Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất và nâng cao hiệu quả

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất bưởi bằng luân của các nông hộ nông dân trên địa bàn xã bằng luân, huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 55)

quả sản xuất của cây bưởi Bằng Luân

a. Thuận lợi:

- Để cho ra những trái bưởi chất lượng, người dân tại xã Bằng Luân đã có nhiều năm kinh nghiệm với việc trồng các giống bưởi:

+ Những giống bưởi được lựa chọn khá cẩn thận để tránh việc cây sẽ bị sâu bệnh hoặc chết non.

+ Đất trồng của khu vực thường là đất phù sa với nhiều chất dinh dưỡng, tạo nên môi trường phù hợp để phát triển các vườn bưởi Bằng Luân.

+ Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người dân đã áp dụng hệ thống tưới tự động giúp cho đất trồng luôn giữ được độ ẩm nhất định, đặc biệt là vào mùa khô để cây có thể phát triển và ra quả hàng năm.

+ Vì là khu vực có sống Lô và sống Chảy đi qua nên xã có được nguồn nước dồi dào để phục vụ cho quá trình tưới tiêu cho cây bưởi.

+ Các giai đoạn cho quả của cây phù hợp với điều kiện thời tiết của vùng: Cây bắt đầu ra hoa vào mùa mưa và cho quả khi thời tiết bắt đầu lạnh.

b. Khó khăn:

- Mặc dù hầu hết các hộ trong xã đều trồng bưởi nhưng có khá ít hộ có diện tích lớn, đa phần vẫn là các hộ trồng nhỏ, và thường trồng xen với các giống cây khác chứ không hoàn toàn là bưởi Bằng Luân.

- Nhiều nhà tự nhân giống cây bưởi nhưng hay bị chết cây hoặc cây bị nhiễm sâu bệnh. Quy trình trồng và chăm sóc vẫn còn chưa được chú trọng, đặc biết là ở các hộ trồng nhỏ.

- Do đa phần là các hộ trồng nhỏ nên lợi nhuận thu được vẫn còn bấp bênh. Khi sản phẩm được bày bán, giá vẫn còn khá cao nên ít tiếp cận được với người mua ở các vùng khác.

48

- Quy trình thu hoạch và bảo quản vẫn còn hạn chế do người dân thường bán buôn hoặc bán ngay tại vườn cho thương lái, trong quá trình vận chuyển có thể bị hư hỏng, dập.

- Quy mô sản xuất còn nhỏ, thường chỉ lựa chọn từ một vài hộ nhất định để đóng gói, dán nhãn rồi vận chuyển qua các tỉnh khác.

- Tuy bưởi Đoan Hùng là đặc sản nhưng hiện nay, có rất nhiều nhà vườn cũng phát triển các giống cây bưởi với năng suất cao nên thương hiệu bưởi Bằng Luân vẫn chưa phổ biến nhiều. Sản lượng quả còn thấp, chất lượng kém nên khó cạnh tranh với các giống bưởi như bưởi Diễn, bưởi da xanh, đặc biệt là khi Tết nguyên đán đến gần.

- Trong những năm gần đây, bưởi Bằng Luân đã được chú trọng hơn nhưng vẫn chưa có nhiều chương trình nghiên cứu chuyên sâu nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của giống bưởi. Các lớp hướng dẫn vẫn được mở ra nhưng không phải người dân nào cũng đến học, hoặc vẫn chưa áp dụng hết những kiến thức đã học được do gia đình chưa mở rộng sản xuất hoặc lo sẽ phải bỏ ra nhiều chi phí hơn cho quá trình sản xuất.

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất bưởi Bằng Luân:

4.3.1 Các yếu tố tự nhiên a. Thời tiết:

Cụ thể của yếu tố thời tiết mà được đề cập đến ở đây là lượng mưa; theo ý kiến của các hộ trồng bưởi được phỏng vấn thì vào thời điểm hoa nở rộ gặp thời tiết mưa liên tục làm thối hoa và rụng không đậu quả được. Theo ý kiến của các hộ, yếu tố mưa chỉ là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra hiện tượng mất mùa. Qua kết quả điều tra tìm hiểu cho thấy có một số các hộ cùng trong điều kiện khí hậu của vùng nhưng vẫn cho năng suất quả đều hàng năm, trong khi các hộ khác trong vùng đều mất mùa. Sự tác động của yếu tố khí hậu được giải thích đó là sự tác động tổng hợp của các yếu tố thời tiết, không phải sự tác động của riêng từng yếu tố. Qua kết quả theo dõi khí tượng và thực tế cho thấy,

49

giai đoạn hoa bưởi nở gặp điều kiện thời tiết xấu là mưa nhiều, kết hợp nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao và thiếu ánh sáng; các điều kiện thời tiết này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các loại sâu và nấm bệnh phát triển (đặc biệt là thán thư hoa). Do vậy trong các nguyên nhân dẫn đến mất mùa thì thời tiết (các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ đất và không khí, mưa kéo dài,…) góp phần hạn chế khả năng đậu quả của bưởi.

Hiện tượng bưởi mất mùa là sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó sự ảnh hưởng lớn nhất là thời tiết, sau là tuổi cây, chế độ chăm sóc và các yếu tố khác như tình hình sâu bệnh hại, giống,…

Khí hậu huyện Đoan Hùng có các đặc trưng của khí hậu vùng trung du và miền núi phía Bắc, một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa hạ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, có nhiệt độ khá cao, lượng mưa cao với cường độ mạnh. Mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mùa này thường có các đợt gió mùa xen kẽ với các đợt nắng ấm, độ ẩm không khí thấp, có nắng hanh và sương muối.

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung trung bình các tháng trong năm dao động trong

khoảng 170 – 290C. Nhiệt độ thấp nhất vào khoảng 15,50C xảy ra vào tháng 1 và tháng 2 hàng năm; nhiệt độ cao nhất vào khoảng 29,70C diễn ra vào tháng 6, tháng 7 hàng năm. Nhìn chung nhiệt độ khu vực huyện Đoan Hùng thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây bưởi nói chung và giống bưởi Đoan Hùng nói riêng. Vào giai đoạn cây bưởi ra hoa đậu quả (thường vào khoảng cuối tháng 2 và đầu tháng 3 hàng năm) nhiệt độ trung bình vào khoảng 15 - 160C, không thuận lợi cho quá trình nở hoa, thụ phấn thụ tinh và đậu quả của bưởi. (Nguồn: Số liệu thống kê khí tượng của trạm Phú Hộ).

Theo các nhà khoa học thì bản thân cây bưởi cũng có đòi hỏi khác với các loại cây có múi khác ở chỗ, cây bưởi yêu cầu nhiệt độ tương đối cao vào giai đoạn cây ra hoặc đậu quả; vì vậy yếu tố nhiệt độ không khí vào giai đoạn cây ra

50

hoa đậu quả cũng được đánh giá là một trong những yếu tố liên quan đến hiện tượng bưởi mất mùa trong vài năm trở lại đây.

b. Phân bón:

Qua quá trình điều tra cho thấy, theo đánh giá của các hộ thì đối với chất lượng giống bưởi Bằng Luân thì yếu tố độ tuổi là yếu tố quan trọng nhất, quan trọng thứ 2 là yếu tố đất trồng và quan trọng thứ 3 là yếu tố phân bón cho cây. Hai yếu tố đươc xác định ảnh hưởng thứ nhất và thứ hai đến chất lượng bưởi Bằng Luân là tuổi cây và đất trồng cũng được đa số hộ lựa chọn; nhưng yếu tố quan trọng thứ ba lại có sự khác biệt, các hộ lại đánh giá yếu tố thời tiết mới là quan trọng. Trong các yếu tố được xác định trên thì việc bón phân là yếu tố duy nhất có thể tác động, chính vì vậy để góp phần nâng cao chất lượng quả thì nên có các thử nghiệm và khuyến cáo người trồng về việc bón phân chăm sóc cho cây. Người dân thường bón khoảng 100 – 200 kg phân NPK và hơn 1000kg phân chuồng cho 1 ha bưởi Bằng Luân ở giai đoạn KTCB. Khi cây đã vào giai đoạn sản xuất kinh doanh, lượng phân bón sẽ giảm đi 1/3 so với giai đoạn KTCB, đồng thời người dân sẽ bón thêm một ít phân lân (khoảng 160kg/1ha) cho cây để tăng khả năng sinh trưởng của rễ (Nguồn từ số liệu điều tra).

Việc xác định độ tuổi của cây hiện nay cũng là vấn đề khó khăn, trong khi thực tế các hộ hay người buôn bưởi hiện nay đều dựa trên kinh nghiệm nhìn nhận đánh giá khoảng độ tuổi của cây, chưa có các căn cứ cụ thể để xác định chính xác độ tuổi cây. Vì vậy cần có biện pháp thống nhất trong xác định tuổi cây, và đạt được sự đồng thuận phía người trồng và đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm

vụ này. Nếu xác đinh được tuổi cây thì quá trình chăm sóc sẽ được cải thiện bởi

người dân sẽ biết phải bón lượng phân bón là bao nhiêu, giai đoạn nào bón thì thích hợp nhất để cây phát triển.

Hiện nay, bưởi Bằng Luân đang gặp một số hạn chế về chất lượng; bưởi bị khô quả, quả vẹo không cân đối, mã quả xấu kém hấp dẫn, quả ăn nhạt... Mỗi

51

hạn chế đều có nguyên nhân, xuất phát từ việc thực hành canh tác của hộ hoặc do ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh tác động.

c. Đất trồng:

Với mỗi giống bưởi khác nhau thì có yêu cầu về yếu tố đất khác nhau, chính những yếu tố trên đã tạo nên tính đặc trưng cho sản phẩm bưởi quả Đoan Hùng. Tuy nhiên đặc đỉêm đất ở các khu vực trồng bưởi hiện nay rất manh mún hoặc vẫn đang trong quà trình mở rộng vùng trồng bưởi tập trung nên khó xác định rõ các diện tích nằm trong khu vực Chỉ dẫn địa lý.

Kết quả nghiên cứu hiện trạng vùng trồng bưởi cho thấy, bưởi tập trung chủ yếu trong đất thổ cư, chủ yếu là đất vườn và đồi thấp. Bưởi được trồng chủ yếu theo hình thức xen ghép với chè, cây rau mầu và các cây ăn quả khác, ít có những vườn chuyên canh bưởi. Gần đây, huyện Đoan Hùng cũng chú trọng đến một số giải pháp như dồn đổi ruộng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và qui hoạch đất ở những khu đất công để tạo ra các vùng trồng bưởi tập trung, điển hình là ở xã Chí Đám, Bằng Luân, Nghinh Xuyên và Ngọc Quan.

Theo kết quả điều tra, khảo sát diện tích, phân bố và đặc tính của các loại đất trong vùng trồng bưởi của huyện Đoan Hùng bao gồm:

Nhóm đất phù sa: có diện tích chiếm 13,57% tổng diện tích điều tra, được

hình thành từ sự bồi tụ của hai con sông, sông Chảy và sông Lô; phân bố dọc theo hai con sông mà chủ yếu tập trung ở các xã Chí Đám, Đông Khê, Hùng Quan, Quế Lâm, Nghinh Xuyên, Phương Trung, Phong Phú và Hữu Đô. Nhóm đất này có địa hình bằng phẳng, tơi xốp, hàm lượng cácbon hữu cơ và đạm tổng số thường chỉ đạt ở mức thấp, nhưng lân và kali tổng số lại đạt ở mức độ khá.

Nhóm đất đỏ: có diện tích chiếm 7,18% tổng diện tích điều tra; được hình

thành tại chỗ do sự phong hoá của đá mẹ, phân bố địa hình đồi thấp, chủ yếu tập trung ở các xã Bằng Luân, Minh Lương, Phúc Lai, Ca Đình. Nhóm đất này tơi xốp, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, tơi xốp, chua, hàm lượng đạm, lân, kali trung bình đến thấp

52

Nhóm đất xám: diện tích chiếm 78,72% tổng diện tích điều tra, được hình

thành do sự phong hoá của đá phiến sét, đá biến chất và trên thềm phù sa cổ, phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhai, có ở tất cả các xã trong vùng trồng bưởi. Đất này có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, khá tơi xốp, chua đến chua vừa, hàm lượng dinh dưỡng ở mức trung bình tuỳ theo các điều kiện hình thành.

Nhóm đất cát: chỉ chiếm 0,53% tổng diện tích điều tra, được hình thành

từ sự bồi đắp của sông ô, tập trung ở các xã Chí Đám. Nhóm đất này có thành phần cơ giới từ cát pha, ít chua nhưng có hàm lượng dinh dưỡng chỉ đạt mức nghèo. (Nguồn: Viện Thổ nhưỡng nông hoá)

Tóm lại, huyện Đoan Hùng khá đa dạng với các loại đất khác nhau, nhìn chung các loại đất đều có thành phần cơ giới nhẹ, địa hình tương đối bằng phẳng khá thuận lợi cho các hoạt động cải tạo đất, chăm bón cho các loại cây trồng; hàm lượng dinh dưỡng của các loại đất ở đây đều ở mức trung bình, vì vậy trong quá trình canh tác bưởi nói chung người trồng cần có các biện pháp chăm sóc hợp lý, đặc biệt các hoạt động chăm sóc bưởi, nhằm duy trì và nâng cao độ phì của đất.

Theo bản thuyết minh đăng bạ cho sản phẩm bưởi đặc sản Đoan Hùng, đất trồng hai giống bưởi đặc sản này có các yếu tố đặc thù về tự nhiên quyết định tính đặc thù về chất lượng của bưởi Đoan Hùng

Các yếu tố đặc điểm đất trên kết hợp với tiểu vùng khí hậu, nguồn nước tưới... đã tạo nên tính đặc thù cho sản phẩm bưởi quả Đoan Hùng mà không nơi nào trên đất nước ta có được.

Kết quả điều tra nông hộ thu được, trong số các hộ được phỏng vấn thì có 81,7% hộ khẳng định đất vườn của hộ phù hợp với các yêu cầu về sinh trưởng và chất lượng của giống bưởi đặc sản Đoan Hùng. Còn lại 18,3% các hộ cho rằng đất trồng bưởi của hộ không thích hợp với hai giống bưởi Bằng Luân và bưởi Sửu. Có nhiều lý do khác nhau mà các hộ đưa ra như trồng thấy cây sinh

53

trưởng kém, đậu ít quả, đất cát cây không phát triển được, nghèo dinh dưỡng… và cho rằng đất của gia đình không đúng với loại đất thích hợp với từng giống bưởi đặc sản. Tuy nhiên, các đánh giá này chỉ mang tính cá nhân theo đánh giá cảm quan của những người trồng bưởi, chưa mang tính khoa học.

Bảng 4.11: Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố đất đai đến năng suất và chất lượng quả của bưởi Đoan Hùng

Kiểu hộ

Năng suất Chất lượng quả

Không lựa chọn Lựa chọn Không lựa chọn Lựa chọn

Kiến thiết cơ bản (%) 27,5 72,5 8,7 91,3

Thu hoạch (%) 46,2 53,8 33,3 66,7

(Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ)

Kết quả đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố đất đai đến năng suất và chất lượng bưởi (cho cả hai giống Bằng Luân và Sửu) khác nhau giữa nhóm hộ mới tham gia dự án và nhóm hộ đã trồng bưởi nhiều năm.

Như vậy theo đánh giá của các hộ trồng bưởi thì yếu tố đất đai không nằm trong nhóm 3 yếu tố ảnh hưởng nhất đến năng suất, chất lượng bưởi Đoan Hùng. Nhưng đất trồng lại được các hộ xem là một trong ba các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng của bưởi đặc sản Đoan Hùng.

d. Yếu tố độ ẩm và lượng mưa:

Cây bưởi thuộc nhóm cây ăn quả nhiệt đới, thuộc loại cây ưa ẩm nhưng không chịu ngập úng, do vậy trong quá trình canh tác cần đặc biệt chú ý đến vấn đề tưới tiêu cho bưởi. Kết quả điều tra cho thấy có 90,1% người phỏng vấn đều cho rằng để cây bưởi sinh trưởng khoẻ cần đảm bảo độ ẩm thường xuyên. Về sự ảnh hưởng của ẩm độ đến chất lượng quả bưởi, có 87,0% những người phỏng vấn chung quan điểm độ ẩm có ảnh hưởng đến chất lượng của quả; và 13,0% là không đồng ý với ý kiến trên. Có 74,4% người đồng ý độ ẩm đất liên quan đến

54

độ mọng nước của quả; đánh giá của người trồng bưởi về ảnh hưởng của ẩm độ đất đến màu sắc vỏ quả, độ ngọt không được thể hiện rõ ràng.

Ẩm độ không khí: Cũng qua số liệu theo dõi khí tượng cho thấy, ẩm độ

không khí trung bình hàng năm dao động trong khoảng 84,53% ± 1,84; ẩm độ thấp nhất trong năm thường xảy ra vào các tháng mùa khô là tháng 11 và tháng 12; ẩm độ cao nhất xảy ra vào tháng mùa mưa (tháng 6, 1). Vào giai đoạn tháng 2 và tháng 3 hàng năm cũng thường xuyên có ẩm độ cao (vào khoảng 86,7% ± 2,89), không ảnh hưởng xấu đến việc ra hoa, đậu quả của bưởi. Tuy nhiên, ẩm độ không khí cao sẽ là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các loại sâu bệnh hại hoa, quả, mà đặc biệt quan trọng là sự gây hại của nấm (như thán thư) ảnh hưởng đến việc nở hoa đậu quả.

Lượng mưa: Nhìn chung khu vực huyện Đoan Hùng tổng lượng mưa

trong năm bình quân dao động trong khoảng 1.482,68 ± 220,3mm, tập trung nhiều vào tháng 5, 6 và tháng 7 hàng năm, điều này rất thuận lợi cho việc sinh trưởng của quả bưởi. Đồng thời đây cũng là giai đoạn cây tập trung ra lộc hè (quan trọng cho việc ra quả năm sau); chính vì vậy chúng ta cần có biện pháp nhằm đảm bảo cây có đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của quả và sinh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất bưởi bằng luân của các nông hộ nông dân trên địa bàn xã bằng luân, huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)