- Hội chứng không dung nạp vận động Khó thở khi gắng sức
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thiết kế nghiên cứu:
2.1. Thiết kế nghiên cứu:
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ tháng 12/2021 – 06/2022.
Địa điểm tiến hành nghiên cứu:
Phòng khám Sản khoa Bệnh viện đa khoa Quốc Ánh, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
Phòng khám thai Bệnh viện đa khoa quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
2.3. Đối tượng nghiên cứu: 2.3.1. Dân số mục tiêu:
Các nữ công nhân đến khám thai tại phòng khám Sản Bệnh viện đa khoa Quốc Ánh và phòng khám thai tại Bệnh viện đa khoa quận Bình Tân, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
2.3.2. Dân số nghiên cứu:
Các nữ công nhân khám thai tại phòng khám Sản Bệnh viện đa khoa Quốc Ánh và phòng khám thai tại Bệnh viện đa khoa quận Bình Tân, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
2.3.3. Dân số chọn mẫu:
Các nữ công nhân đến khám thai và theo dõi thai kỳ tại phòng khám Sản Bệnh viện đa khoa Quốc Ánh, phòng khám thai Bệnh viện đa khoa quận Bình Tân đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.3.4. Tiêu chuẩn chọn mẫu:
- Thai phụ đến khám thai và theo dõi thai kỳ tại phòng khám Sản Bệnh viện đa khoa Quốc Ánh, phòng khám thai Bệnh viện đa khoa quận Bình Tân.
- Công việc đang làm là công nhân. - Đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Xác định chính xác tuổi thai qua: ngày kinh chót hoặc siêu âm 3 tháng đầu thai kỳ. - Tình trạng thể chất và tinh thần có thể trả lời bảng câu hỏi tự điền.
2.3.5. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Đã từng hoặc đang mắc các bệnh lý: gan, mật, viêm loét dạ dày – tá tràng. - Tiền sử gia đình có người mắc thalassemia, ung thư máu.
- Tiền căn xuất huyết âm đạo trong thai kỳ lần này.
Theo hướng dẫn của WHO 2016 và hướng dẫn điều trị của Bộ Y Tế 2015, tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt trong nghiên cứu là:
- Thiếu máu khi Hb < 11g/dL.
- Thiếu sắt khi ferritin huyết thanh < 12ng/mL. - Giảm sắt dự trữ khi ferritin huyết thanh < 30ng/mL.
- Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc khi Hb < 11g/dL, MCV < 80fl, và/hoặc MCH < 27pg. - Thiếu máu thiếu sắt khi Hb < 11g/dL và ferritin < 12ng/mL.
2.3.7. Mức độ thiếu máu theo phân nhóm của WHO:
- Thiếu máu mức độ nhẹ 10g/dL < Hb < 10,9g/dL- Thiếu máu mức độ trung bình 7g/dL < Hb < 9,9 g/dL - Thiếu máu mức độ trung bình 7g/dL < Hb < 9,9 g/dL - Thiếu máu mức độ nặng, Hb < 7g/dL
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu:
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Tường Thái và cộng sự tại Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2020, tỉ lệ ước tính thiếu máu ở thai phụ 3 tháng đầu thai kỳ là 14,3% [9]. Đối với quí II thai kỳ, tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt từ báo cáo của tác giả Nguyễn Thị Lệ và cộng sự (2013) là 17,3% [8]. Trong nghiên cứu của tác giả Đặng Lê Dung Hạnh và cộng sự về yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt cuối thai kỳ ở thai phụ khám thai tại bệnh viện Hùng Vương năm 2016, tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt là 7,7%. Từ những nghiên cứu trên chúng tôi chọn p lần lượt cho mỗi tam cá nguyệt là 0,15, 0,2, 0,1.
Cỡ mẫu tính theo công thức ước lượng cỡ mẫu cho một tỉ lệ của quần thể nghiên cứu với độ chính xác tuyệt đối: