“không”.
- Đột quỵ: chẩn đoán khi xảy ra có các dấu hiệu rối loạn chức năng của não (khu trú hoặc toàn thể) phát triển nhanh, kéo dài trên 24 giờ.
- Tắc cấp trong stent.
- Rối loạn nhịp nguy hiểm: chẩn đoán khi có: nhanh thất, xoắn đỉnh hoặc rung thất.
- Phù phổi cấp: chẩn đoán khi bệnh nhân đột ngột khó thở nhiều, phổi ran ẩm.
- Tổn thƣơng thận cấp: chẩn đoán tổn thƣơng thận cấp khi: creatinin máu tăng ≥ 0,3 mg/dl (26,5 µmol/L) trong 48 giờ hoặc tăng ≥ 1,5 lần trong 7 ngày hoặc thể tích nƣớc tiểu < 0,5 ml/kg/giờ trong 6 giờ [65].
- Tử vong : ghi nhận khi tử vong trong quá trình điều trị hoặc bệnh nặng ngƣời nhà xin về.
2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập đƣợc của nghiên cứu đƣợc xử lý theo phƣơng pháp thống kê y học với phần mềm Stata for Window phiên bản 14.0.
Các biến định lƣợng có phân phối chuẩn đƣợc trình bày dƣới dạng số trung bình và độ lệch chuẩn. Nếu phân phối không chuẩn thì trình bày dƣới dạng trung vị và khoảng tứ phân vị.
Phép kiểm T-test để kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình giữa 2 nhóm của biến số định lƣợng.
Phép kiểm Chi bình phƣơng để kiểm định sự khác biệt tỉ lệ giữa các nhóm của biến số định tính và hiệu chỉnh theo kiểm định Fisher’s trong trƣờng hợp có trên 25% vọng trị <5.
Với khoảng tin cậy 95%, sự khác biệt đƣợc xem là có ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05.
2.5. Phƣơng pháp kiểm soát sai số
- Sai số chọn lựa: lấy mẫu theo phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện liên tiếp, không phân biệt giới tính, độ nặng của bệnh nhân, các bệnh nhân đƣợc theo dõi liên tục từ lúc nhập viện đến lúc xuất viện.
- Sai số thông tin: quá trình hỏi bệnh và thăm khám và theo dõi bệnh đƣợc thực hiện bởi ngƣời nghiên cứu và các số liệu thu thập đƣợc trong thăm khám có đối chiếu tƣơng ứng với hồ sơ bệnh án. Các giá trị liên quan đến kết quả của thủ thuật sẽ đƣợc xác nhận lại bởi bác sĩ của khoa Tim mạch can thiệp.