Triết học phương Tây hiện đại có nội dung rất phong phú và đa dạng, chúng tôi cho rằng mặc dù được thể hiện qua nhiều góc độ và phương pháp tiếp cận khác nhau thì triết học phương Tây hiện đại vẫn nổi lên một số đặc điểm, cơ bản như sau:
Thứ nhất, triết học phương Tây hiện đại (theo nghĩa ngồi mácxít) mà
chúng ta đề cập ở đây chính là triết học phổ biến trong các nước tư bản, nhất là các nước tư bản phát triển, như Anh, Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Mỹ...Nó là đại diện tinh thần cho giai cấp tư sản và các lực lượng xã hội khác dưới chủ nghĩa tư bản hiện đại, phản ánh các vấn đề của giới tự nhiên, xã hội và con người trong các hình thức khác nhau của sự triển khai tư tưởng. Xét từ góc độ thế giới quan đa phần các triết thuyết là các biến tướng của chủ nghĩa duy tâm tinh tế và uyển chuyển, kể cả các học thuyết tự tuyên bố về tình trạng trung lập của mình (chúng ta có thể nhận thấy điều này qua các trào lưu “khoa học” như chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa hậu hiện đại). Bên cạnh đó có thể thấy rằng bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XIX triết học phương Tây ngày càng chú trọng nhiều đến phương pháp, thậm chí một số triết gia xem xét triết học từ góc độ phương pháp thuần túy, tuyên bố rằng giá trị thực sự của một học thuyết không hẳn ở những cuộc tranh luận về ý nghĩa của tồn tại, về bản chất của đời sống con người hay triển vọng của lịch sử, mà ở việc xác định xem phương pháp nào giúp chúng ta đi sâu vào tồn tại của sự vật, lột tả được bản chất của đời sống và từ đó tạo điều kiện để mỗi cá nhân tự tìm ra lời đáp về số phận của chính mình và của nhân loại. Lẽ cố nhiên cách tiếp cận đó mang tính một chiều, bởi lẽ phương pháp triết học không thể không dựa vào một cơ sở thế giới quan nhất định.
Phương pháp có thể xung đột với thế giới quan, có thể nhất trí với nó - đó là kinh nghiệm lịch sử của sự phát triển tri thức triết học.
Thứ hai, tính đa dạng, mn vẻ về chủ đề và khuynh hướng, sự đan
xen, thay thế nhau giữa các học thuyết, các trường phái. Điều này cho thấy những biến đổi nhanh chóng, phức tạp của đời sống xã hội làm nảy sinh các vấn đề mới một cách thường xun, thậm chí đầy bất ngờ, địi hỏi các triết gia khơng ngừng tìm tịi phương thức thể hiện và đánh giá chúng. Quy luật đào thải và phát triển không cho phép sự ngưng đọng của tư duy, sự thần thánh hóa và tuyệt đối hóa một tư tưởng, một trường phái hay một khuynh hướng nào đó. Sự vận động không ngừng của xã hội cũng phá vỡ lớp vỏ kiên cố của các quan niệm “chính thống” đối với một thời, nhưng cũng làm cho chúng nhanh chóng hóa thân vào cuộc sống, hình thành dần những mơtíp sống nhất định, mà sức lan truyền không lệ thuộc mấy vào các điều kiện không - thời gian. Chẳng hạn chủ nghĩa thực dụng (Pragmatism), vốn hình thành dưới dạng mầm mống từ cuối thế kỷ XIX, sang đầu thế kỷ XX trở thành triết học bán chính thức của lối sống Mỹ, khuynh đảo cả hệ thống giáo dục và tín ngưỡng của người Mỹ, song sau đó vài thập niên nó khơng cịn hiện diện và được truyên truyền rầm rộ như một học thuyết - nó đã chấm dứt sự tồn tại của mình với tính cách là một trường phái triết học, mặc dù tiếp tục tồn tại đây đó trong cuộc sống của mỗi cá nhân, hóa thân trong đường lối của một số đảng chính trị. Tương tự như vậy đối với chủ nghĩa hiện sinh (Existentialism), một trào lưu (đơi khi các nhà phân tích nói về “phong trào hiện sinh”) khá “mốt” của triết học phương Tây những năm 40 - 60 của thế kỷ XX. Mặc dù vậy tuổi thọ về mặt triết học của nó khá khiêm tốn: năm 1927, khi M.
Heidegger cơng bố “Hữu thể và thời gian” (Sein und Zeit), chủ nghĩa hiện sinh chính thức được khai sinh. Năm 1960 chủ nghĩa hiện sinh như dòng triết học độc lập kết thúc sự hiện diện của mình; sự kiện này trùng với thời gian
cơng bố “Phê bình lý trí biện chứng” của J. P. Sartre. Mấy thập niên sau người ta mong muốn phục hồi chủ nghĩa hiện sinh lẫn chủ nghĩa thực dụng dưới những tên gọi mới là chủ nghĩa thực dụng - mới, chủ nghĩa hiện sinh - mới với những điều chỉnh đáng kể, đại loại như bớt dần yếu tố chủ quan theo kiểu tín ngưỡng luận ở chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa bi quan cá nhân ở chủ nghĩa hiện sinh, song, như Engels từng viết về sự cáo chung khó tránh khỏi của triết học cổ điển Đức (tác phẩm “Ludwig và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”), chủ nghĩa thực dụng lẫn chủ nghĩa hiện sinh khó đạt được thành cơng như hình thức ngun thủy của chúng. Có thể khẳng định rằng trong triết học phương Tây hiện đại khơng có học thuyết nào thống trị lâu dài như trước đây, song chính vì vậy mà đơi khi những biểu hiện bế tắc, thiếu ổn định, thậm chí cả tình trạng khủng hoảng, mất phương hướng vẫn diễn ra.
Thứ ba, so với truyền thống cổ điển, trong triết học hiện đại khuynh
hướng phi duy ly chiếm vị trí quan trọng, đơi lúc vượt qua khuynh hướng
“khoa học”, chi phối diện mạo đời sống chính trị, xã hội và tinh thần của các nước phương Tây. Khả năng chi phối này xuất phát từ sự bất lực của lý trí khoa học trong việc giải quyết các vấn đề nhân sinh - xã hội, từ nhu cầu tìm hiểu sâu sắc hơn đời sống nội tâm của con người và thái độ sống của họ trong thời đại khủng hoảng định hướng giá trị.
Trong khuynh hướng phi duy lý mặt chủ quan của tồn tại người, hay
chủ quan tính, được đề cao, cả chủ quan tính con người- cá nhân lẫn thế giới
tinh thần của con người nói chung. Đối với nhánh hiện sinh “vơ thần” hay phân tâm học và triết học sự sống thì sự quan tâm thái quá dành cho cá nhân (J. P. Sartre:”Khơng có thế giới nào khác ngồi thế giới chủ quan tính của con người”). So với chủ nghĩa duy tâm cổ điển sự quan tâm này thể hiện rõ nét và tập trung hơn. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan của G. Berkeley (Tồn tại - nghĩa là được tri giác) và J. Fichte (cái Tôi tinh thần tuyệt đối, sáng tạo ra và chi phối mọi thứ) khó mà sánh nổi các trường phái vừa nêu về phương diện cái
Tôi cá nhân. Sự lý giải con người một cách phiến diện có thể dẫn đến các biểu hiện của chủ nghĩa duy ý chí hoặc chủ nghĩa bi quan lịch sử: cái thứ nhất xem ý chí, từ ý chí sự sống đến ý chí quyền lực, như bản nguyên hoạt động quyết định; cái thứ hai mô tả một cách cường điệu bức tranh ảm đạm của xã hội, sự xung đột giữa xã hội và cá nhân. Nhánh hiện sinh hữu thần và một số trường phái phi duy lý - tôn giáo tập trung lý giải bản chất và ý nghĩa của thế giới tinh thần nhân loại, kể cả trở lại với quan niệm truyền thống về vai trò của các lực lượng siêu nhiên thần bí.
Thứ tư, biểu hiện dễ thấy trong triết học phương Tây hiện đại là sự
hình thành “con đường thứ ba”, “trung lập”, mà đại diện là chủ nghĩa thực
chứng, các học thuyết duy khoa học, kỹ trị, khuếch trương mặt kỹ thuật của tiến bộ xã hội. “Con đường thứ ba” chẳng qua là toan tính vượt qua cả chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm, loại bỏ hệ thống các vấn đề triết học, trong đó có vấn đề cơ bản của triết học, được đặt ra ngay từ thời cổ đại, thông qua cuộc tranh luận giữa các triết gia về vấn đề bản nguyên và bản tính của thế giới, về khả năng nhận thức thế giới cũng như cơ sở của tri thức. “Con đường thứ ba” cũng làm gần triết học với các khoa học chuyên biệt, cụ thể. Cùng với với khuynh hướng “khoa học”, hàng loạt trường phái triết học được mở đầu bằng từ nhân bản, nhân học (nhân học triết học, nhân học văn hóa, nhân học khoa học...) đều chủ trương “con đường thứ ba” với mục đích khắc phục sự nghèo nàn và đơn điệu trong đối tượng nghiên cứu, song xét đến cùng không tránh khỏi tính quy định thế giới quan và nhận thức luận, gắn với việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.
Thứ năm, mấy thập niên gần đây diễn ra q trình kết hợp, hịa lẫn
nhiều dịng tư tưởng, đem đến một số kết quả nhất định. Có thể kể đến: sự phân tích lơgíc - ngơn ngữ và phân tâm học xã hội bán hiện sinh; chủ nghĩa cấu trúc và nhân học triết học; chủ nghĩa duy lý mới và triết học xã hội của trường phái Frankfurt, sự phân tích chức năng trong xã hội học và chú giải
học, chủ nghĩa hiện sinh-mới và phái Thomas mới, chú giải học và phân tích ngơn ngữ...Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc các nhà triết học phương Tây quan tâm nhiều đến các khía cạnh văn hóa, đạo đức, triết học khoa học, dự đốn học, nhất là dự đoán xã hội. Tại nhiều trường đại học, nhiều trung tâm nghiên cứu đã hình thành nên hàng loạt chuyên ngành mới của triết học, nhưng bớt dần yếu tố siêu hình, gia tăng những cách tiếp cận mới, gắn với xã hội học, chính trị học, nhân học văn hóa, kinh tế học, luật học, khu vực học, các khoa học tự nhiên như sinh học, y học, công nghệ tin học v. v. . Suy nghĩ