Thực trạng quỹ môi trường

Một phần của tài liệu Bài Thi môn kinh tế môi trường-toan4403 001 ĐỀ TÀI HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 36 - 40)

- Luật chưa quan tâm đến vấn đề ưu đãi thuế như miễn, giảm thuế bảo vệ mô

8.Thực trạng quỹ môi trường

8.1. Đánh giá kết quả đạt được

Hệ thống các Quỹ bảo vệ môi trường đã bước đầu phát huy được vai trò, tác dụng và hiệu quả trong việc hỗ trợ tài chính cho các dự án, chương trình, hoạt động bảo vệ môi trường. Thông qua hoạt động chủ chốt là cho vay quay vòng vốn, nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp cho các Quỹ bảo vệ môi trường có thể hỗ trợ được cho nhiều dự án, hoạt động bảo vệ môi trường.

Biểu đồ 1: Kết quả sử dụng vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam Nguồn: Cập nhật đến ngày

31/12/2018 - Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

Biểu đồ 2: Kết quả tăng trưởng tín dụng của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

Nguồn: Cập nhật đến ngày 31/12/2018 - Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

Thông qua hoạt động của các Quỹ bảo vệ môi trường, các chính sách về quản lý, kiểm soát các hoạt động liên quan đến lĩnh vực môi trường tại các địa phương và vùng miền được giám sát hiệu quả đến từng địa phương.

Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trong năm 2020 đã hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, đạt 101% chỉ tiêu kế hoạch được giao, tạo tiền đề để Quỹ thực hiện tốt các nhiệm vụ trong năm 2021 và các năm tiếp theo. Các hoạt động nghiệp vụ đã được tập trung thực hiện đảm bảo hoàn thành theo kế hoạch. Năm 2020, Quỹ đã thực hiện cho vay 338.519 triệu đồng, đạt 98% chỉ tiêu kế hoạch; thu hồi vốn cho vay đạt 224.946 triệu đồng, đạt 104% chỉ tiêu kế hoạch; thu lãi cho vay đạt 101% chỉ tiêu kế hoạch. Trong đó, nợ xấu của Quỹ được kiểm soát, an toàn. Tại thời điểm 31/12/2020, tỷ lệ nợ xấu là 2,49% - thấp hơn cùng kỳ năm trước (2,92%). Đảm bảo mức dưới 3,0% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Công tác ký quỹ phục hồi trong khai thác khoáng sản đạt 24.785 triệu đồng, đạt 124% kế hoạch năm.

Quỹ cũng đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các tổ chức trong nước và quốc tế. Năm 2020, Quỹ tiếp tục hợp tác với Công ty Mevos, Cộng hòa Séc nghiên cứu và đề xuất các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Kế hoạch hành động giai đoạn 2020-2025 và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với các đối tác từ các nước Hàn Quốc, Nhật Bản. Thực hiện tốt nhiệm vụ của văn phòng Ban chỉ đạo Quỹ môi trường toàn cầu Việt Nam (GEF).

8.2. Những hạn chế cần khắc phục

Hiện nay đang có một “nghịch lý” xảy ra trong hoạt động cho vay của Quỹ

bảo vệ môi trường, đó là người muốn vay thì không đáp ứng đủ điều kiện, ngược lại, người đủ điều kiện thì không muốn vay.

- Việc ban hành quy định về lĩnh vực ưu tiên, tiêu chí lựa chọn cho vay ưu đãi đầu tư bảo vệ môi trường giai đoạn 2016-2018 chưa phù hợp với Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Quỹ chưa quy định về nguyên tắc xác định mức tài trợ và mức hỗ trợ đối với công tác khắc phục ô nhiễm môi trường do thiên tai; chưa cụ thể hóa về thời hạn quyết toán kinh phí tài trợ cũng như

trách nhiệm, trình tự xử lý trong trường hợp sử dụng kinh phí không đúng quy định...

- Công tác tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước còn nhiều bất cập, chưa có kế hoạch sử dụng đối với lãi phát sinh. Lập kế hoạch chậm so với quy định. Việc giao kế hoạch tăng vốn điều lệ không căn cứ vào kế hoạch vốn do Quỹ bảo vệ môi trường trình Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Một số nhiệm vụ giao không đúng quy định.

Bên cạnh đó, phê duyệt quyết toán nhiệm vụ không căn cứ vào xác nhận quyết toán của Quỹ bảo vệ môi trường và đơn vị phối hợp. Cho vay khi chưa đầy đủ hồ sơ, tài liệu; không thực hiện công tác thu thập, thẩm định hồ sơ quyết toán đối với hoạt động tài trợ; điều này dẫn đến tình trạng tỷ lệ nợ

xấu vượt 2,96% so với kế hoạch tài chính được duyệt.

Trong năm, khi thực hiện đối chiếu nợ gốc, Quỹ chưa phân loại dư nợ gốc trong hạn và dư nợ gốc quá hạn, chưa đối chiếu đối với tiền lãi chậm thanh toán.

8.3. Nguyên nhân tồn tại hạn chế

- Nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường rất hạn chế. Hiện nay, nguồn vốn của Quỹ hầu như chỉ phụ thuộc vào Ngân sách Nhà nước. Các nguồn vốn có thể bổ sung thường xuyên cho Quỹ như phí bảo vệ môi trường, các khoản bồi thường cho Nhà nước về thiệt hại môi trường chưa có cơ chế chuyển vốn.

- Các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực môi trường có chi phí đầu tư ban đầu lớn, thời gian hoàn vốn dài, có đủ tiềm lực sẽ tự mình đầu tư hoặc tìm đến những cơ chế tín dụng khác với nhiều thuận lợi và ưu đãi hơn cơ chế vay vốn từ Quỹ bảo vệ môi trường. Còn đối với các doanh nghiệp thiếu tiềm lực, cần vốn vay lại thường không đáp ứng được các tiêu chí cho vay mà Quỹ đặt ra.

Một phần của tài liệu Bài Thi môn kinh tế môi trường-toan4403 001 ĐỀ TÀI HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 36 - 40)