Đánh giá hiệu quả sản xuất của cây bưởi Bằng Luân qua kết quả nghiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất bưởi bằng luân của các nông hộ nông dân trên địa bàn xã bằng luân, huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 44 - 55)

nghiên cứu trên địa bàn xã Bằng Luân

4.2.2.1 Tình hình đầu tư trong sản xuất:

Bưởi Đoan Hùng là loại cây ăn quả truyền thống, cây đặc sản có giá trị riêng của xã Bằng Luân, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với giống bưởi đặc sản và công nhận là tài sản Quốc gia được Nhà nước bảo hộ vô thời hạn trên toàn lãnh thổ. Trong những năm qua, để phát triển tiềm năng của giống bưởi Đoan Hùng, huyện Đoan Hùng nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung đã đưa ra nhiều chính sách, phương án để phát triển thương hiệu bưởi Đoan Hùng. Ban lãnh đạo đã từng bước chỉ đạo, tuyên truyền đến với người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ, phát triển thương hiệu bưởi Đoan Hùng, giúp người dân yên tâm mở rộng sản xuất và kêu gọi đầu tư. Đến thời điểm hiện tại, xã đã trồng mới thêm đến gần 400ha cây bưởi, nâng diện tích bưởi đặc sản lên đến 1.500ha, diện tích cho thu hoạch là 1.100 ha, ước tính giá trị sản phẩm đạt trên 20.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã và đang đạt được thì vẫn còn một vài hạn chế bộc lộ như chuyển đổi đất phi nông nghiệp, quy trình kỹ thuật khép kín (trồng, chăm sóc, bón phân,…) còn cần cải thiện, chất lượng, mẫu mã sản phẩm vẫn chưa đến được với người tiêu dùng một cách rộng rãi,…:

Diện tích bưởi bình quân chung 1 hộ là khoảng 2000m², trong đó diện tích trồng mới là 1026,4m², diện tích đã cho thu hoạch là 974m². Diện tích trồng bưởi Bằng Luân bình quân một hộ lớn hơn diện tích trồng bưởi Sửu, do đất tại xã phù hợp với bưởi Bằng Luân hơn là với bưởi Sửu.

Bình quân một hộ trồng bưởi có khoảng 200 cây, trong đó số bưởi mới trồng gấp 4-5 lần số cây bưởi đã cho thu hoạch. Vào thời điểm điều tra, năng suất cho thu hoạch là khá cao, bình quân 1 cây cho sản lượng 28-30 kg.

37

Bảng 4.6: Diện tích, sản lượng bưởi quả của hộ điều tra

(Bình quân 1 hộ điều tra)

Diễn giải ĐVT Bưởi Sửu Bưởi Bằng

Luân

1. Diện tích bưởi 1 hộ m² 564,3 1456,9

- KTCB m² 337,8 1263,2

- Sản xuất kinh doanh m² 357,0 985,2

2. Số cây bình quân 1 hộ cây 50 150

- KTCB cây 37 100

- Sản xuất kinh doanh cây 13 50

3. Sản lượng bưởi quả 1 hộ kg 120 450

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Cho đến thời điểm hiện tại, các hộ trồng bưởi Bằng Luân vẫn trồng và canh tác theo hình thức hộ gia đình, diện tích trồng vẫn còn ở giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB). Cây bưởi lâu năm mặc dù có tăng lên so với khoảng 5 năm trước nhưng vẫn còn trồng xen kẽ, phân tán giữa các giống bưởi khác và các loại cây ăn quả khác, do đó các chi phí đầu tư cho cây bưởi vẫn còn cần tính toán nhiều.

Có thể thấy được, Quy mô trồng bưởi Bằng Luân của các hộ điều tra là khá lớn. Nếu trung bình một hộ có 2000m² trồng bưởi thì bưởi Bằng Luân chiếm đến 2/3 diện tích cây trồng. Tuy vậy, quy mô của mỗi hộ là khác nhau bởi với hộ nhỏ, họ thường chỉ có một mảnh đất trồng, nhưng với các hộ lớn hơn, họ có thể có đến 3 – 4 mảnh đất để phát triển sản xuất. Ở bảng trên, ta chủ yếu chỉ điều tra ở các hộ nhỏ vì tại xã Bằng Luân, số lượng các hộ trồng nhỏ vẫn chiếm phần lớn. Nhưng hộ trồng lớn cũng có khoảng 15 - 17 hộ, diện tích trồng bưởi Bằng Luân của họ của họ ở giai đoạn KTCB trung bình là 4000m², còn số diện tích cây đang trong giai đoạn sản xuất kinh doanh cũng phải đến 2000m². Nếu so sánh với các hộ trồng bưởi nhỏ, chi phí mà các hộ trồng lớn phải bỏ ra chắc chắn

38

sẽ lớn hơn gấp 2 – 3 lần so với các hộ trồng nhỏ, thu nhập hỗn hợp của họ cũng sẽ cao hơn so với các hộ trồng nhỏ vì họ bắt buộc phải áp dụng nhiều ứng dụng khoa học kỹ thuật hơn cho cây trồng của mình để có thể duy trì chất lượng và sản lượng.

Để đánh giá hiệu quả sản xuất của các hộ, tôi sử dụng công thức chỉ số GO tính từ yếu tố chi phí sản xuất:

GO = Tổng chi phí

sản xuất + Lợi nhuận +

Trợ cấp sản xuất (nếu có)

Tuy nhiên, chi phí giữa các hộ là khác nhau do các hộ nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ cao (khoảng hơn 50 hộ với số cây bưởi Bằng Luân là khoảng 50 cây/hộ) trong khi hộ trồng lớn lại khá thấp (khoảng 20 hộ với số cây bưởi Bằng Luân là hơn 200 cây/hộ). Đối với hộ trồng nhỏ, cây bưởi Bằng Luân nói riêng cũng như một vài giống bưởi khác nói chung được trồng chủ yếu là để tăng thêm thu nhập của họ vì các hộ này tập trùng vào trồng lúa, chăn nuổi lợn, gia cầm ( 1 số hộ có nuôi thuỷ sản) nhiều hơn. Theo ý kiến của các hộ này, tổng chi phí sản xuất của họ cho mỗi mùa bưởi là khoảng 20 – 25 triệu đồng, lợi nhuận mà họ thu về chỉ đạt khoảng 30 – 35 triệu. Vậy nên ta sẽ có:

GO = 25000000 + 30000000 = 55000000 (triệu đồng)

Trên thực tế, con số đó có thể thấp hơn khi nhiều hộ không có ý định mở rộng sản xuất vườn bưởi của mình. Như đã đề cập ở trên, các hộ trồng bưởi chỉ là để tăng thêm thu nhập nên nhu cầu của họ đối với việc phát triển sản xuất bưởi Bằng Luân là rất thấp. Tại các hộ này, áp dụng KHKT hay các phương pháp trồng mới hầu như là không có, các hộ chủ yếu trồng dựa trên kinh nghiệm có từ trước, không có sự thay đổi trong cách chăm sóc nên năng suất và chất lượng của quả rất thấp (0,5 – 0,6 kg/quả).

Còn đối với các hộ trồng lớn, chi phí và lợi nhuận của họ cũng rất khác biệt. Qua kết quả điều tra, các hộ lớn thường có diện tích đất trên 3000m² và hơn

39

một nửa trong số đó là bưởi Bằng Luân. Tại các hộ này, số cây bưởi Bằng Luân trung bình mỗi hộ là 150 cây/hộ (sẽ có hộ thấp hơn nhưng cũng chỉ là một vài hộ). Nhiều hộ còn có cây từ 10 – 20 năm tuổi, thậm chí là trên 20 năm tuổi. Bưởi là loại quả thời gian tuổi cây càng cao thì chất lượng quả càng thấp. Theo như một số hộ, trọng lượng quả bưởi Bằng Luân của họ có thể đạt 1,1kg/quả. Nếu như các hộ trồng nhỏ chỉ sử dụng 20 triệu làm chi phí sản xuất cho cây bưởi thì các hộ lớn thường đầu tư đến 50 – 70 triệu cho mỗi mùa bưởi của mình, tuy số vốn mà họ đầu tư vào là khá lớn nhưng lợi nhuận của các hộ này là rất cao. Theo như các chủ hộ, thông thường sau mỗi mùa bưởi, họ có thể thu được 250 – 350 triệu đồng.

GO = 70000000 + 250000000 = 320000000 (triệu đồng)

Nếu ta so sánh giá trị sản xuất (GO) giữa 2 quy mô hộ thì có thể thấy sự chênh lệch khá lớn. Trong khi đó, chi phí trung gian (IC) giữa 2 nhóm hộ này cũng có sự khác biệt. Nhưng chi phí này lại khá khó tính do không phải hộ nào cũng có thể cung cấp thông tin chính xác cho việc điều tra. Đối với các hộ nhỏ, IC của họ khá nhỏ và có thể bị lẫn với chi phí trung gian của các hoạt động nông nghiệp khác như trồng lúa. Chí phí trung gian của các hộ trồng nhỏ ít là do các chi phí về vật chất và lao động đều là hộ tự cung tự cấp. Các chi phí như phân bón, cắt tỉa, thuốc BVTV đều là họ tự mua hoặc đi xin nên số lượng không đáng kể, lao động cũng thường là những người trong gia đình nên chi phí lao động cũng gần như bằng 0.

Với các hộ lớn thì IC của họ sẽ lớn hơn do các hộ này có áp dụng KHKT, thuê lao động và các hoạt động khác (thu hoạch, vận chuyển,…). Như đã được đề cấp ở trên, tổng chi phí sản xuất mà hộ bỏ ra là khá lớn (khoảng 70 triệu/vụ) nhưng lợi nhuận mà họ có được sau mỗi mùa vụ lại cao gấp 3 lần chi phí mà họ phải bỏ ra cho việc sản xuất. Chính vì vậy nên các hộ lớn thường đẩy mạnh đầu tư cho vườn bưởi của mình, đặc biệt là với bưởi Bằng Luân.

40

Hơn nữa, khi điều tra, tôi cũng thấy xã đang có nhiều hộ mới trồng xuất hiện. Do chỉ là hộ mới trồng nên quy mô diện tích của họ vẫn được xếp vào nhóm hộ nhỏ. Nhưng nếu so sánh với nhóm hộ trồng lâu năm, hộ mới trồng lại cho ra cây có năng suất và chất lượng tốt hơn các hộ lâu năm. Lý do là bởi họ dễ dàng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật hơn là các hộ lâu năm, hơn nữa, chủ hộ trồng mới thường là những người trẻ tuổi, có khả năng tiếp thu các kiến thức này tốt hơn so với các chủ hộ lâu năm. Khả năng nắm bắt thị trường của họ cũng tốt hơn so với các hộ lâu năm, họ chủ động tìm kiếm nguồn ra không chỉ là với các thương lái mà còn với các siêu thị, cửa hàng thực phẩm, trái cây,… Tuy nhiên, mặc dù chất lượng và sản lượng của các hộ trồng mới khá tốt thì họ lại có khá ít cây trồng lâu năm. Bưởi là giống cây trồng mà tuổi cây càng cao thì chất lượng quả lại càng tốt, hơn nữa cây lâu năm tuổi cũng tiêu tốn ít chi phí chăm sóc hơn so với cây ít tuổi. Đây là điều mà hộ trồng mới còn gặp khó khăn bởi chi phí mà họ phải bỏ ra ở cả 2 giai đoạn là KTCB và sản xuất kinh doanh là rất lớn.

Trong thâm canh bưởi, mặc dù đã áp dụng nhiều kỹ thuật mới như hệ thống nước nhỏ giọt, màng bọc,… nhưng với sự biến đổi nhanh chóng của thời tiết đã làm ảnh hưởng đến chất lượng, mẫu mã quả, khả năng phát triển của phần diện tích bưởi mới trồng. Nhiều hộ trồng bưởi nhưng vẫn trồng xen kẽ các giống cây ăn quả, cây trồng khác (chè, rau,…). Đồng thời, họ vẫn còn chưa dám áp dụng các kỹ thuật mới do lo ngại sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí. Người trồng bưởi vẫn còn chưa áp dụng đúng quy trình bón phân và chăm sóc cây, đặc biệt là ở các hộ nhỏ lẻ.

41

Bảng 4.7: Lượng phân bón 3 năm đầu sau trồng cho cây bưởi Bằng Luân

( Tính cho 1 cây)

Tuổi cây Lượng phân bón

Phân hữu (kg/cây) Đạm urea (g/cây) Lân super (g/cây) Kaliclorua (g/cây) Vôi bột (g/cây) Năm 1 - 120 - 200 - 100 - 400 - Năm 2 25 150 - 300 400 - 500 150 - 500 500 - 1000 Năm 3 25 300 - 600 800 - 1200 250 - 800 800 - 1000

(Nguồn: Sách hướng dẫn bưởi đặc sản Đoan Hùng – kỹ thuật trồng và chăm sóc, Trung tâm khuyến nông tỉnh Phú Thọ)

Người dân vẫn còn tư tưởng ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước, họ chưa dám đầu tư mạnh vì không nắm rõ được sự biến động của thị trường. Các hộ lớn thì đẩy mạnh sản xuất, để mở rộng quy mô, họ đã áp dụng việc dán tem, truy suất nguồn gốc để người tiêu dùng an tâm sử dụng sản phẩm của mình. Tuy nhiên, với các hộ nhỏ lẻ, hầu như không chú trọng vào khâu chăm sóc nên chất lượng bưởi khá thấp, khi bán ra giá không cao như kỳ vọng nên thu nhỏ lại quy mô vườn của mình và chuyển dần sang trồng các loại cây trồng khác.

Do chưa năm bắt được rõ tình hình sản xuất của các hộ nên nhiều doanh nghiệp vẫn còn chần chừ trong việc rót vốn đầu tư vào cây bưởi, nếu có thì cũng chỉ là một phần nhỏ. Hơn nữa, việc thương hiệu bưởi Đoan Hùng vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ khiến cho việc lợi dụng tên bưởi Đoan Hùng mà bán các sản phẩm kém chất lượng cũng là một hạn chế lớn.

Công tác quy hoạch, hình thành vùng trồng bưởi tập trung vẫn chưa cụ thể, hiện mới đang thí điểm ở một vài nơi. Thời tiết phức tạp, thay đổi thất thường khiến cho sâu bệnh phát triển nhanh chóng nên người dân phải gia tăng việc sử dụng thuốc hoá học. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của quả bưởi, tạo tâm lý đề phòng từ phía người tiêu dùng.

42

Trên thực tế. sau khi trồng từ 3 – 4 năm cây bưởi mới cho thu hoạch quả, chi phí trong giai đoạn này sẽ được tính vào giai đoạn KTCB. Lúc này, người trồng bưởi chưa quan tâm đến mức đầu tư riêng cho từng giống nên tôi không tách chi phí riêng cho giai đoạn này.

Bảng 4.8: Chi phí sản xuất cho 1 ha bưởi Bằng Luân thời kỳ KTCB Diễn giải Giá trị (1000đ) Tỷ lệ (%)

1. Đào hố, trồng cây 450 2,07

2. Giống 3060 14,04

3. Phân hữu cơ 12000 55,07

4. Phân hoá học 3318 15,23

5. Thuốc BVTV, thuốc diệt cỏ 1000 4,59

6. Tưới nước 462 2,12

7. Chi phí khác 1500 6,88

Cộng 21.790 100

(Nguồn: Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Chu kỳ sản xuất kinh doanh của bưởi Bằng Luân trung bình khoảng 50 năm, của bưởi Sửu là 20 năm.

Trong giai đoạn sản xuất kinh doanh, mỗi giai đoạn tuổi cây khác nhau thì mức độ đầu tư chi phí cho cây bưởi là khác nhau. Tôi tiến hành phân loại các vườn cây và tính toán chi phí sản xuất theo từng độ tuổi cây.

43

Bảng 4.9: Chi phí sản xuất bình quân 1 ha bưởi Đoanh Hùng trong giai đoạn sản xuất kinh doanh

Diễn giải ĐVT Bưởi Sửu Bưởi Bằng Luân 6 – 10 năm Trên 10 năm 6 – 10 năm 10 – 20 năm Trên 20 năm 1. Chi phí trung gian (IC)

1000đ 4.364 7.456,3 4.915,0 7.600,0 10.612,5 Phân chuồng 1000đ 1250 2.500,0 1.875,0 3.125,0 4.375,0 Phân đạm 1000đ 825 1.375,0 687,5 1.168,8 1.650,0 Phân lân 1000đ 540 1.350,0 540,0 1.012,5 1.687,5 Phân kali 1000đ 687,5 1.168,8 687,5 1.168,8 1.650,0 Thuốc BVTV 1000đ 500 500,0 500,0 500,0 1.687,5 Tưới nước 1000đ 312,5 312,5 250,0 250,0 1.650,0 Khác 1000đ 250 250,0 375,0 375,0 500,0 2. Công lao động (V) Ngày LĐ 37,5 25,0 37,5 25,0 25,0 3. Khấu hao vườn cây (A)

1000đ 1.089,5 1.089,5 435,8 435,8 435,8 Chi phí bình quân cho 100 kg

1. Chi phí trung gian (IC)

1000đ 31,98 46,03 46,81 62,55 84,68 2. Công lao động (V) Ngày LĐ 0,63 0,27 0,63 0,28 0,21 3. Khấu hao vườn cây (A)

1000đ 0,18 0,12 0,07 0,05 0,04

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Từ bảng trên ta thấy chi phí trung gian trong sản xuất bưởi tăng dần theo tuổi cây, cao nhất ở nhóm cây bưởi Bằng Luân là ở độ tuổi trên 20 năm. Trong các hợp phần tạo nên chi phí trung gian, thì chi phí phân chuồng có giá trị lớn

44

nhất. Điều này cũng phản ánh thực tế là hộ trồng bưởi sử dụng nhiều phân chuồng ở các dạng khác nhau để bón cho bưởi. Dựa trên các kết quả tính toán chi phí sản xuất bình quân 1 ha bưởi trong giai đoạn sản xuất kinh doanh, tôi tính toán mức chi phí trung gian, khấu hao và lao động trên 100 kg bưởi quả các loại. Chi phí trung gian để sản xuất ra 100 kg bưởi của nhóm bưởi Bằng Luân có độ tuổi 6 – 10 năm là lớn nhất, tiếp đó là nhóm bưởi Sửu có độ tuổi trên 10 năm là nhỏ nhất. Như vậy, từ kết quả tính toán chi phí sản xuất bưởi của các hộ điều tra tôi thấy rằng, giữa chi phí sản xuất và tuổi cây bưởi có mối liên hệ với nhau. Tuổi cây bưởi càng cao thì các hộ có xu hướng giảm dần các khoản chi phí đầu tư cho cây bưởi. Thực tế diễn ra ở nhiều hộ trồng bưởi, khi cây bưởi vào độ tuổi thu hoạch quả ổn định thì hộ giảm hẳn đầu tư hoặc không đầu tư nữa. Chính điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ đậu quả thấp, quả bưởi nhỏ lại, mã quả xấu.

4.2.2.2.Tình hình tiêu thụ

Phân phối bưởi Bằng Luân chủ yếu qua các kênh

- Kênh cấp 1: Hồ trồng bưởi => Đại lý/chủ buôn => Hộ bán lẻ => Người tiêu dùng.

Kênh này áp dụng chủ yếu cho giống bưởi Bằng Luân, lượng tiêu thụ bưởi quả Bằng Luân chiếm tỷ lệ khá lớn sản lượng sản xuất ra. Lượng bưởi quả

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất bưởi bằng luân của các nông hộ nông dân trên địa bàn xã bằng luân, huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 44 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)