Thực trạng áp dụng nhãn sinh thá

Một phần của tài liệu Bài Thi môn kinh tế môi trường-toan4403 001 ĐỀ TÀI HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 33 - 36)

- Luật chưa quan tâm đến vấn đề ưu đãi thuế như miễn, giảm thuế bảo vệ mô

7.Thực trạng áp dụng nhãn sinh thá

7.1. Đánh giá kết quả đạt được

Năm 2009 Tổng Cục môi trường đã khởi động Chương trình Nhãn xanh Việt Nam đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc từ ngày 05 tháng 3 năm 2009, năm 2011 được mở rộng trên toàn quốc và do Tổng cục Môi trường cấp. Hàng hoá Việt Nam sẽ được ghi nhãn sinh thái theo tiêu chuẩn ISO 14024. Thực hiện chương trình cấp nhãn sinh thái, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành các văn bản:

- Quyết định số 252/QĐ-BTNMT ngày 05/03/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt chương trình cấp nhãn sinh thái

- Quyết định số 1492/QĐ-BTNMT ngày 13/08/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thành lập Hội đồng tư vấn Chương trình cấp nhãn sinh thái

- Quyết định 1493/QĐ – BTNMT ngày 13/8/2009 quy định trình tự, thủ tục chứng nhận và cấp thí điểm nhãn xanh Việt Nam

- Quyết định số 1907/QĐ-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt danh sách thành viên Hội đồng tư vấn Chương trình cấp nhãn sinh thái

- Quyết định số 1906/QĐ-BTNMT ngày 12/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng tư vấn Chương trình cấp nhãn sinh thái

- Quyết định số 2322/QĐ-BTNMT ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ TNMT về việc phê duyệt tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam cho bột giặt, bóng đèn huỳnh quang, bao bì nhựa tự phân huỷ sinh học dùng gói hàng khi mua sắm.

Chẳng hạn như Tổng cục Môi trường đã đưa ra tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam cho máy photocopy và bóng đèn led chiếu sáng thông dụng.

Nhãn sinh thái Công ty Cổ phần bóng đèn Điện Quang được chứng nhận

Nhãn xanh sinh thái

7.2. Những hạn chế cần khắc phục

- Doanh nghiệp còn thờ ơ chưa chú trọng đầu tư, sử dụng công nghệ, phương thức quản lý và áp dụng các hệ thống quản lý phù hợp, để sản xuất các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về dán nhãn.

- Đối với người tiêu dùng, khái niệm về Nhãn xanh Việt Nam đối với nhiều người còn rất mơ hồ, thậm chí có những người lần đầu nghe thấy nên mọi người vẫn chưa thực sự quan tâm.

- So với các nước trong khu vực, yêu cầu về sản phẩm xanh (sản phẩm thân thiện với môi trường) trên thị trường Việt Nam cũng như nhận thức của người tiêu dùng còn hạn chế.

- Hiện nay các tiêu chí về sản phẩm xanh còn rất hạn chế về mặt số lượng, mới chỉ có đối với một số chủng loại mặt hàng nhất định.

7.3. Nguyên nhân tồn tại hạn chế

- Ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, có nhiều khó khăn về tài chính, nguồn lực cũng như công nghệ nên

kinh phí dành cho môi trường trong các sản phẩm rất thấp. Trong khi đó, để được

dán Nhãn xanh cho sản phẩm, doanh nghiệp phải đầu tư thêm 20% tổng chi phí sản phẩm dành cho hàng hóa nên chưa mặn mà.

- Chưa có nguồn kinh phí ổn định để duy trì hoạt động truyền thông cũng như xây dựng tiêu chí các nhóm sản phẩm dán nhãn.

Một phần của tài liệu Bài Thi môn kinh tế môi trường-toan4403 001 ĐỀ TÀI HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 33 - 36)