Chú giải của Fiches Dominicales

Một phần của tài liệu HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM; NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO; KHƠI DẬY KHÁT VỌNG XÂY DỰNG TỈNH KON TUM PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG (Trang 165 - 170)

CHÚA KÊU GỌI VÀ

SAI CÁC ÔNG ĐI TRUYỀN GIÁO VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

1. Công việc truyền giáo của Nhóm Mười Hai.

Ngay từ những trang đầu Tin Mừng của mình, Maccô đã muốn kể lại việc Chúa kêu gọi Simon và anh của ông là Anrê, cùng với hai anh em Giacôbê và Gioan khi Người đang đi dọc theo Biển Hồ Galilê (1,16-20); Người nói với các ông ấy: “Tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá!” Maccô cũng cho ta thấy khi tới Capharnaum vào một ngày Sabát, Đức Giêsu “cùng với các môn đệ đi vào thành” (1,21). Sau đó thánh sử còn cho ta thấy Đức Giêsu “Lập Nhóm Mười Hai để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ”(3,14-15). Con số Mười Hai ám chỉ mười hai chi tộc Israel là dấu chỉ Chúa muốn khai sinh một dân Thiên Chúa mới nơi bản thân các ông.

Giờ đây Maccô gợi nhớ lại buổi truyền giáo ban đầu của Nhóm Mười Hai mà Ngài lại đặt vào trong một nghịch cảnh là sau chuyến viếng thăm thất bại của Đức Giêsu khi trở về quê hương Nagiarét. Maccô viết: “Người gọi Nhóm Mười Hai lại và bắt đầu sai đi”. Hai động từ “Gọi, sai đi” diễn tả rõ rệt ơn gọi của các ông. Các ông sẽ là những “Tông đồ” của Đức Giêsu, nghĩa là những người được Chúa “sai đi”, như Tin Mừng thứ hai sẽ nói đến, khi các ông đi truyền giáo về (6,30).

Những lời tiếp theo là chỉ thị Đức Giêsu ban bố cho các tông đồ trước khi lên đường truyền giáo. M. Quesnel ví những lời đó như “một loại thủ bản, một cẩm nang cho một nhà truyền giáo hoàn hảo” (“Comment lire un évangile?”, Seuil, trang 103).

- Đức Giêsu sai các ông đi: “Từng hai người một”.

J. Potin giải thích: đó là tập tục các kinh sư. Vẫn thi hành đối với các môn sinh của họ. Hai người có chứng từ phù hợp

nhau chứng tỏ rằng họ cùng được sai đi từ một người. Thực vậy, sứ điệp họ mang đi không phải là của riêng các ông, mà là của Đức Giêsu “ (Jésus, l'histoire vraie”, Centurion, trang 266-267). Nhóm Mười Hai không được “tính toán cho mình”. Sứ mệnh của các ông bắt nguồn từ Đức Giêsu; đây là công việc của nhóm, là hành đông mang tính cộng đoàn.

Và thực tế như vậy, trong Công vụ Tông đồ, chúng ta sẽ thấy các nhà truyền giáo ấy thường lên đường với nhau “từng hai người một”. Phêrô đi với Gioan (Cv 3,1; 4,13); Phaolô với Banabê (Cv 1 3,2); giuđa và Sila (Cv 15,22).

- Đức Giêsu ra chỉ thị cho các kẻ Người gọi và sai đi như vậy phải có tinh thần khó nghèo và từ bỏ:

+ Khó nghèo xét về hành trang đi đường: “Một cây gậy, một đôi dép” là những gì Người cho phép. Người cũng không đồng ý cho mang hai áo”. Những kẻ được Chúa sai đi sẽ là những con người thanh thoát, không cồng kềnh, mà rong ruổi như Người và luôn sẵn sàng lên đường đi loan báo Tin Mừng.

+ Khó nghèo xét về những phương tiên sinh sống: không được mang lương thực, bao bị, tiền giắt lưng”. Hành trình như vậy đặt các người được sai đi tong tư thế tùy thuộc. Họ sẽ nhận lương thực và tiền túi từ tay những ai sẽ tiếp rước họ.

Đức Giêsu không giấu giếm họ: con đường truyền giáo là con đường gian khổ. Cũng như Người họ phải đón nhận rủi ro bị chối từ hay xua đuổi Các ông phải đi theo Người đến độ phải bị chống đối, phải hy sinh thân mình.

2. Một sứ mệnh nối tiếp sứ mệnh của Đức Giêsu.

Sứ mệnh của Nhóm Mười Hai không phải là của riêng các ông, đó chính là sứ mệnh của Đức Giêsu nối tiếp nơi bản thân các ông: các ông rao giảng cùng một sứ điệp như Đức Giêsu là “Sám hối” (Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” Mc 1,14-15); các ông thực hiện cùng những dấu chỉ như Đức Giêsu là “trừ quỷ”và nếu Maccô ghi nhận rằng nhờ

việc “xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh” thì hẳn là để ám chỉ rằng các ông hành động nhờ quyền năng của một ai khác là Đức Giêsu vậy.

Là những người được kêu gọi và sai đi, Nhóm Mười Hai không được giới thiệu ở đây như là những chuyên viên có ít nhiều chuyên môn hay là những người chuyên trách rao giảng Tin Mừng. J. Delorme kết luận: “Maccô mang lại cho sứ mệnh của nhóm Mười Hai một chiều kích rộng lớn hơn cả không phủ nhận một sự thật là bất cứ tác vụ nào trong Hội Thánh đều có thể tìm thấy nền tảng nơi sứ mệnh của Nhóm Mười Hai, trình thuật này của thánh Maccô có thể nhắc cho mọi tín hữu nhớ rằng họ thuộc một Hội Thánh được sai đến với mọi người và họ phải là nhân chứng của Đức Giêsu trước mặt người đời”.

BÀI ĐỌC THÊM

1. “Sứ mệnh của Nhóm Mười Hai, một cột mốc quan trọng và mang nhiều ý nghĩa”

(J. Delorme, “Assemblées du Seigneur” số 46, trang 49). Không những mang giá trị lịch sử, bài trình thuật về sử mệnh của Nhóm Mười Hai ở Galilê, trong Tin Mừng Maccô còn hoàn thành một chức năng cao hơn. Trình thuật ấy ghi một cột mốc quan trọng, có ý nghĩa, ở buổi ban đầu của Hội Thánh cũng như trong sự triển khai một công trình vẫn được theo đuổi trong Hội Thánh và thế giới. Khi đọc trình thuật này Hội Thánh được mời gọi nhận ra ơn gọi của mình. Ơn gọi này bao hàm một sứ mệnh không cho phép Hội Thánh được tự kết cấu thành xã hội khép kín đối với chính mình hoặc đối với bất kỳ mô hình văn hóa-xã hội nào. Trong trình thuật của Maccô, khi sai Nhóm Mười Hai ra đi, không kèm theo một xác định rõ ràng nào về địa điểm, nơi chốn phải tới để hạn định các ông (so sánh với Mt 10, 5-6 và Lc 9,6; 10,1). Mà theo sau đó là cả một bài tập nghề khó khăn đối với các môn đệ, khiến Đức Giêsu phải gia tăng các phép lạ và những lời cảnh giác rút vào ngay trong Do Thái giáo (7,8-13). Theo cái

nhìn của Hội Thánh, Nhóm Mười Hai chính là những bảo chứng cho phần vụ mà Hội Thánh phải gánh vác là giới thiệu Tin Mừng cho tất cả mọi người.

2. “Được liên kết với sứ mệnh của Chúa”

“Đức Giêsu cho con người liên kết với công việc chính Người đang thực hiện. Người mở rộng công việc rao giảng, rời bỏ làng mạc cùng gia đình, đi đến các làng chung quanh mà giảng dạy. Người gọi Nhóm Mười Hai để ở bên Người rồi sai họ đi. Các ông sẽ phải lao vào cùng một cuộc chiến như Chúa, nên Người ban cho các ông “quyền trừ quỷ”. Thế là các ông ra đi từng hai người một, kêu gọi người ta ăn năn sám hối, trừ được nhiều quỷ, chữa nhiều người đau ốm khỏi bệnh. Rồi đây cuộc đời của các Tông đồ sau khi Chúa sống lại và ban Thánh Thần, sẽ như thế nào, thì lúc này đã được khởi sự như một bước thí nghiệm vậy. Bởi đấy người môn đệ của Đức Giêsu chia sẻ sứ mệnh của Người. Người môn đệ ấy loan báo và truyền đạt ơn cứu độ, ơn chữa lành ơn giải thoát. Đức Giêsu làm cho người môn đệ ấy trở thành cộng tác viên của Người. Người môn đệ mang cùng một tâm tư, có chung cùng hoạt động và những bận tâm như Thầy mình. Từ nay, những “ưu tư “ của người môn đệ trở nên đơn giản vì “Người chỉ thi cho các ông không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy, không được mang lương thực, bao bị, tiền giắt lưng. Đi theo Đức Giêsu, không phải là sống cách biệt với sứ mệnh. Nhưng là dấn thân đi đến gặp gỡ mọi người với tinh thần đơn sơ, từ bỏ và tự do, để loan báo tin vui và mang đến cho họ ơn cứu độ”.

3. “Từ di sản đến cử chỉ đề nghị”

(“Thư gởi người Công giáo Pháp”, Cerf, trang 36-37). Cái thời mà Hội Thánh thực Sự hoá thân với đại bộ phận xã hội, dầu gặp phải nhiều chống đối và thách đố, công việc truyền bá đức tin đều được tiến hành gần như tác động, nhờ vào những bộ phận chuyên lo việc truyền bá này còn có mặt ở cả những cơ quan điều hành thông thường của xã hội nửa.

Do đó mà kiểm chứng được câu ngạn ngữ cho rằng người ta không sinh ra làm người tín hữu, nhưng cử thành người tín hữu (có đạo theo kiểu cha truyền con nối).

Dần dà với thời gian, chúng ta phải nhìn nhận rằng hoàn cảnh xa xưa này có những điều bất tiện, bởi lẽ khi việc loan báo đức tin ít nhiều bị thu gọn vào công việc thi hành những thủ tục gần như tự động để truyền đạt, người ta khó mà nhận thấy được những lệch lạc có thể xảy ra. Có những lệch lạc thực sự đã dẫn đến một thứ tục hóa đức tin chừng nào đạo Công giáo nhắm trở thành một phận vụ của xã hội và Hội Thánh thì được coi như một dịch vụ bình thường của xã hội.

Hoàn cảnh hiện nay lại có những khó khăn mới. Thực vậy, việc truyền bá đức tin ngày nay đang bị thỏa hiệp, hoặc rất khó thực hiện trong những khu vực rộng lớn của xã hội Pháp.

Điều có vẻ nghịch lý là hoàn cảnh này đòi buộc chúng ta phải đón nhận chiều kích mới mẻ của đức tin và kinh nghiệm sống đức tin ấy. Chúng ta không còn có thể chỉ hài lòng với một di sản đã thừa hưởng dù nó có phong phú đến đâu. Mà phải mở lòng đón nhận ân huệ Chúa ban trong những điều kiện mới mẻ và đồng thời tìm lại được cử chỉ ban đầu của việc phúc âm hóa đó là thái độ đề nghị đơn sơ mà cả quyết của Tin Mừng đức ki tô (Giáo Hội chỉ rao giảng Tin Mừng như một đề nghị để mỗi người tự ý quyết định lựa chọn).

Một phần của tài liệu HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM; NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO; KHƠI DẬY KHÁT VỌNG XÂY DỰNG TỈNH KON TUM PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG (Trang 165 - 170)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w