CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ

Một phần của tài liệu Bài Thi môn kinh tế môi trường-toan4403 001 ĐỀ TÀI HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 40 - 45)

- Luật chưa quan tâm đến vấn đề ưu đãi thuế như miễn, giảm thuế bảo vệ mô

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Bối cảnh trong nước

Quan điểm của Đảng ta về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước luôn được nhấn mạnh, xuyên suốt qua các mục tiêu, nhiệm vụ và qua từng thời kỳ. Phương thức quản lý môi trường ở nước ta trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào sử dụng công cụ điều hành và kiểm soát (CAC) với cơ sở pháp lý cao nhất và vững vàng nhất là Luật Bảo vệ môi trường. Mới đây trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã chú trọng áp dụng các công cụ kinh tế trong việc bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên trước yêu cầu đổi mới, công tác quản lý và bảo vệ môi trường đã và đang biểu hiện nhiều bất cập, khó khăn, tình hình ô nhiễm môi trường gia tăng, nguồn thu từ môi trường cho nền kinh tế quốc dân còn hạn chế. Trong bối cảnh đó công tác quản lý và bảo vệ môi trường đòi hỏi phải có những thay đổi cơ bản trong cơ chế hoạt động và phương thức điều hành. Chủ trương thực hiện kinh tế hóa trong lĩnh môi trường là một chủ trương lớn, phù hợp với quá trình phát triển của đất nước, đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với tốc độ phát triển nhanh chóng đã khiến môi trường sinh thái đã bị tác động nghiêm trọng, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, chất thải rắn ngày càng gia tăng cả về khối lượng lẫn thành phần. Ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tình trạng suy thoái và ô nhiễm đã, đang và sẽ là thách thức nghiêm trọng tới môi trường và phát triển kinh tế Việt Nam. Theo ước tính của các chuyên gia nước ngoài, nếu GDP của Việt Nam tăng mà không có các biện pháp ngăn ngừa, phòng chống ô nhiễm môi trường thì nguy

2. Giải pháp

2.1. Nhóm các giải pháp chung

Để sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ cơ chế chính sách, pháp luật đến các yếu tố nâng cao năng lực triển khai (cơ chế tài chính, truyền thông, thanh tra, kiểm tra, xử phạt, công nghệ xử lý môi trường…).

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường

- Cải cách hành chính, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về môi trường

- Cần quy định trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng giữa các các Bộ, Ngành ở TW và địa phương, giữa cá nhân và tập thể, đồng thời tăng thẩm quyền và trách nhiệm cá nhân nhằm tăng cường hiệu quả triển khai.

- Cần đơn giản hóa thủ tục hành chính

- Tăng cường năng lực nghiên cứu, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường có kiến thức tổng hợp về kinh tế, xã hội và môi trường

- Tăng cường công tác nghiên cứu và từng bước triển khai áp dụng pháp luật sử dụng các công cụ kinh tế, các công cụ hỗ trợ khác trong bảo vệ môi trường.

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ môi trường.

- Tăng cường đầu tư, xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. 2.2. Nhóm các giải pháp cụ thể

2.2.1. Hoàn thiện thuế tài nguyên

- Cần quy định cụ thể như thế nào là sản lượng khai thác theo từng kỳ để tránh trường hợp kê khai khống, bên cạnh đó cũng cần cơ chế giám sát trong kê khai tránh trường hợp kê khai không đúng số lượng thực tế

- Thuế tài nguyên vẫn nên qui định căn cứ trên giá đơn vị tài nguyên tại nơi khai thác, không bao gồm các chi phi vận chuyển. Có như vậy mới đảm bảo đúng bản chất điều tiết của loại thuế này và phù hợp với mục tiêu quản lý chung

- Cần có chính sách khuyến khích khai thác tận thu tài nguyên và tăng cường chế biến sâu khoáng sản nhằm phát huy việc khai thác của doanh nghiệp và đem lại nguồn thu lớn từ các chi phí trong việc khai tahcs tận thu khoáng sản

- Cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể và rõ ràng về việc quy định giá tính thuế cho ủy ban nhân tỉnh tránh trường hợp hiểu sai, đồng thời phải có cơ chế giám sát nghiêm ngặt đối với việc quy định giá tính thuế tránh trường hợp vi phạm.

- Cần hạ mức thuế suất đối với các loại khoáng sản nhằm khuyến khích khai thác khoáng sản và đưa chính sách khai thác tài nguyên khoang sản về đúng tinh thần là nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, chứ không phải nguồn thu chính, như vậy đây cũng là một biện pháp nhằm bảo vệ tài nguyên khoáng sản tránh trường hợp khai thác tận thu dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên

- Trong bối cảnh suy giảm giá bán hiện nay và để nâng cao sức cạnh tranh so với hàng hóa nhập khẩu, cần giảm thuế suất thuế tài nguyên một cách phù hợp đối với các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng, quặng sắt, bô xít và các loại khoáng sản khác khai thác, chế biến tại các khu vực có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn.

2.2.2. Hoàn thiện thuế ô nhiễm môi trường

- Trong thời gian tới, Nhà nước cần nghiên cứu triển khai thực hiện

Luật Thuế Bảo vệ môi trường.

- Trong hệ thống pháp luật, cần song hành quy định về phí môi trường lẫn quy định về thuế BVMT. Nói cách khác, không thể lấy việc thực hiện nghĩa vụ thuế BVMT thay cho việc nộp phí và ngược lại.

- Việc lựa chọn đối tượng chịu thuế có mức độ ảnh hưởng đến môi trường cần được nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung nhằm phản ánh đúng thực trạng sản xuất và tiêu dùng các loại hàng hóa gây ô nhiễm môi trương trường.

- Cần điều chỉnh biểu khung thuế và mức thuế cụ thể đặc biệt là tăng mức thuế tuyệt đối đối với một số đối tượng chịu thuế sao cho hợp lý

Một phần của tài liệu Bài Thi môn kinh tế môi trường-toan4403 001 ĐỀ TÀI HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 40 - 45)