KIểM TRA (1 tiết) A>Mục tiêu.

Một phần của tài liệu Giáo án văn 9(toan_nd) (Trang 51 - 53)

A>Mục tiêu.

-Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức tiếng việt đã học.

-Kiểm tra kĩ năng sử dụng kiến thức tiếng việt và hoạt động giao tiếp xã hội. -Tích hợp với các kiến thức về văn và vốn sống trực tiếp ở lứa tuổi học sinh lớp 9. B>Chuẩn bị:

-Giáo viên: ra đề, đáp án, biểu điểm.

-Học sinh: ôn kiến thức đã ôn tập tổng kết - chuẩn bị giấy nháp, bút. C>Tiến trình tổ chức hoạt động dạy - học.

*)ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số:

*)Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh. Nhắc nhở ý thức làm bài.

*)Học sinh làm bài kiểm tra. A>Đề.

I>Phần trắc nghiệm (khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất). Câu 1: Câu văn nao sau đây có khởi ngữ:

A-Về trí thông minh thì nó là nhất. B-Nó thong minh nhng hơi cẩu thả. C-Nó là một học sinh thông minh. D-Ngời thông minh nhất lớp là nó. Câu 2: Thành phần biệt lập của câu là gì?

A-Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. B-Bộ phận đứng trớc chủ ngữ, nêu sự việc đợc nói đến của câu.

C-Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm… đợc nói tới trong câu. D-Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.

Câu 3: Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập cảm thán. A-Chao ôi, bông hoa đẹp quá.

B-ồ, ngày mai đã là chủ nhật rồi. C-Có lẽ ngày mai mình sẽ đi Hà Nội. D-Kìa, trời ma.

Câu 4: Dòng nào dới đây chỉ chứa những từ ngữ đợc dùng trong phép thế? A-Cái này, việc ấy, vì vậy, tóm lại,…

B-Đây, đó, kia, thế, vậy,…

C-Nhìn chung, tuy nhiên, dù thế, nếu vậy. D-Và, rồi, nhng, vì, để, nếu.

Câu 5: Câu nào sau đây có chứa hàm ý?

A-Lão chỉ tẩm ngẩm thế nhng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: Lão vừa xin tôi một ít bả chó.

B-Lão làm khổ lão chứ ai làm khổ lão.

C-Cuộc đời quả thực cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn. D-Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà bất thình lình nh vậy. Câu 6: “Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao?” là loại câu gì?

A-Câu đơn. B-Câu đặc biệt. C-Câu ghép. D-Câu rút gọn.

Câu 7: Cụm từ :” Lên thác xuống ghềnh” là

A- Tục ngữ B- Thành ngữ C- Quán ngữ D- Ca dao. Câu 8: Tác giả sử dụng phép tu từ nào trong 2 câu thơ sau

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

A- So sánh B- Điệp ngữ C- Hoán dụ D- ẩn dụ

Câu 9:Trong câu thơ “ Hoa cời ngọc thốt đoan trang” từ “hoa” đợc sử dụng theo phép t từ nào? A- So sánh B- Điệp ngữ C- ẩn dụ D- Hoán dụ

Câu 10: Bài thơ “ Mây và Sóng”thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào?

A- Đối thoại B- Độc thoại C- Độc thoại nội tâm D- Đối thoại lồng trong lời kể Câu 11:Câu nào sau nđây có vị ngữ là tính từ

A- Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa.

B- Trời ấm áp vô cùng, dễ chịu vô cùng.

C- Xi-Mông lặng một giây, để ghi nhớ cái tên ấy trong óc.

D- Bác công nhân nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào hai má em. Câu 12:Từ “ Băn khoăn” trong câu nào sau đây là danh từ?

A- Anh cứ băn khoăn không hiểu mình làm thế là đúng hay sai. B- Những băn khoăn ấy làm anh cứ day dứt mãi.

C- Cái nhìn của cô gái làm anh không khỏi băn khoăn D- Cảm giác băn khoăn cứ đeo đẳng anh mãi

II>Phần tự luận.

Câu 1: Cho biết mối quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép sau: A-Tôi thích bóng đá mà bạn Tuấn lại thích bóng chuyền.

B-Tôi thích bóng đá nhng bạn Tuấn lại thích bóng chuyền. C-Nhờ thời tiết tốt mà mùa màng bội thu.

D-Tuy tôi đã nói nhiều lần nhng nó vẫn không nghe lời. Câu 2: Hãy nêu mục đích nói của các kiểu câu sau.

A-Câu nghi vấn… B-Câu cảm thán…

C-Câu tờng thuật (trần thuật)… D-Câu cầu khiến…

Câu 3: Viết đoạn văn (5 câu) có sử dụng câu cảm than và gạch chân câu đó. B>Đáp án - biểu điểm.

I>Phần trắc nghiệm: 3 điểm (mỗi câu: 0,25 điểm)

Câu1 Câu2 Câu3 Câu4 Câu5 Câu6 Câu7 Câu8 Câu9 Câu10 Câu11 Câu12

A A C B A D B D C D B B

II>Phần tự luận: 7 điểm. Câu 1: 1,5 điểm

a-Câu ghép đẳng lập có quan hệ đối chiếu. b-Câu ghép đẳng lập có quan hệ tơng phản.

c-Câu ghép chính phụ có quan hệ nguyên nhân - hệ quả. d-Câu ghép chính phụ có quan hệ tơng phản.

Câu 2: 1,5 điểm

a-Câu nghi vấn: có chức năng chính là dùng để hỏi.

b-Câu cầu khiến: dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo. c-Câu trần thuật: thờng dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả. d-Câu cảm thán: dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của ngời nói (viết). Câu 3: 4 điểm

Học sinh viết một đoạn văn (chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng một câu cảm thán và gạch chân dới câu đó.

*)Củng cố - dặn dò.

1-Nhận xét, rút kinh nghiệm giờ làm bài kiểm tra. 2-Ôn lại toàn bộ kiến thức tiếng việt đã học từ đầu năm.

Ngày 29 tháng 4 năm 2009 Tiết 158

Tập Làm Văn

Một phần của tài liệu Giáo án văn 9(toan_nd) (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w