Có thể nói rằng, triết học phương Tây hiện đại là một hình thái lý luận của thế giới quan và nhân sinh quan của giai cấp tư sản, là sự phản ánh thực trạng xã hội tư bản chủ nghĩa ở những hoàn cảnh lịch sử cụ thể khác nhau. Và trong suốt chiều dài lịch sử triết học phương Tây từ cổ đại Hy Lạp trải qua giai đoạn Trung cổ, Phục hưng và Cận đại đến nay (2020), những vấn đề triết học phương Tây bàn đến vẫn còn là những để tài tranh luận chưa chấm dứt. Trong những nội dung đó, triết học phương Tây hiện đại đã phản ánh được một số vấn đề mới của thời đại hiện nay, đã có những tìm tịi, và đạt được một số thành quả nhận thức nhất định, góp phần làm phong phú thêm kho tàng tri thức đồ sộ của nhân loại về thế giới, về thời đại hiện nay.
Trong nền triết học phương Tây hiện đại, nhiều trào lưu triết học vẫn coi những vấn đề triết học về con người là vấn đề trung tâm của những suy tư triết học mà tiêu biểu là chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa Phơrớt. Triết học phương Tây hiện đại có hàng trăm trường phái, nhưng tập trung bàn về ba hệ triết học: triết học con người, triết học khoa học và triết học tơn giáo, trong đó trung tâm là triết học về con người, thân phận con người, dù đa dạng nhưng chung qui là “tìm về nhân vị con người” (M.Schler), hay hướng về “những giá trị con người” (R.Le Senne 18821954 ). Trong các trào lưu triết học hiện nay về con người chủ yếu là: chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa Phrớt (Freud), chủ nghĩa thực dụng....
Và có thể nói rằng, đã có nhiều học thuyết triết học phương Tây cận hiện đại đang tồn tại ở Việt Nam hiện nay, chúng đươc du nhập, truyền bá vào trong những thời điểm khác nhau và có vai trị, ảnh hưởng khác nhau trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, chúng ta cần nhạy bén cảnh giác với các thế lực thù địch hịng thực hiện âm mưu diễn biến hồ bình, khi chúng đưa ra
chiêu bài dân chủ vù nhân quyền để phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và những thành quả cách mạng mà nhân dân ra đã giành đươc. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của triết học phương Tây hiện đại ở Việt Nam là một đề tài khó vì tính khái qt của nó. Do tầm vóc của nội dung vấn đề, do trình độ có hạn, do hạn chế về thời gian thực hiện, hạn chế về nguồn tài liệu, tính năng động của thực tiễn và đời sống lý luận... ./.