Suy niệm của Lm Jude Siciliano, OP

Một phần của tài liệu HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM; NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO; KHƠI DẬY KHÁT VỌNG XÂY DỰNG TỈNH KON TUM PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG (Trang 181 - 184)

(Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP)

HÃY RAO GIẢNG BẰNG ĐỜI SỐNG CHỨNG NHÂN LUÔN TÍN THÁC VÀO CHÚA

Tôi mở bài suy ngẫm này để chia sẻ với quý vị giảng thuyết. Nhưng nếu bạn không phải là người giảng thuyết thì đừng nghĩ là không liên quan đến. Một giáo sủ giảng thuyết tiếng tăm là cha Fred Craddock đề nghị trong sách cha viết về cách giảng là nên bắt đầu bài giảng với với lời giải thích mang tính giản đơn của bài đọc. Cha khuyên nên tránh xa những lời bình luận, và đọc bài sách như giáo dân nghe. Đến đây chúng ta nghĩ đến câu hỏi, những thắc mắc, những nhầm lẫn, những cảm giác và bao nhiêu ý niệm gây nên bởi bài đọc "giản đơn". Lần đọc đầu tiên giúp có khái niệm mới mẻ về bài sách, và giúp người giảng thuyết nghe bài sách như giáo dân nghe một cách chính xác không có gì che đậy. Tôi sẽ dùng lời khuyên của cha Craddock về bài sách của tiên tri Amos.

Trước tiên,bài sách đánh động trí tôi như là một bài kỳ lạ. Đó là điều gì? Vì sao thầy tư tế Amasya không chịu nổi Amos? Nếu thầy giảng nói về bài sách này hay không, tôi chắc rằng giáo dân sẽ nghe và biết điều gì xãy ra. Như thế tôi có bi quan quá hay không? Tôi công nhận tôi cũng không biết nhiều về bài sách đó.

Lúc đó là thế kỷ thứ 8 trước công nguyên. Amasya là thầy cả tư tế trong triều vua. Bấy giờ là lúc hoà bình thịnh vượng cho dân Israel, và những người giàu có cảm thầy rất an toàn. Và cũng là lúc dân chúng suy đồi, quên lời Giao ước. Thầy tư tế Amasya chỉ nói với triều đình những gì họ muốn nghe, và biết bao người khác đã bỏ qua Thiên Chúa, dựa vào quyền uy của chính quyền để giữ sự an toàn. Amos là một người chăn chiên và châm quả sung. Ỏ Trung Đông trái sung là cho người nghèo. Phải châm trái lúc còn nhỏ để mủ chảy

ra cho trái mau lớn và chín ngọt. (Đây, một người châm trái sung lại là ngôn sứ).

Amos không phải là thành phần trong triều vua, ông ta cũng không phải là ngôn sứ nhà nghề. Amos xưng mình là kẻ chiếm giải Sư tử Giuda. Bài sách hôm nay nói về thị kiến của Amos. Việc ông ta gặp thầy tư tế Amasya cắt ngang các thị kiến. Amasya bảo Amos chạy thoát thân ra khỏi thành phố. Amos cự lại, nói với Amasya là ông ta không muốn làm ngôn sứ. Nhưng Đức Chúa đã chọn ông không giống bất cứ một điều gì như trước kia. Amos cũng không phải là tiên tri hay môn đệ của tiên tri. Sứ mạng ông ta phải được chấp nhận. Sứ mạng đó không phải bởi quan quyền trong chính quyền hay bởi triều vua. Bây giờ chúng ta hiểu vì sao bài sách này được chọn đi với bài phúc âm hôm nay. Sứ mạng là điều chính. Thiên Chúa chọ người đưa sứ mạng đến dân Ngài.

Tôi viết bài này nhân lúc tôi sửa soạn hành lý lên đường đi giảng tĩnh tâm ở một xứ đạo. Bài Phúc Âm làm tôi suy nghĩ trong lúc tôi nhìn những hành lý tôi muốn đem theo. Nghe bài Phúc âm bảo là tôi không nên lo về tiền bạc, thức ăn, vậy tôi có lo nhiều quá hay không? Tôi sẽ làm sao ra phi trường, và ai sẽ trả tiền vé máy bay cho tôi? Tôi biết bây giờ không như ngày xưa và tôi đang nhìn vào máy vi tính để nhắc tôi biết là sự vật thay đổi quá nhanh chóng. Nhưng tôi không muốn bỏ qua bài sách một cách dễ dàng cho đó là một bài sách thuộc thời xưa. Mà tôi cũng không muốn nói là bài sách chỉ áp dụng cho một số ít vị giảng thuyết. Chúng ta đi giảng nhiều cách, và mỗi người được phép "trừ tà" của thời đại mình.

Chúa Giêsu bảo chúng ta nên sống đơn giản, chú trọng đến sự quan trọng của sứ mạng, và ra đi làm điều gì về sứ mạng đó. Vậy thì đã bao lần chúng ta bỏ qua lời kinh nguyện quan trọng vì chúng ta nghĩ chúng ta cần đọc sách về cầu nguyện, hay dự một buổi họp về cầu nguyện và học cách làm sao cầu nguyện phải không? Chúng ta cảm thấy chúng ta không đủ sức nói với người khác về cầu nguyện. Vậy thì

về những câu chuyện chúng ta tránh nói như: về sức khoẻ, tôn giáo, vũ khí quân đội v.v… vì chúng ta nghĩ là chúng ta không biết đủ các chi tiêt hay sao? Nếu đó là những điều làm chúng ta thinh lặng thì chúng ta có thể bớt xem truyền hình, bớt chơi game trên vi tính và để nhiều thì giờ học hỏi hơn. Chúng ta cần biết là chúng ta được sai đi rao giảng, được quyền trừ quỷ, và được phép chửa bệnh.

Có lẽ chúng ta nên sống đơn giản, chứng tỏ điều chúng ta ao ước là chỉ Thiên Chúa mà thôi, và chỉ có lề luật Thiên Chúa quản trị trên trái đất hơn là các quyền khác trên chúng ta. Có thể lối sống đơn giản là dấu chỉ "quyền uy trên quỷ dữ", vì chúng ta đều biết rõ là lối sống đơn giản, cách tiêu xài, cách giải trí và cách tiêu thụ nhờ vào các nước khác dùng nhân công rẻ và không giúp tái tạo lại con người và các nguyên vật thiên nhiên của họ. Một báo cáo của chính phủ cho biết người Hoa Kỳ phung phí 25% của thực phẩm tươi họ mua. Vậy môn đệ Chúa Giêsu sẽ làm gì trước những phung phí đó? Và chúng ta dùng sự đơn giản để sống một lôi sống khác hay không? Bài giảng chúng ta qua lời nói và lối sống có lẽ phải rõ ràng hơn. Phải nói rõ chúng ta là ai và đời sống chúng ta chú trọng về ai. Nếu chúng ta thật lòng với Chúa Kitô và Tin Mừng thì chúng ta cần làm chứng về Đấng chúng ta tin tưởng qua sự thay đổi lối sống của chúng ta. Giảm bớt "xử dụng quá mức" sẽ chứng tỏ sứ mạng mà chúng ta được sai đi rao giảng.

Chúng ta nhớ câu chuyên người Samaritanô tốt lành trong phúc âm thánh Luca. Câu chuyện đó nhắc đến nguy hiểm trong thế gian là nơi Chúa Giêsu sai các môn đệ Ngài ra đi. Thế gian nguy hiểm cho người đi đường. Vì sao lại bỏ nơi an toàn trong gia đình và làng xóm để ra đi trong thế gian nguy hiểm? Phần đông ít người ra đi như thế. Họ có đủ mọi sự trong gia đình. Dù vậy Chúa Giếsu gởi các môn đệ Ngài ra đi. Ngài gởi đi từng hai người một. Họ sẽ cần giúp đỡ che chở nhau. Có người nghĩ là nếu hai người đi với nhau thì sẽ không chỉ giảng về Chúa Giêsu, hay về sứ mạng của Ngài.

Hai người giảng sẽ cân bằng hơn. Chúa Giêsu nghĩ là các môn đệ Ngài sẽ được đón nhận theo truyền thống đón khách cúa văn hoá Trung đông. Chúa Giêsu nghĩ là một khi họ được đón vào nơi nào thi sứ mạng họ đem đến sẽ làm cho họ được đón nhận niềm nở chứ không phải vì vật dụng hay tiền bạc họ mang theo.

Vì sao Chúa Giêsu đòi hỏi các môn đệ nhiều như thế? Cha Robert Warznak S.S. nhớ lại một phong tục Do thái, là khi người ta bước vào sân đền thờ, người ta phải dừng lại bỏ cây gậy và cởi giày ra và cả thắt lưng tiền rồi mới bước vào đền thờ là nơi thánh thiện có sự hiện diện của Thiên Chúa. Các điều gì lo lắng hằng ngày sẽ phải để ra một bên. Bây giờ nếu các môn đệ Chúa Giêsu để "các lo lắng ra một bên" thì có ý nghĩa gì? Sứ mạng của Chúa Giêsu và phép chửa lành sẽ là điều quan trọng nhất và các lo lắng đều không đáng kể. Vậy môn đệ trên đường đi giảng mang theo hành lý ít hơn có thể đứng trước Đấng Thánh, mặc dù còn trên đường đi hay ở trong hội đường hay không? Vậy các nhà họ bước vào, và các gia đình đón nhận họ có như hội đường là nơi có Đấng Thánh ngụ hay không? Vậy Chúa Giêsu có thể nhắc các môn đệ là khi nào gặp trường hợp khó (như nơi nào không đón nhận họ), các ông sẽ dựa vào Thiên Chúa hơn là dựa vào các lo lắng hay không?

Vì các môn đệ xức dầu cho người bệnh và chữa lành họ, thì Chúa nhật hôm nay có nên giảng về bí tích xức dầu cho người bệnh hay không? Chắc bạn không muốn để riêng bài Kinh Thánh ra và giảng nhiều về tín lý, rồi phần thứ hai của bài giảng sẽ nói về bí tích là dấu chỉ Chúa Giêsu tiếp tục chữa lành trong cộng đoàn. Điều đó thể giúp chỉ rõ sự quan trọng của bài sách đọc hôm nay về đời sống của Giáo hội.

Một phần của tài liệu HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM; NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO; KHƠI DẬY KHÁT VỌNG XÂY DỰNG TỈNH KON TUM PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG (Trang 181 - 184)