Một số nhận xét cơ bản rút ra khi nghiên cứu triết học phương Tây hiện đạ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI (DÙNG CHO HỌC VIÊN CAO HỌC VÀ NGHIÊN CỨU SINH) (Trang 40 - 47)

chóng của đời sống hiện thực, những chuyển biến phức tạp của sinh hoạt chính trị - xã hội, những vấn dề nảy sinh từ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và với chính mỉnh, các hệ quả của tiến bộ khoa học - công nghệ, nhu cầu liên kết, hợp tác giữa các dân tộc và những mâu thuẫn mới nảy sinh. . . khiến cho những tham vọng của thứ triết học bao quát tất cả, đại diện cho tất cả, mà thời cổ điển từng tồn tại, khơng cịn phù hợp nữa. Mỗi một điểm nóng nảy sinh từ thực tại cần có cách lý giải tương ứng, mà muốn như thế không thể không liên kết các nhà nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực khác nhau cùng tìm ra lời đáp cho một vấn đề.

Trong xu thế hội nhập và tồn cầu hóa hiện nay một số trào lưu tư tưởng, vốn hình thành từ rất lâu, được dịp trỗi dậy với những điều chỉnh mới, bớt tính cực đoan hơn. Tân hiện sinh, tân thực dụng nỗ lực làm mới mình cho phù hợp với nhịp sống hiện đại. Mặc dù vậy chúng khơng tạo được sức hấp dẫn so với thời hồng kim đã qua. Cùng với sự phục hồi này là phong trào “hậu hiện đại”, “giải cấu trúc” ngày càng thu hút sự quan tâm của xã hội nói chung và giới học thuật nói riêng.

2.7.2 Một số nhận xét cơ bản rút ra khi nghiên cứu triết học phương Tâyhiện đại hiện đại

pháp biện chứng duy vật khi nghiên cứu các nội dung trong trong triết học phương Tây hiện đại

Sự hiện diện của các lý tưởng trong triết học phương Tây hiện đại ở Việt Nam đã có một lịch sử nhất định, và dù thừa nhận hay khơng thì các dịng trào lưu lý tưởng của triết học phương Tây hiện đại, trong đó có vấn đề liên quan đến con người đã trở thành một bộ phận cấu thành trong đời sống văn hóa - tư tưởng của xã hội Việt Nam hiện đại. Hiện nay, có thể khẳng định các tý tưởng trong triết học phương Tây hiện đại đang biểu hiện ở một mức độ nhất định đời sống xã hội Việt Nam nói chung cũng như trong các tác phẩm văn học - nghệ thuật, trong lối sống, nhất là ở các vùng đô thị lớn nước ta nói riêng. Nhu cầu tìm hiểu, nhận diện các tư tưởng trong triết học phương Tây hiện đại cũng bắt đầu thu hút sự quan tâm chú ý của giới trí thức (biểu hiện ở chỗ ngày càng nhiều luận văn, luận án, sách viết về nó; rồi những cơng trình nghiên cứu có giá trị của các học giả lần lượt được tái bản).

Chắc chắn trong thời gian tới, những ảnh hưởng của các lý tưởng trong triết học phương Tây hiện đại, trong đó có nội dung liên quan đến con người ở nước ta sẽ còn đậm nét hơn nữa. Lý do trước hết là tồn cầu hóa đang trở thành xu thế tất yếu của thời đại. Cùng với quá trình trao đổi, bn bán, hợp tác về kinh tế là q trình giao lưu về văn hóa giữa các dân tộc. Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông, công nghệ thơng tin, Internet trợ giúp rất đắc lực cho q trình này: những phát minh khoa học - cơng nghệ, những sản phẩm văn hóa xuất hiện ở một nơi nào đó nhanh chóng có mặt trên khắp hành tinh, sự tác động và ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. (CMCN 4.0) và các dòng chủ lưu của lý tưởng trong triết học phương Tây hiện đại, cũng như các sản phẩm lý tưởng khác của văn minh phương Tây, thông qua sách báo, âm nhạc, điện ảnh. sẽ xâm nhập như vũ bão vào các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

đang tạo điều kiện thuận lợi cho những lý tưởng thuộc hệ lý tưởng triết học phương Tây hiện đại nảy nở và phát triển. Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của cơng nghiệp hóa, của kinh tế thị trường. xã hội Việt Nam đang chuyển mình từ truyền thống sang hiện đại, giống nhý xã hội phương Tây trước đây, khi đó sẽ có sự va chạm giữa các giá trị dẫn đến những khủng hoảng và đổ vỡ trong đời sống tinh thần. Đúng như Alvil Toffler trong Làn sóng thứ ba (The third wave) đã nhận xét: một khi các thiết chế ràng buộc cộng đồng sụp đổ trong xã hội công nghệ, thì “Kết quả là tai họa lan tràn về sự cô đơn. Ngày nay cô đơn quá phổ biến đến nỗi nó trở thành một kinh nghiệm được chia sẻ”I.

Vấn đề đặt ra với chúng ta hiện nay là cần phải có những hiểu biết đầy đủ, tồn diện hơn về các lý tưởng trong triết học phương Tây hiện đại để có hướng tiếp nhận phù hợp. Kinh nghiệm lịch sử cho chúng ta những bài học quý báu đối với vấn đề này.

Thứ hai, cần nghiên cứu toàn toàn diện và vạch đúng bản chất của

triết học phương Tây hiện đại để có cách tiếp nhận phù hợp trong bối cảnh hội nhập cũng như trước sự tác động của CMCN 4.0

Là nền triết học có khuynh hướng và đặc trưng khác hẳn với giai đoạn triết học cổ điển; là triết học của giai cấp tư sản hiện đại, ra đời và tồn tại chủ yếu ở những nước tư bản lớn như Anh, Pháp, Đức, Mỹ..., chúng tôi cho rằng, việc nghiên cứu những xu hướng căn bản của triết học phương Tây hiện đại, sẽ có ý nghĩa quan trọng:

(i) , Giúp chúng ta lý giải và hiểu toàn diện, sâu sắc hơn về triết học Mác; (ii), Mở rộng nghiên cứu triết học Mác, làm giàu và phát triển triết học

Mác;

(iii) , Nâng cao khả năng nhận thức.

Đối với (i), chúng tôi cho rằng, những thách thức đối với triết học Mác

ngày nay đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến triết học phương Tây hiện I Nguyễn Văn Trung (dịch - 1992), Làn sóng thứ ba, Nxb Thơng tin - Lý luận, Hà Nội, tr. 174

đại.

Đối với (ii), tuy các tác giả phương Tây nhấn mạnh một chiều vấn đề

của họ nghiên cứu để chống lại vấn đề cơ bản của triết học, nhưng các vấn đề của họ nghiên cứu đều có ý nghĩa hiện thực. Chúng ta cần phân biệt điều đó để thấy tính hiện thực của những vấn đề ấy. Cần phân biệt những giải thích sai lầm của họ với những sự tìm tịi có ý nghĩa của họ và chúng ta nên tiếp nhận những gợi ý của họ trong việc nghiên cứu, làm giàu triết học Mác.

Đối với (iii), xét về bản chất, yêu cầu đổi mới triết học đòi hỏi chúng ta

phải nhìn nhận đúng hơn về triết học phương Tây hiện đại, nó cũng là một thành tựu lớn của loài người.

Đến với các lý tuởng triết học phương Tây hiện đại, trước hết chúng ta khơng nên tìm hiểu lý tưởng triết học phương Tây hiện đại chỉ thông qua ý kiến đánh giá của các nhà phê bình (bởi vì những người đứng trên lập trường khác nhau sẽ có cách nhìn nhận khác nhau); muốn hiểu đúng bản chất lý tưởng triết học phương Tây hiện đại chúng ta phải nghiên cứu những lý tưởng do chính các triết gia phương Tây tạo ra, từ đó mới có cơ sở để đánh giá đúng đắn giá trị và hạn chế, mặt tích cực và tiêu cực của nó. Tất nhiên, cơng việc này đối với chúng ta hiện nay không dễ chút nào, bởi tư tưởng triết học phương Tây hiện đại là một trào lưu tư tưởng đối phức tạp với nhiều xu hướng khác nhau, trong khi đó các tác phẩm triết học phương Tây, và nói chung là hầu hết các tác phẩm triết học giá trị của nhân loại, được dịch ra tiếng Việt rất ít, chất lượng bản dịch lại khơng cao.

Theo chúng tôi, các lý tưởng triết học phương Tây hiện đại cũng như bất cứ triết thuyết nào khác chứa đựng những giá trị và hạn chế, những mặt tích cực và tiêu cực.

Các tư tưởng triết học phương Tây hiện đại thể hiện trước hết ở chỗ nó đề cao tính độc đáo, tính tự do, tự chủ và sáng tạo ở mỗi con ngýời. Các tư tưởng triết học phương Tây hiện đại khơng chấp nhận những cái có sẵn đã

thành khn sáo mà luôn kêu gọi con người ta phải vươn lên vượt qua tình trạng hiện tại, thốt ra khỏi những lối mịn để sáng tạo nên những giá trị mới.

Triết lý tự do, đề cao tính tự chủ sáng tạo của các tư tưởng triết học phương Tây hiện đại cũng rất phù hợp và được áp dụng nhiều trong giáo dục học hiện đại. Ở phương Tây, đặc biệt là ở Mỹ, đã ra đời một trường phái giáo dục mới gọi là giáo dục học hiện sinh với những thành tựu và ảnh hưởng đáng kể. Ở Việt Nam có lẽ rất cần phải tìm hiểu và ứng dụng lý tưởng hiện sinh vào giáo dục để có những thay đổi nhất định trong triết lý giáo dục của chúng ta hiện nay. Giáo dục của chúng ta nhìn chung vẫn thiên về truyền đạt tri thức, chưa chú trọng đúng mức đến việc rèn luyện tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo ở người học. Kết quả là học sinh, sinh viên Việt Nam chỉ giỏi bắt trước mà ít khả năng sáng tạo. Trong kỷ ngun tồn cầu hoá với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, nếu không tạo ra được những phát minh, sáng chế giá trị, những sản phẩm mới mẻ, độc đáo... chúng ta sẽ khơng có chỗ đứng trên thị trường.

Việc nghiên cứu về con người của chúng ta, theo tơi, cịn nhiều bất cập và hạn chế. Từ chỉ dẫn của Marx: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”II, chúng ta mới chỉ quan tâm nghiên cứu con người qua những biểu hiện bề ngoài trong các mối quan hệ hiện thực (quan hệ kinh tế, chính trị, đạo đức, tơn giáo, quan hệ giai cấp, dân tộc.) mà chưa đi sâu vào thế giới nội tâm phong phú và phức tạp bên trong con người, kết quả là những hiểu biết của chúng ta về con người vẫn còn hời hợt, sơ sài, nói theo ngơn ngữ của Chủ nghĩa hiện sinh thì chúng ta mới chỉ hiểu kiện tính của con người; nhiều hiện tượng tâm lý, ý thức phi lý tính ở con người chúng ta chưa lý giải được. Từ đó dẫn đến những chủ trương, chính sách phát triển con người tồn diện của chúng ta còn nhiều bất cập. II Nguyễn Hữu Vui, Nguyễn Ngọc Long (chủ biên - 2004), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 471

Chúng ta chủ yếu nhấn mạnh đến các yếu tố xã hội mà chưa chú ý đúng mức đến các yếu tố tâm lý phi lý tính trong sự phát triển nhân cách con người.

Các trào lưu triết học phí lý tính phương Tây hiện đại chú trọng việc đi sâu nghiên cứu thế giới nội tâm con người, và để làm được việc đó họ thường tách con người ra khỏi các mối quan hệ hiện thực. Chúng ta cho như vậy là siêu hình. Nhưng chúng ta nên nhớ khơng phải bao giờ phương pháp siêu hình cũng khơng phù hợp: Các nhà triết học và khoa học tự nhiên cận đại bằng phương pháp siêu hình đã có những khám phá mới về các kết cấu vật chất đem lại hiểu biết thế giới chính xác hơn nhiều so với các nhà biện chứng tự phát cổ đại. Cũng như vậy, các trào lưu triết học phi lý tính phương Tây hiện đại đang có những khám phá mới mẻ ở một phương diện nào đó trong đời sống tâm lý, ý thức con người. Tất nhiên việc hiểu về con người chỉ trên một phương diện nào đấy theo kiểu “thày bói xem voi” sẽ khơng thể đúng được. Kết hợp những khám phá mới của các trào lưu triết học phi lý tính hiện đại và quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin có thể đem lại cho chúng ta một cái nhìn tồn diện và sâu sắc hõn về con người, giống như trước đây Mác, Ăngghen đã kết hợp phép biện chứng cổ đại và phép siêu hình cận đại để có cái nhìn biện chứng duy vật về thế giới tồn diện và sâu sắc hơn các nhà triết học trước đó.

Các lý tưởng triết học phương Tây hiện đại nói chung, trong đó có chủ nghĩa hiện sinh đã đi sâu vào tìm hiểu thế giới nội tâm của con người, và những quan niệm họ đưa ra có thể cho chúng ta hiểu thêm những khía cạnh nào đó trong bản chất con người. Chủ nghĩa hiện sinh cho rằng con người là thực thể duy nhất có ý thức. Nhờ ý thức, con người vươn lên, vượt qua tình trạng sự vật để trở thành một thực thể có bản tính độc đáo và tự do. Nhưng cũng chính vì có ý thức, con người nhận ra sự tồn tại hữu hạn của mình. Vì thế, con người trong cuộc đời luôn mang nặng nỗi lo âu, sợ hãi trước cái chết, trước nguy cơ trở thành hư vô; mọi hành vi của con người đều nhằm phủ

nhận hay lãng quên nỗi sợ hãi đó.

Sử dụng cách lý giải hiện sinh trên về con người, nhiều nhà liệu pháp

tâm lý đã đi sâu tìm hiểu những chấn động tinh thần các bệnh nhân mắc phải

trong cuộc sống và tìm ra những phương pháp chữa trị hữu hiệu. Tất nhiên, những chấn động tinh thần ở các bệnh nhân có nguyên nhân tâm lý sâu xa, nhưng xét đến cùng vẫn xuất phát từ những tác động của môi trường xã hội.

Xã hội Việt Nam hiện nay đang trong bước chuyển mình sang nền kinh tế thị trường, sẽ có sự va chạm về giá trị giữa truyền thống và hiện đại, hậu quả không tránh khỏi là những rạn nứt, khủng hoảng, đổ vò... trong đời sống tinh thần, những căn bệnh tinh thần của thời đại rất dễ có nguy cơ phát sinh và lan tràn rộng rãi. Về lâu dài, biện pháp khắc phục hữu hiệu nhất là từng bước xây dựng một xã hội công bằng, tốt đẹp hơn; nhưng trước mắt, việc nghiên cứu và ứng dụng các lý tưởng triết học phương Tây hiện đại vào tìm hiểu và chữa trị những cãn bệnh và những tồn tại xuất phát trong quá trình phát triển ở Việt Nam hiện nay có một ý nghĩa nhất định, cần phải được quan tâm xem xét, quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI (DÙNG CHO HỌC VIÊN CAO HỌC VÀ NGHIÊN CỨU SINH) (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w