Phát bài : ( đã ghi điểm vào sổ điểm) Đọc bài làm của học sinh.
Bài khá giỏi Bài trung bình Bài yếu, kém.
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
Để làm bài đạt kết quả, phỉ nắm vững, ôn luyện lại những kỹ năng làm văn. Chú ý đến việc xây dựng dàn bài trước khi viết.
Về nhà: xem lại bài và sửa những lỗi trong bài.
E.CHUẨN BỊ:
Về đọc đoạn trích Ra-ma buộc tội vàtrả lời những câu hỏi ở phần Hướng dẫn học bài trang 59, 60.
Tuần : 6,7 Tiết :18,19 ND:7;12/10
RA-MA BUỘC TỘI (Trích sử thi Ra-Ma-Ya-Na) (Trích sử thi Ra-Ma-Ya-Na)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
-Qua 2 nhân vật Ra ma và Xi ta, hiểu được quan niệm của người
ấn Độ cổ đại về người anh hùng-đức vua mẫu mực và người phụ nữ lí tưởng.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN : Sách giáo khoa, sách giáo viên. Sách giáo khoa, sách giáo viên. Hướng dẫn dạy học ngữ văn 10 tập 1.
C.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:1. Kiểm tra bài cũ: 1. Kiểm tra bài cũ:
Giải thích : Vì sao có ý kiến cho rằng đoạn trích Uy-lit-xơ trở về có thểđặt tên là “Bí mật của chiếc giường”?
Đoạn trích đã ca ngợi những giá trị tinh thần nào của người Hi-Lạp xưa?
2 Bài mớI:
Hoạt động của GV và HS NộI dung
Hoạt động I:
Học sinh đọc sách giáo khoa tìm hiểu phần tiểu dẫn
- Kể tên hai sử thi nổi tiếng của Ấn Độ và nêu giá trị của chúng.
-GV nói thêm về các truyện ở các nước Đông nam Á có cốt truyện gần giống.
-GV : +Sau khi giải quyết xong những xung đột lớn của xã hội của cộng đồng, Ra-ma phải giảu quyết xung đột cá nhân. Cơn ghen tuông, mối nghi ngờ về lòng chung thủy, sự trong sạch của Xita nổi lên như điểm đỉnh của xung đột.
+ Dự bào cuộc hội ngộ của Xi ta và Ra-ma đã được dự báo trong chương trước. Xi-ta nôn nao muốn gặp lại chồng. Bằng những giọt nước mắt mừng vui cảm động, nàng nói với Han nu man
“ta muốn gặp chồng ta ngay”. Trái lại tâm trạng Ra-ma bối rối, thốt ra một tiếng thở dài nóng bỏng, muốn trì hoãn buổi gặp nhau. tâm trạng hai người ngày càng ngược chiều nhau và dẫn đến xung đột gay gắt.
- Đọc tóm tắt và nhận xét về trình tự bố cục của sử thi Ra-ma-ya-na.
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1.Ra-ma-ya-na (kỳ tích của hoàng tử Rama) v Ma- ha- bha- ra- ta là hai bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ được Van-mi-ki viết bằng văn vần bằng chữ Xăng –cơ- rít vào thế kỷ IV-III trước CN.
2.Ra-ma-ya-na được người Ấn Độ xem là kinh thánh của dân tộc mình.
3.Ra-ma-ya-na có ảnh hưởng sâu rộng đối với các dân tộc ở vùng Đông Nam Á.
Ví dụ : chuyện Riêm-Kê của Campuchia, cốt chuyện tương tự nhưng kết truyện có khác : nàng Xi ta bị bỏ trong rừng , sinh con được mọi người giúp đỡ, Ra- ma lên ngôi, mười năm sau gặp lại con, gia đình đoàn tụ.
4.Trình tự bố cục chặt chẽ, giàu kịch tính, kết thúc có hậu, cái thiện chiến thắng cái ác.
II.ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH :
1.Tìm hiểu nội dung :
-Đoạn trích chia làm 2 phần :
+Từ đầu đến “ đâu có chịu đựng được lâu”(Tâm trạng và những lời buộc tội của Ra-ma đốivới Xi-ta sau khi đã cưú được nàng từ tay quỷ vương Ra-va-na). +Phần 2 : còn lại (Tâm trạng, hành động của Xi- ta trước những lời buộc tội của Ra-ma và sự thương xót của muôn loài đối với Xi-ta).
2.Tâm trạng của Ra-ma :
-Sau khi tiêu diệt bọn Ra-va-na, cứu Xi-ta, Ra-ma xem như đã làm tròn lời hứa : chàng đã trả thù kẻ làm nhục, đã hả cơn giận.
- đoạn trích chia làm mấy phần? Trình bày nội dung chính của từng phần. :Em hãy nhận xét những lời buộc tội của Ra-ma.
-GV nói thêm về tâm trạng của Ra-ma khi vắng Xi-ta : “cuộc sống có ích gì cho anh” khi “không còn được trông thấy Xi-ta nói năng dịu dàng, có đôi mắt xinh đẹp và mái tóc duyên dáng”
-GV : Em hãy phân tích những mâu thuẫn trong lòng Ra-ma. Mâu thuẫn ấy nói lên tính cách nào của vị hoàng tử nầy?
-GV :Những lời buộc tội ấy thể hiện tâm trạng của Ra-ma ra sao?
-“Những lời nói của Ra-ma như những mũi tên “để diễn tả tâm trạng Xi-ta như thế nào?
- Chi tiết chứng minh tấm lòng kiên trinh của Xi-ta.
+”Thiếp có thể lấy tư cách thiếp ra mà thề, hãy tin vào danh dự của thiếp”
+Những gì còn nằm trong vòng kiểm soát của thiếp, tức trái tim thiếp đây, thuộc về chàng”.
+Nếu biết Ra-ma nghi ngờ tình yêu của nàng thì “thiếp đã kết liễu đời mình ngay trước mặt chàng Ra-va-na đó rồi”.
- Sau khi thanh minh cho mình, thái độ của Xi-ta đối với Ra-ma ra sao ? -Chi tiết huyền thoại nầy nói lên điều gì ? Có tác dụng gì với những người chứng kiến?
- Em thử phân tích tâm trạng của Ra- ma lúc nầy? Nếu em là Ra-ma em có cản hành dộng ấy không?
-GV : Theo tục lệ của người Ấn Độ, người vợ bước lên dàn hỏa thiêu là để bày tỏ lòng chung thủy với chồng.
nguyện.
-Chàng nghi ngờ Xi-ta nhưng vẫn yêu nàng “ lòng chàng đau như cắt”. Vì danh dự và sợ tai tiếng, chàng đã xua đuổi, ruồng rẫy nàng. Ra-ma nhắc lại 3 lần ngờ vực và 2 lần chàng không cần nàng nữa.
→ danh dự, bổn phận >< tình yêu
Ra-ma xuất thân từ thần thánh , là bậc quân vương nhưng tính cách và tình cảm của chàng không khác gì con người bình thường : yêu hết mình, ghen cực độ.
Ra-ma vẫn là nhân vật lý tưởng của người Ấn: Danh dự - Trách nhiệm và tình thương là những phẩm chất mà sử thi ngợi ca.
3.Tâm trạng Xi-ta :
-Đau đớn : những lời Ra-ma như những mũi tên xuyên vào trái tim.
-Nàng cố thanh minh cho tấm lòng kiên trinh của mình.
-Nàng trách Ra-ma chưa hiểu hết tình yêu của mình dành cho chàng và khuyên chàng hãy bỏ những ngờ vực vô căn cứ.
-Tình yêu của nàng, lòng trung thành của nàng bị xúc phạm, nghi ngờ mà không thể thanh minh → chọn lấy cái chết.
→Xi-ta bình thản, dũng cảm bước vào lửa. Thần lửa sẽ khẳng định lòng trong sáng của nàng.
⇒Xi-ta là hiện thân của vẻ đẹp của người phụ nữ Ấn Độ.
( Khi Xi-ta bước lên giàn hoả, thần A-nhi xuất hiện, xác nhận phẩm hạnh cụa Xi-ta, đem nàng trả lại cho Ra- ma.Thần nói “ Xi-ta trong trắng. Nàng không phạm bất cứ tội lỗi nào,dù là lời nói,việc làm hay ý nghĩ.
Bấy giờ Ra-ma mới nhận Xi-ta:” Hỡi Thần! Việc
thanh tẩy của Ra-na-ki là cần thiết . Nàng đã bị cầm giữ lâu trong cung của Ra-va-na. Nếu tôi chấp nhận nàng mà không có sự thanh tẩy cho nàng, thiên hạ sẽ kết tội tôi là kẻ ngu xuẩn,dâm đãng…”
3.Nghệ thuật :
-Miêu tả tâm lý nhân vật gần gũi với nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện: chân thật, có quá trình
Trong quan niệm của người Ấn Độ lửa là trong sạch nhất, lửa có thể thiêu cháy hết nhưng vẫn giữ được mình trong sạch.
- Em có nhận xét gì về nhân vật kể chuyện?
→giàu tính người hơn tính thần.
-Sắp xếp hợp logic : xen với những lời nói của nhân vật có những chi tiết miêu tả tâm trạng của nhân vật khác : mở đầu → phát triển→ cao trào : “bước lên dàn lửa”.
D.CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Phân tích diễn biến tâm trạng Ra-ma trong đoạn trích. Thử so sánh 3 nhân vật : Đăm Săn, Uy-lit-sơ, Ra-ma
Có gì gần gũi và khác biết so với Người con gái Nam Xương của Việt Nam?
E.CHUẨN BỊ:
Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự.
Tuần : 7 Tiết :20 ND:12/10
CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG VĂN TỰ SỰ TRONG VĂN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: giúp hs
Biết chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu để viết bài văn tự sự . B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :
Sách giáo khoa, sách giáo viên. Hướng dẫn dạy học ngữ văn 10 tập 1.
C.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:1. Kiểm tra bài cũ: 1. Kiểm tra bài cũ:
Phân tích diễn biến tâm trạng Xi ta
2 Bài mớI:
Hoạt động của GV và HS NộI dung Hoạt động I: -GV hướng dẫn HS đọc phần giải thích, dẫn dắt trong SGK..Sau đó nhấn mạnh ba ý : • Tự sự ? • Sự việc ? • Chi tiết ?
( HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
- Thế nào là sự việc tiêu biểu ? GV lấy ví dụ từ truyện Tấm Cám (văn bản tự sự )về việc chọn chi tiết
Hoạt động II: Cách chọn sự việc,
chi tiết tiêu biểu.
- GV cho HS đọc theo yêu cầu câu 1 ?
( HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
- Theo anh chị có thể coi chi tiết chia tay với Mị Châu _ Trọng Thủy than phiền “Ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu”.Và Mị Châu trả lời “Thiếp có áo … dấu”.Đó có phải là chi tiết tiêu biểu không ?
I.KHÁI NIỆM :
1 : Tự sư: là kể chuyện, phương thức dùng ngôn ngữ kể
chuyện trình bày một chuỗi sự việc, từ sự việc này đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Sự việc : là những cái xảy ra có liên quan đến con
ngưòi( trong cuộc sống hàng ngày), hoặc liên quan đến nhân vật tong tác phẩm tự sự.
Sự việc tiêu biểu :là sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện. Mỗi sự việc có nhiều chi tiết.
Chọn sự việc , chi tiết tiêu biểu là khâu quan trọng trong quá trình viết hoặc kể lại một câu chuyện .