Năm 2016, tác giả J. Mazhar và cộng sự nghiên cứu trên 781 bệnh nhân NMCTCSTCL đƣợc can thiệp ĐMV tiên phát, ghi nhận 189 bệnh nhân (25%) xảy ra hiện tƣợng không có dòng chảy sau can thiệp, phân tích hồi quy đa biến cho thấy các đặc điểm tiên lƣợng xảy ra hiện tƣợng này là: điểm TIMI-thrombus ≥ 4 (HR = 2,28, p < 0,0001), thời gian nhồi máu cơ tim > 3 giờ (HR = 1,72, p = 0,0024), tuổi > 60 (HR = 1,53, p = 0,018). Hiện tƣợng không có dòng chảy sau can thiệp là yếu tố độc lập tiên lƣợng tử vong sau thời gian theo dõi 12 tháng (HR = 1,95, p = 0,037) [56].
Năm 2018, tác giả G. N. Rajesh và cộng sự nghiên cứu 410 bệnh nhân can thiệp ĐMV tiên phát, ghi nhận tỉ lệ xảy ra hiện tƣợng không có dòng chảy sau can thiệp là 15,4%. Phân tích hồi quy logistic đa biến, các yếu tố dự đoán hiện tƣợng không có dòng chảy là: đái tháo đƣờng (OR = 2,22, p = 0,012), điểm TIMI-thrombus ≥ 4 (OR = 1,875, p = 0,045), thời gian bị nhồi máu cơ tim dài (OR = 2,7, p = 0,002) và LVEF thấp (OR = 1,06, p = 0,03). Tỉ lệ tử vong nội viện của nhóm bệnh nhân xảy ra hiện tƣợng không có dòng chảy cao hơn nhóm có dòng chảy bình thƣờng sau can thiệp (7,9% so với 2,9%, p = 0,049) [60].
Năm 2019, tác giả O. Tasar và cộng sự hồi cứu trên 3205 bệnh nhân can thiệp ĐMV tiên phát, tỉ lệ xảy ra hiện tƣợng không có dòng chảy là 10,1%, các yếu tố tiên lƣợng là tuổi (OR = 1,02, p = 0,003), Killip ≥ 2 (OR = 1,99, p = 0,002), nhồi máu cơ tim ≥ 4 giờ (OR = 3,98, p < 0,001), TIMI-flow trƣớc can thiệp ≤ 1 (OR = 2,55, p = 0,038), sang thƣơng dài ≥ 15mm (OR = 4,31, p <
0,001), đƣờng kính mạch vành ≥ 3,5mm (OR = 2,83, p < 0,001). Bệnh nhân có hiện tƣợng không có dòng chảy sau can thiệp bị các biến cố trong thời gian nằm viện cao hơn nhóm có dòng chảy bình thƣờng: tử vong (10,8% so với 2,9%, p < 0,001), suy tim cấp (32,1% so với 8,7%, p < 0,001), rối loạn nhịp nguy hiểm (23,1% so với 9,3%, p < 0,001) [82].
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU