- Luật chưa quan tâm đến vấn đề ưu đãi thuế như miễn, giảm thuế bảo vệ mô
5. Thực trạng áp dụng kí quỹ môi trường
5.1. Đánh giá kết quả đạt được
Việc quy định kí quỹ để đảm bảo việc bảo vệ môi trường đối với các đối tượng có hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên mang tính chất bắt buộc. Tất cả các đối tượng có hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên đều có nghĩa vụ ký quỹ để đảm bảo nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
Điều 137, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 đã quy định rõ đối tượng
phải kí quỹ, mục đích kí quỹ, cách thức thực hiện kí quỹ bảo vệ môi trường
5.2. Những tồn tại cần khắc phục
Tuy vậy nhưng hiện nay còn nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam còn chây ì, chậm trễ trong việc kí quỹ môi trường. Việc cố tình chây ỳ khi bắt đầu phải nộp tiền ký quỹ và chây ỳ trong thực hiện dự án cải tạo phục hồi môi trường điều dễ nhận thấy ở một số doanh nghiệp.
5.3. Nguyên nhân tồn tại hạn chế
Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tồn tại trên là:
- Do chế tài xử lí chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe đối với các doanh nghiệp.
- Do ý thức của chủ đầu tư: còn tập trung nhiều vào lợi ích kinh tế nên phót lờ việc tham gia ký quỹ môi trường.
6. Thực trạng áp dụng trợ cấp tài chính trong bảo vệ môi trường
6.1. Đánh giá kết quả đạt được
vực cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải là 12.888 tỷ đồng; lĩnh vực năng
phần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi qua đó cải thiện môi trường xung quanh dự án, thúc đẩy tăng trưởng xanh và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Theo Bộ Tài nguyên Môi trường, trong 15 năm hoạt động, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã hỗ trợ tài chính cho hàng trăm dự án bảo vệ môi trường với số tiền hơn 2.100 tỷ đồng dưới các hình thức: Cho vay, tài trợ, hỗ trợ lãi suất, trợ giá sản phẩm điện gió, hỗ trợ giá điện gió nối lưới, ký quỹ phục hồi môi trường… Trong đó, Quỹ Bảo vệ môi trường đã thành công bước đầu trong việc hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp thông qua hình thức cho vay ưu đãi với hơn 1.900 tỷ đồng cho 244 dự án đầu tư bảo vệ môi trường tại 48 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đặc biệt từ năm 2016 đến nay, Quỹ Bảo vệ môi trường đã mở rộng lĩnh vực ưu tiên cho vay từ 5 lên 8 lĩnh vực ưu tiên nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư bảo vệ môi trường cho nhiều đối tượng khách hàng, đồng thời mở rộng phạm vi hỗ trợ tài chính của Quỹ. Theo đó, lãi suất hỗ trợ cho vay của Quỹ cũng giảm dần từ 3,6%/năm xuống còn 2,6%/năm như hiện nay, ngoài ra các điều kiện về đảm bảo tiền vay, thời gian vay, quy trình và các thủ tục cho vay cũng đã được điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi.
Về nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước: Những năm qua, theo quy định, nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường từ ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường không thấp hơn 1% tổng chi ngân sách Nhà nước trong dự toán ngân sách hằng năm.
Năm 2019, ngân sách sự nghiệp bảo vệ môi trường trung ương là 2.290 tỷ đồng nhưng đến tháng 9/2019 mới phân bổ 1.51,922 tỷ đồng, đạt 50,3%. Về ngân sách sự nghiệp bảo vệ môi trường địa phương, Bộ Tài chính giao chỉ tiêu
bảo vệ môi trường của cả nước; số được Hội đồng nhân dân các tỉnh thông qua là 18.152.741 triệu đồng, lớn hơn 4.252.741 triệu đồng so với số giao của Bộ Tài chính, trong đó 44/63 tỉnh, thành phố chi cao hơn số giao của Bộ Tài chính.
6.2. Những hạn chế cần khắc phục
Thực tế, chi ngân sách Nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường
luôn cao hơn số thuế bảo vệ môi trường thu được. Theo báo cáo của Bộ Tài chính tại Công văn số 4654/BTC-HCSN ngày 19/4/2019, nhiều địa phương chi nguồn ngân sách cho sự nghiệp bảo vệ môi trường lại dưới 1%. Năm 2018, có đến 7 địa phương quyết định mức dự toán chi phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của ngân sách địa phương thấp hơn so với hướng dẫn của trung ương, và năm 2019, con số mức dự toán chi phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của ngân sách địa phương thấp hơn so với hướng dẫn của trung ương tăng lên thành 13 địa phương.
Ngoài ra, việc sử dụng ngân sách Nhà nước cho bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí còn thiếu sự điều phối, tổng hợp, thống nhất, thiếu vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường để bảo đảm ngân sách Nhà nước được tập trung vào đúng đối tượng, đúng nội dung cần thiết… Theo đánh giá, nguồn vốn đầu tư phát triển cho bảo vệ môi trường mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu đầu tư. Tỷ trọng phân bổ nguồn vốn giữa trung ương và địa phương cũng còn nhiều bất cập.
6.3. Nguyên nhân tồn tại hạn chế
-Cán cân thu chi trong việc bảo vệ môi trường còn chênh lệch
- Do chịu sự tác động của việc tăng trưởng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh và chưa đủ sự sát xao trong công tác kiểm tra nên ở nhiều địa phương chi nguồn ngân sách cho sự nghiệp bảo vệ môi trường lại dưới 1%.