kiện sống của lao động phi nông nghiệp tại nông thôn để chỉ ra rằng: Nhu cầu việc làm của con người cũng là một nhu cầu được hình thành trải qua quá trình phát triển của bản thân mỗi con người đó. Sự phát triển từ bản thân, mỗi cá nhân từ nhỏ cho tới khi trưởng thành đều thông qua quá trình xã hội hóa, sự tiếp nhận tri thức từ gia đình, nhà trường và xã hội đều sẽ tạo nên những nhu cầu riêng về việc làm. Khi việc làm có chất lượng tốt sẽ đáp ứng được nhu cầu và điều kiện sống của mỗi cá nhân lao động trong việc tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp.