Cấu trúc của cảm biến quang

Một phần của tài liệu đồ án THIẾT kế điều KHIỂN GIÁM sát hệ THỐNG PHÂN LOẠI sản PHẨM THEO màu sắc (Trang 38 - 39)

- Cử aT và cử aR là cửa xả năng lượng.

c)Cấu trúc của cảm biến quang

Cấu trúc của cảm biến quang (Hình 2.25) khá đơn giản, gồm ba thành phần chính:

Hình 2.25 Cấu trúc cảm biến quang.

Ngày nay cảm biến quang thường sử dụng led bán dẫn. Ánh sáng được phát ra theo xung - nhịp điệu xung đặc biệt giúp cảm biến phân biệt được ánh sáng của cảm biến và ánh sáng của nguồn khác (ánh sáng mặt trời, ánh sáng khác...). Các loại LED thông dụng là LED đỏ, LED hồng ngoại, LED lazer. Một số dòng cảm biến đặc biệt dùng LED trắng hoặc LED xanh lá.

> Bộ thu ánh sáng

Thông thường bộ thu sáng là một phototransistor (Tranzito quang). Bộ phận này cảm nhận ánh sáng và chuyển đổi thành tín hiệu điện tỉ lệ. Hiện nay, nhiều loại cảm biến quang sử dụng mạch tích hợp chuyên dụng ASIC (Application Speciíic Integrated Circuit). Mạch này tích hợp tất cả các bộ phận quang, khuếch đại xử lý chức năng và một vi mạch (IC). Bộ phận thu có thể nhận ánh sáng trực tiếp từ bộ phận phát (như trường hợp loại thu - phát), hoặc ánh sáng phản xạ lại từ vật bị phát hiện (trường hợp phản xạ khuếch tán).

> Mạch xử lý tín hiệu ra

Mạch đầu ra chuyển tín hiệu tỉ lệ (analogue) từ tranzito quang thành tín hiệu On/Off được khuếch đại. Khi lượng ánh sáng thu vượt quá ngưỡng được xác định, tín hiệu ra của cảm biến được kích hoạt. Mặc dù một số loại cảm biến thế hệ trước tích hợp mạch nguồn và dùng tín hiệu ra là tiếp điểm rơ-le vẫn khá phổ biến, ngày nay các loại cảm biến chủ yếu dùng tín hiệu bán dẫn (PNP / NPN). Một số loại cảm biến quang có cả tín hiệu tỉ lệ ra phục vụ cho nhiệm vụ đo đếm.

Một phần của tài liệu đồ án THIẾT kế điều KHIỂN GIÁM sát hệ THỐNG PHÂN LOẠI sản PHẨM THEO màu sắc (Trang 38 - 39)