- Hội chứng không dung nạp vận động Khó thở khi gắng sức
Bảng 2.1: Biến số nghiên cứu
Tên biến số Phân loại Giá trị Định nghĩa
Biến số nền
Tuổi thai phụ Thứ tự 0. < 30 tuổi 1. 30 – 35 tuổi 2. >35 tuổi
Tính tròn theo năm dương lịch = năm hiện tại – năm sinh
Địa chỉ Danh
định 0. Nhà riêng1. Nhà thuê Dựa vào bảng thu thập thai phụ tự điền Trình độ học vấn Thứ tự 0. Cấp I
1. Cấp II - III 2. Trung cấp nghề, đại học, sau đại học
Dựa và bảng thu thập tự điền: cấp I: ≤lớp 5
Cấp II – III: ≥lớp 6 – lớp 12
Tuổi thai Liên tục Tính theo tuần tuổi thai
Dựa vào kinh chót hoặc siêu âm 3 tháng đầu
Biến số độc lập
Cân nặng Định
lượng Tính đơn vị kg Dựa vào bảng thu thập số liệuCân nặng thai phụ tại thời điểm khám Chiều cao Định
lượng Tính đơn vị cm Dựa vào bảng thu thập số liệuĐo chiều cao tại thời điểm khám BMI của thai phụ
trước mang thai Thứ tự 0. Nhẹ cân1. Trung bình 2. Thừa cân 3. Béo phì
BMI = cân nặng(kg)/(chiều cao)2 (m2) ≤18,5 gầy
18,5< BMI ≤22,9 trung bình 23≤BMI<24,9 thừa cân ≥ 25 béo phì
Kinh tế gia đình Thứ tự 0. Khó khăn 1. Đủ sống
Phân loại dựa vào ghi nhận, đánh giá của bệnh nhân:
Tên biến số Phân loại Giá trị Định nghĩa
2. Khá giả Nghèo: thu nhập không đủ chi trả sinh hoạt cá nhân, phải vay mượn, trong nhà không có các phương tiện gia dụng thiết yếu.
Đủ sống: thu nhập đủ chi trả cho sinh hoạt cá nhân, không phải vay mượn, trong gia đình có các phương tiện thiết yếu.
Khá giả: thu nhập có dư để tích lũy, trong nhà có các phương tiện thiết yếu. Thời gian làm việc Danh
định 1. ≤ 8 giờ 2. > 8 giờ Ca làm việc Danh định 1. ca ngày 2. ca đêm 3. Tăng ca Số ngày hành kinh Thứ tự 0. <3 ngày
1. 3 – 5 ngày 2. > 5 ngày
Tính từ ngày bắt đầu thấy kinh đến ngày sạch kinh
Lượng máu kinh Thứ tự 0. Ít
1. Trung bình 2. Nhiều
Lượng máu mất trong khi hành kinh, phân loại theo Fraser và cộng sự 2011 [37]:
Ít < 5ml
Trung bình 5 – 80 ml Nhiều >80ml
Tiền sử rong kinh
rong huyết Thứ tự 0. Không có1. 1 lần 2. >1 lần
Rong kinh là số ngày hành kinh kéo dài > 10 ngày
Rong huyết là ra huyết âm đạo không theo chu kỳ
Số lần mang thai Thứ tự 0. Lần 1 1. Lần 2 2. Đa sản
Dựa vào Bảng thu thập số liệu
Số lần sinh Thứ tự 0. Chưa sinh 1. Sinh 1 lần 2. ≥ 2 lần sinh
Dựa vào bảng thu thập số liệu
Tên biến số Phân loại Giá trị Định nghĩa
các lần sinh lượng 1. > 6 tháng lần sinh trước. Số thai hiện tại Nhị giá 0. Đơn thai
1. Song thai
Dựa vào siêu âm thai hiện tại Có đang cho con
bú Nhị giá 0. Không1. Có Dựa vào bảng thu thập số liệu Tiền sử thiếu máu
lần mang thai trước Nhị giá 0. Không1.Có Dựa vào bảng thu thập số liệu Tiền sử nạo hút
thai, sẩy thai Thứ tự 0. Không1. Có 1 lần 2. Có ≥ 2 lần
Dựa vào bảng thu thập số liệu
Tình trạng nghén Thứ tự 0. Không 1. Có
Dựa vào bảng thu thập số liệu Chế độ ăn uống Thứ tự 0. Ăn ít hơn
trước mang thai 1. Ăn như trước mang thai
2. Ăn nhiều hơn trước mang thai
Ghi nhận theo chủ quan của thai phụ về số bữa ăn và lượng thức ăn trong mỗi bữa ăn
Điều kiện dinh
dưỡng Nhị giá 0. Ăn uống không đầy đủ 1. Ăn uống đầy đủ
Ăn uống đầy đủ: gồm 4 nhóm thực phẩm (đạm, chất béo, đường và chất xơ)
Kiêng ăn trước
mang thai Nhị giá 0. Không1. Có Dựa vào bảng thu thập số liệu Kiêng ăn trong thai
kỳ Nhị giá 0. Không1. Có Dựa vào bảng thu thập số liệu Tăng cân trong thai
kỳ Thứ tự 0. Không tăng cân 1. Giảm cân 2. Tăng cân
Được tính bằng cân nặng lúc khám – cân nặng trước mang thai
Uống viên sắt có/không kèm acid folic trước mang thai
Danh
định 0. Không1. Uống < 1 tháng
Tên biến số Phân loại Giá trị Định nghĩa
2. Uống > 1 tháng
Uống viên sắt có/không kèm acid folic khi mang thai
Danh
định 0. Không1. Uống không liên tục
2. Uống liên tục
Dựa vào bảng thu thập số liệu
Thói quen uống trà,
cafe Nhị giá 0. Không 1. Có Dựa vào bảng thu thập số liệu Nôn, buồn nôn khi
uống viên sắt Nhị giá 0. Không 1. Có Dựa vào bảng thu thập số liệu Táo bón khi uống
viên sắt Nhị giá 0. Không 1. Có Dựa vào bảng thu thập số liệu Thiếu máu trong
thai kỳ Nhị giá 0. Không1. Có Khi Hb < 11 g/dL Thiếu sắt trong thai
kỳ
Nhị giá 0. Không 1. Có
Khi ferritin huyết thanh < 12ng/mL Thiếu máu thiếu
sắt trong thai kỳ
Nhị giá 0. Không 1. Có
Khi Hb < 11 g/dL và ferritin huyết thanh < 12 ng/mL
Mức độ thiếu máu Thứ tự 0. Thiếu máu nhẹ 1. Thiếu máu trung bình 2. Thiếu máu nặng Thiếu máu nhẹ: 10 g/dL<Hb< 10,9 g/dL
Thiếu máu trung bình: 7
Thiếu máu hồng
cầu nhỏ nhược sắt Nhị giá 0. Không1. Có Hb < 11 g/dL, MCV < 80 fl và/hoặc MCH < 27 pg Giảm sắt dự trữ
trong thai kỳ Nhị giá 0. Không1. Có Ferritin huyết thanh < 30 ng/mL Biến số phụ thuộc
Thiếu máu thiếu sắt
Nhị giá 0. Không 1. Có
Là tình trạng Hb < 11 g/dL và ferritin huyết thanh < 12 ng/mL.
2.6. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Kĩ thuật chọn mẫu:
Mẫu được lấy theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, lựa chọn từ tất cả thai phụ đến khám thai trong thời gian nghiên cứu thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu cho đến khi đủ cỡ mẫu.
Cách tiến hành và thụ thập số liệu:
Địa điểm thu thập dữ liệu: phòng khám thai Bệnh viện đa khoa Quốc Ánh, phòng khám thai Bệnh viện đa khoa quận Bình Tân.
Thời gian: giờ hành chánh các ngày từ thứ 2 – thứ 6 hàng tuần từ 12/2021 – 04/2022.
Các thông tin về đặc điểm dân số xã hội, yếu tố sản phụ khoa, các yếu tố liên quan dinh dưỡng được lấy theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp thai phụ bằng bộ câu hỏi soạn sẵn.
Xét nghiệm công thức máu và định lượng ferritin huyết thanh được thực hiện cùng điều kiện và cùng một loại máy theo loại xét nghiệm. Xét nghiệm công thức máu được thực hiện bằng máy phân tích huyết học 26 thông số Hemix5 – 60, định lượng ferritin huyết thanh được thực hiện bằng máy xét nghiệm sinh hóa miễn dịch Abbott ARCHITECH i1000SR.
Công cụ thu thâp số liệu:
Bảng đồng thuận.
Bảng câu hỏi thu thập số liệu.
Kết quả xét nghiệm công thức máu và ferritin huyết thanh.
2.7. Quy trình nghiên cứu:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi thực hiện nghiên cứu
Bước 2: Sàng lọc đối tượng và tư vấn tham gia nghiên cứu Bước 3: Mời tham gia nghiên cứu và ký vào bảng đồng thuận
Khám thai định kỳ Phân tích, xử lý số liệu, viết báo cáo
Bước 4: Khám lâm sàng các dấu hiệu thiếu máu
Bước 5: Bổ sung xét nghiệm công thức máu và ferritin huyết thanh vào chỉ định cận lâm sàng của đối tượng tham gia nghiên cứu.
Bước 6: Thông báo kết quả xét nghiệm, chỉ định điều trị cho đối tượng có thiếu máu thiếu sắt.
2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu:
Nhập số liệu bằng phần mềm SPSS V20.0.
Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS V20.0.
Phân tích gồm 2 bước:
Bước 1: mô tả và phân tích đơn biến bằng hồi quy Logistic đơn biến.
Bước 2: phân tích đa biến bằng hồi quy Logistic nhằm kiểm soát yếu tố gây nhiễu.
Sử dụng khoảng tin cậy 95%.
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu:
Dựa trên tinh thần tôn trọng và bảo vệ với đối tượng nghiên cứu, khi tiến hành đề tài chúng tôi đảm bảo các nguyên tắc:
- Đối tượng nghiên cứu được thông tin rõ ràng về nghiên cứu, hiểu rõ và hoàn toàn tự nguyện khi quyết định tham gia nghiên cứu.
- Nếu không đồng ý tham gia nghiên cứu đối tượng vẫn được khám thai định kỳ bình thường và được hướng dẫn dự phòng thiếu máu thiếu sắt.
- Thông tin cá nhân đối tượng nghiên cứu được bảo mật bằng cách mã hóa với con số nhằm phục vụ cho nghiên cứu.
- Nghiên cứu được chỉ được tiến hành khi có sự thông qua của Hội đồng đạo đức và nghiên cứu y sinh học Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu được sự đồng ý của ban giám đốc bệnh viện và ban lãnh đạo khoa Sản trước khi tiến hành.
- Mục đích của nghiên cứu nhằm góp phần vào nhìn nhận vấn đề thiếu máu thiếu sắt ở đối tượng nữ công nhân các khu công nghiệp nhẹ.