- Cử aT và cử aR là cửa xả năng lượng.
d) Cảm biến sử dụng trong mô hình hệ thống
Với đề tài phân loại sản phẩm theo màu sắc, nhóm tác giả sử dụng cảm biến quang E3F-DS10C4 (Hình 2.26) để nhận biết và phân loại sản phẩm.
Hình 2.26 Cảm biến quang E3F-DS10C4.
Đây là cảm biến quang điện phản xạ khuếch tán: đầu ra là NPN.
- Chống nhiễu tốt. - Gọn và tiết kiệm chỗ.
- Bảo vệ chống ngắn mạch và nối cực nguồn. - Chế độ hoạt động: ON - đèn sáng, OFF - đèn tắt.
> Thông số định mức và đặc tính kỹ thuật:
- Thông số kỹ thuật: E3F DS10C4.
- Kích thước (Đường kính x Chiều dài): 22 x 70 mm. - Khoảng cách phát hiện: 100mm.
- Dòng định mức: 200mA. - Vỏ làm bằng chất liệu ABS.
- Vật thể phát hiện tiêu chuẩn: 100 x 100 mm. - Đặc tính trễ: Tối đa 20% khoảng cách phát hiện. - Nguồn sáng (bước sóng): LED hồng ngoại (860nm). - Điện áp nguồn cấp: 12VDC-24VDC.
- Công suất tiêu thụ: Tối đa 25mA. - Thời gian đáp ứng: Tối đa 2.5ms.
- Nhiệt độ môi trường: Hoạt động -25°C đến 55°C (không đóng băng hoặc ngưng tụ). Bảo quản -30°C đến 70°C (không đóng băng hoặc ngưng tụ)
- Độ ẩm môi trường: Hoạt động 35% đến 85%, bảo quản -30% đến 95% - Trọng lượng (cả vỏ): 85g.
2.3.6. Rơ le trung gian
Thông tin chi tiết về rơ le [4]. a) Khái niệm chung về rơ le
Rơ le (Hình 2.27) là loại khí cụ điện hạ áp tự động mà tín hiệu đầu ra thay đổi nhảy cấp khi tín hiệu đầu vào đạt những giá trị xác định. Rơ le được sử dụng rất rộng rãi trong mọi lĩnh vực khoa học công nghệ và đời sống hàng ngày.
Rơ le có nhiều chủng loại với nguyên lý làm việc, chức năng khác nhau như rơ le điện tử, rơ le phân cực, rơ le cảm ứng, rơ le nhiệt, rơ le điện từ tương tự, rơ le điện tử...
Hình 2.27 Rơ le trung gian.
Đặc tính cơ bản của rơ le: là đặc tính vào ra. Khi đại lượng đầu vào X tăng đến một giá trị tác động X2, đại lượng đầu ra Y thay đổi nhảy cấp từ 0 (Ymin) đến 1 (Ymax). Theo chiều giảm của X, đến giá trị số nhả X1 thì đại lượng đầu ra sẽ nhảy cấp từ 1 xuống 0. Đây là quá trình nhả của rơ le.