Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm tử cung

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái tại trang trại liên kết công ty de heus (Trang 31 - 42)

Thể viêm Chỉ tiêu phân biệt Thể nhẹ (+) Thể vừa (++) Thể nặng (+++) Sốt Sốt nhẹ Sốt nhẹ Sốt cao Dịch viêm Màu Trắng đục hoặc xanh Vàng xanh, trắng đục Vàng sệt, có khi lẫn máu

Mùi Hôi tanh Tanh thối Thối khắm

Phản ứng đau Đau nhẹ Đau rõ hơn Đau có phản ứng

Biểu hiện Lợn kém ăn Lợn ăn ít hoặc bỏ ăn, hay nằm ì

Lợn ủ rũ, hay nằm, bỏ ăn hồn tồn

25

* Biện pháp phịng trị

Theo Nguyễn Tài Năng và cs (2016) [21], vệ sinh chuồng trại sạch sẽ một tuần trước khi lợn đẻ, rắc vôi bột hoặc nước vơi 20% sau đó rửa sạch bằng nước thường, tắm cho lợn trước khi đẻ, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và bầu vú.

Theo Lê Văn Năm (2009) [6], trong khi đỡ đẻ bằng tay phải sát trùng kĩ bằng cồn, xoa trơn tay bằng vaselin hoặc dầu lạc. Cho lợn nái chửa thường xuyên vận động, đảm bảo ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ. Kiểm tra nghiêm ngặt dụng cụ dẫn tinh đúng quy định và không để nhiễm khuẩn. Không sử dụng lợn đực bị nhiễm khuẩn đường sinh dục để nhảy trực tiếp hoặc lấy tinh.

- Chẩn đoán: Bệnh viêm tử cung ở lợn nái

- Bơm rửa tử cung bằng nước nước sát trùng pha loãng ngày rửa 1 lần rửa 3 - 4 ngày liên tục để chống viêm.

Oxytoxin: 30 IU/con AnalginC: 25mg/kg TT Amox LA: 10mg/kg TT Điều trị 3 - 5 ngày. 2.2.6.2. Bệnh viêm vú * Nguyên nhân

Trầy xước vú do sàn, nền chuồng nhám, vi trùng xâm nhập vào tuyến sữa. Hai lồi vi trùng chính gây bệnh là Staphylococcus aureus và Streptococcus agalactiae… Ngồi ra, cịn các ngun nhân gây viêm như số

con q ít khơng bú hết lượng sữa sản xuất, kế phát từ viêm tử cung nặng hoặc do kỹ thuật cạn sữa không hợp lý trong trường hợp cai sữa sớm. Do vệ sinh không đảm bảo, chuồng trại quá nóng hoặc quá lạnh. Do lợn mẹ sát nhau, lợn con khi sinh ra không được bấm răng nanh ngay. Lợn mẹ ăn quá nhiều thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao làm sữa tiết ra quá nhiều ứ đọng

26

lại trong vú tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển mạnh mẽ về số lượng và độc lực (Nguyễn Như Pho, 2002 [14]).

* Triệu chứng

Lê Hồng Mận (2002) [4] cho biết: Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa lỗng, trong sữa có những cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất hiện những mảnh cazein màu vàng, xanh lợn cợn, đơi khi có máu.

Cịn Ngơ Nhật Thắng (2006) [9], thì viêm vú thường xuất hiện ở một vài vú nhưng đôi khi cũng lan ra tồn bộ các vú. Vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy nóng, hơi cứng ấn vào lợn nái có phản ứng đau. Lợn nái giảm ăn, trường hợp nặng thì bỏ ăn, sốt cao 40,5 - 42oC kéo dài trong suốt thời gian viêm, sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú. Lợn con thiếu sữa kêu la chạy vòng quanh lợn mẹ đòi bú, lợn con ỉa chảy, xù lông, gầy tọp, tỷ lệ chết cao 30 - 100%.

2.2.6.3. Lợn nái mất sữa sau khi đẻ

* Nguyên nhân

Nguyễn Xuân Bình (2000) [10] cho biết: Mất sữa sau khi đẻ là do kế phát từ bệnh viêm tử cung và viêm vú. Do khi bị viêm cơ thể thường sốt cao liên tục 2 - 3 ngày, nước trong máu và trong mô bào bị giảm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, nhất là quá trình hấp thu chất dinh dưỡng trong đường tiêu hóa bị giảm dần dẫn đến mất sữa, khả năng phục hồi chức năng tiết sữa sẽ bị hạn chế thường xảy ra ở lứa đẻ tiếp theo.

Theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004) [13], bệnh viêm tử cung và viêm vú là hai nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm và mất sữa ở lợn nái nuôi con.

* Triệu chứng

Khi vắt các vú không thấy sữa chảy ra, vú bị teo lại, nếu viêm thì sưng cứng... Lợn con kêu nhiều, gầy yếu.

27

2.2.7. Bệnh thường gặp trên lợn con

2.2.7.1. Hội chứng tiêu chảy

* Nguyên nhân

- Do vệ sinh chuồng trại kém, thức ăn thiếu dinh dưỡng, chăm sóc quản lý khơng tốt Glawisschning E., Bacher H. (1992) [34].

- Lợn con bị nhiễm khuẩn: Bệnh hội chứng tiêu chảy ở lợn có nguyên nhân do vi khuẩn E. coli, Salmonella...

- Do thời tiết khí hậu: Các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng, hanh, ẩm thay đổi thất thường và điều kiện chăm sóc ni dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, các phản ứng thích nghi của cơ thể (Đồn Thị Kim Dung, 2004) [2].

+ Theo Sa Đình Chiến và Cù Hữu Phú (2016) [25], phương thức chăn nuôi truyền thống có tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy là 31,1% và tỷ lệ chết chiếm 23,4%. Phương thức chăn nuôi công nghiệp tỷ lệ mắc là 33,8% và tỷ lệ chết chiếm 21,5%.

- Lợn mẹ bị viêm vú, viêm tử cung. - Lợn mẹ ăn không đúng khẩu phần.

- Bệnh hội chứng tiêu chảy trên lợn con do E. coli có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi theo mẹ nào nhưng thường có hai thời kỳ cao điểm là 0 - 5 ngày tuổi và 7 - 14 ngày tuổi (Nagy và Péter Zs. Fekete (2005) [40].

- Theo Trần Đức Hạnh (2013) [29], lợn con ở 1 số tỉnh phía bắc mắc hội chứng tiêu chảy và chết với tỷ lệ trung bình là 31,84% và 5,37%; tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy và chết giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất ở lợn con giai đoạn từ 21 - 40 ngày (30,97% và 4,93%) và giảm ở giai đoạn 41 - 46 ngày.

- Theo Nguyễn Văn Tuyên và Dương Văn Quảng (2016) [22], các chủng vi khuẩn phân lập được đều mẫn cảm với amikacin và ceftifour (100%); flumequine (86,2%) và norfloxacin (75,9%). Tuy nhiên 100% chủng

28

kiểm tra đều kháng colistin, tetracyline. Tình trạng kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây bệnh ở lợn ngày càng tăng.

* Triệu chứng

- Dấu hiệu lâm sàng: Tiêu chảy trên lợn có thể xảy ra ở bất cứ ngày tuổi nào trong suốt giai đoạn bú mẹ nhưng thường được chia làm 2 giai đoạn, trước 5 ngày và khoảng 7 đến 14 ngày.

- Thể cấp tính: Dấu hiệu duy nhất là lợn con đang khỏe mạnh chết đột ngột, triệu chứng lâm sàng ở lợn con bị nhiễm bệnh là:

+ Lợn nằm chồng lên nhau, run rẩy ở một góc chuồng. + Vùng da xung quanh hậu môn và đuôi ướt.

+ Phân nước, màu kem, màu vàng, phân lợn tiêu chảy thường dính trên da của những con lợn khác.

+ Lợn con tiêu chảy mất nước, mắt lõm, da nhăn, lơng xù xì.

- Thể á cấp tính: Thường ở giai đoạn 7 - 14 ngày, biểu hiện phân từ lỏng như nước đến sáp như kem, thường có màu vàng hoặc trắng.

2.2.7.2. Bệnh đường hô hấp

* Nguyên nhân

Do mơi trường và chăm sóc quản lý: Bệnh hơ hấp có liên quan rất mật thiết với tiểu khí hậu chuồng ni.

Do virus: Do virus gây bệnh giả dại, virus gây bệnh tai xanh, virus gây bệnh cúm, Circovirus…

Do vi khuẩn: Actinobacillus pleuropneumoniae (APP), Bordetella

bronchiceptica, Haemophilus parasuis, Pasteurella multocida, Streptococcus suis, Salmonella cholera suis, Mycoplasma…

29

* Triệu chứng

Lợn bệnh sốt nhẹ 40,5 - 41oC, bắt đầu từ triệu chứng hắt hơi chảy nước mũi, sau đó chuyển thành dịch nhầy.

Lúc đầu ho khan từng tiếng, ho chủ yếu về đêm, sau đó chuyển thành cơn, ho ướt nghe rõ nhất là vào sáng sớm đặc biệt là các buổi khi trời se lạnh, gió lùa đột ngột, nước mũi nước mắt chảy ra nhiều.

Theo Lê Văn Năm (2013) [7], thì thời kỳ nung bệnh dài từ 1 - 4 tuần, nhưng cũng có thể sau 1 - 3 ngày nếu chưa có mặt của Haemophilus.

Lợn thở thể ngực phải chuyển sang thở thể bụng, nhiều con thở ngồi như chó thở. Rõ nhất là sau khi bị xua đuổi, nhiều con khơng có phản xạ sợ sệt, vẻ mặt rầu rĩ, mí mắt sụp, tai khơng ve vẩy. Xương sườn và cơ bụng nhô lên hạ xuống theo nhịp thở gấp, nhịp tim và nhịp thở đều tăng cao.

Khi sờ nắn hoặc gõ để khám bệnh, lợn đau ở vùng phổi, rõ nhất là 1 - 2 đôi xương sườn đầu giáp bả vai.

2.2.7.3. Bệnh viêm khớp

* Nguyên nhân

Do Streptococcus suis, là vi khuẩn gram (+) gây viêm khớp ở mọi lứa tuổi lợn dạng cấp và mãn. Bệnh thường gây ra trên lợn con 1 - 6 tuần tuổi. Vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, cuống rốn, vết thương khi cắt đuôi, bấm nanh, các vết thương trên da.

* Triệu chứng

Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng q, đi đứng khó khăn, khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn vào có phản xạ đau (Nguyễn Ánh Tuyết, 2015) [45].

Bệnh xảy ra lẻ tẻ, tỷ lệ mắc bệnh từ 10 - 20%. Bệnh thường xảy ra ở lợn từ 1 - 6 tuần tuổi. Bệnh xảy ra ở 3 thể:

+ Thể quá cấp tính: Gây chết lợn nhanh, lợn sốt rất cao, bỏ ăn, lờ đờ, suy yếu. Lợn có triệu chứng thần kinh như mất thăng bằng, liệt, đi lại khập

30

khiễng, uốn người ra sau, run rẩy, co giật, què. Lợn có thể bị mù, điếc, viêm màng não gây tụ máu não, màng não, dịch não tủy nhiều và có màu đục.

+ Thể cấp tính: Đặc trưng bởi sốt, lơng da sởn lên suy nhược và què. Khi bệnh tiến triển, lợn bệnh có thể sút cân, các khớp bị nhiễm sưng to.

+ Thể mạn tính: Lợn bệnh cịi cọc và bị viêm khớp mạn tính suốt đời. Các khớp bệnh chứa nhiều dịch khớp đục với các cục sợi tơ huyết (fibrin). Các màng sưng phồng, mất màu, tấy đỏ. Các mô liên kết bọc xung quanh mơ dày lên và có thể chứa các ổ mủ nhỏ (áp xe).

2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước

2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, đã có những nghiên cứu tổng kết về bệnh sinh sản trên đàn lợn nái. Bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản, nó khơng chỉ làm giảm sức sinh sản mà cịn có thể làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con.

Nguyễn Xuân Bình (2000) [10] cho biết: Bệnh viêm tử cung xảy ra ở những thời gian khác nhau, nhưng thường xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ từ 1 - 10 ngày. Ở những nái bị viêm tử cung thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng).

Theo tác giả Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [27], bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó viêm cơ quan bên ngồi ít, chiếm tỷ lệ 20%, cịn lại 80% là viêm tử cung.

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2002) [24] thì: Bệnh viêm tử cung do đẻ khó, sát nhau, sảy thai hay qua dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát tạo các ổ viêm nhiễm trong tử cung, âm đạo.

Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2003) [23], để phòng bệnh viêm vú cho lợn nái trước khi đẻ lau, xoa vú và tắm cho nái, cho con đẻ đầu tiên bú ngay sau 1 giờ đẻ. Chườm nước đá vào bầu vú viêm. Tiêm kháng sinh

31

penicillin 1,5 - 2 triệu đơn vị với 100 ml nước cất tiêm quanh vú. Nếu nhiều vú bị viêm thì pha lỗng liều thuốc trên với 20 ml nước cất, tiêm xung quanh các vú viêm, tiêm trong 3 ngày liên tục.

Viêm tử cung là một trong những tổn thương đường sinh dục trên lợn nái sau khi sinh. Sau khi sinh có dịch tiết và dịch lẫn mủ là biểu hiện của viêm tử cung. Lợn nái sau khi sinh có chứng viêm tử cung chiếm tỷ lệ 42,4%. Viêm tử cung trên nhóm lợn nái thuần chiếm khoảng 25,48%, trên nhóm lợn nái lai chiếm 50,84% (trong tổng số 1000 lợn nái khảo sát). Viêm tử cung thường xảy ra cao nhất ở lứa 1 và 2. Tỷ lệ chậm động dục ở nhóm lợn bị viêm tử cung cao hơn nhiều so với nhóm lợn khơng bị viêm tử cung (Nguyễn Văn Thanh, 2003) [17].

Trong quá trình mang thai lợn ăn nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động hoặc bị nhiễm một số bệnh truyền nhiễm khác làm cơ thể lợn nái yếu dần gây sảy thai, đẻ non, thai chết lưu từ đó dẫn đến viêm tử cung (Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ, 2004 [13]).

Theo Lê Văn Năm (2009) [6], có rất nhiều nguyên nhân từ ngoại cảnh gây bệnh như: Do thức ăn nghèo dinh dưỡng, do can thiệp đỡ đẻ bằng dụng cụ hay thuốc sản khoa sai kỹ thuật dẫn đến muxin của chất nhầy các cơ quan sinh dục bị phá hủy hoặc kết tủa, kết hợp với việc chăm sóc ni dưỡng bất hợp lý, thiếu vận động đã làm chậm quá trình teo sinh lý của dạ con.

2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Theo Arut Kidcha-orrapin (2006) [43], tại Thái Lan: Hội chứng MMA là một vấn đề lớn ở các trang trại chăn nuôi lợn. Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh là quản lý tốt đàn nái, đặc biệt là trước khi đẻ. Waller và cs. (2002) [42], cho biết khi lợn mẹ bị viêm đường sinh dục có tỷ lệ thụ thai và số con sinh ra ở lứa sau thấp hơn so với lợn mẹ không bị viêm.

32

Theo Kemper và Gerjets (2009) [37], để chẩn đoán sớm hội chứng MMA, người ta thường dựa vào một số triệu chứng lâm sàng: (1) thân nhiệt lợn nái sau đẻ 12 - 48 giờ (nếu > 39,40C thì điều trị dự phịng), sự thay đổi hình dạng tuyến vú, giảm tiết sữa (hoặc mất sữa hồn tồn), giảm tính thèm ăn (ăn ít hoặc bỏ ăn hoàn toàn), lượng tế bào soma trong sữa >107/ml, pH sữa > 6,7; tăng hàm lượng các interleukin trong máu (tăng lượng IL-1P, IL-6, IL- 8 và TNFa. (2) các yếu tố ảnh hưởng đến hội chứng MMA: Thời gian mang thai dài (> 116 ngày), thời gian đẻ dài (> 3 giờ), can thiệp bằng dụng cụ sản khoa khi đẻ, nhiều con (> 11con/ổ) nhiễm trùng đường sinh dục, táo bón, sự tăng đàn, chuyển đàn, trong đàn có nhiều nái mới, ảnh hưởng của mùa vụ, thiếu protein thô trong khẩu phần ăn, thay đổi thức ăn đột ngột, lợn nái thiếu vận động...

Theo Heber và cs. (2010) [35] thì lợn được coi là mắc hội chứng MMA khi có một hoặc bao gồm các biểu hiện sau: Viêm tử cung, dịch tiết âm đạo có pH > 8, lười vận động, thân nhiệt > 39,40C, viêm vú.

Theo Maes và cs. (2010) [39], MMA được xem như một loại PDS (Postpartum Dysgalactia Syndrome - hội chứng rối loạn tiết sữa sau đẻ lợn nái), có tỷ lệ lưu hành 6,9% trong tổng số 16.450 lợn nái đẻ trong hơn 01 năm tại 31 đàn ở Illinois; trong 27.656 lợn nái đẻ của một nghiên cứu được tiến hành tại bang Missouri có tới 13% nái bị mắc hội chứng MMA; tỷ lệ mắc hội chứng MMA theo đàn ở Thụy Điển biến động từ 5,5% ở đàn quy mô nhỏ và tới 10,3% ở đàn quy mô lớn.

Theo Ivashkevich và cs. (2011) [36], tỷ lệ viêm tử cung ở lợn nái ở Belarus vào khoảng 33,6 - 55,0%.

Preibler và Kemper (2011) [41], nghiên cứu về lợn nái mắc MMA, cho biết có 16,6% bị sốt < 39,50C; 28,8% sốt > 400C, lợn kém ăn, sản lượng sữa giảm hoặc rối loạn tiết sữa.

33

Theo Martineau (2011) [44], có nhiều bệnh nguyên học và sinh lý bệnh có thể được đề cập trong hội chứng rối loạn tiết sữa và viêm vú ở lợn nái sau đẻ do dùng những tên khác nhau: Phức hợp viêm vú - viêm tử cung - mất sữa (MMA), hội chứng mất sữa, hội chứng rối loạn tiết sữa, phù thũng vú, hội chứng giảm tiết sữa, ngộ độc máu mất sữa và viêm vú sau đẻ.

Theo Shrestha (2012) [46], hội chứng MMA gây chết khoảng 2% lợn nái nhưng tỷ lệ chết ở lợn con lên tới 80% do đói, ỉa chảy...

Theo Kemper và cs. (2013) [38], tại 6 đàn nái hạt nhân ở Đức (2008 - 2010), có 99,1% các mẫu sữa phân lập được vi khuẩn chủ yếu thuộc họ

Enterobacteriaceae, Staphylococcaceae, Streptococcaceae và Enterococcaceae.

Trong đó, E. coli chiếm nhiều hơn cả và những lồi này cũng được tìm thấy trong sữa lợn khỏe, còn Staphylococcus spp, Lactococcus lactis được tìm thấy trong sữa lợn mắc hội chứng MMA.

34

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Đối tượng

- Đàn lợn nái sinh sản và lợn con nuôi tại trại.

3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện

- Địa điểm: tại trại lợn Bích Cường, xã Nghĩa Đạo - huyện Thuận

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái tại trang trại liên kết công ty de heus (Trang 31 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)