CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu BẢN TIN TÁI CƠ CẤU TRONG CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI - SỐ 6/2021 (Trang 31)

cũng gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 tác động đã làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Tuy nhiên, trong năm 2020, mặt hàng chất dẻo nguyên liệu vẫn duy trì khá tốt được hoạt động sản xuất, kinh doanh và tăng tưởng do nhu cầu lớn chất dẻo nguyên liệu để sản xuất các thiết bị y tế như quần áo bảo hộ, các dây dẫn trong máy thở, khẩu trang N95, tấm đeo mặt che giọt bắn, tắm chắn trong suốt ngăn cách...

Sản phẩm chất dẻo tuy là mặt hàng xuất khẩu nhỏ của Việt Nam nhưng lại được sử dụng rộng rãi trong sản xuất các mặt hàng phục vụ đời sống và phục vụ cho nhiều ngành sản xuất công nghiệp, trong đó có cả những ngành công nghệ cao và được xuất khẩu đến nhiều thị trường trên thế giới.

Giai đoạn 2016 - 2019, xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam liên tục tăng trưởng mạnh, với tốc độ tăng trưởng bình quân 56,9%/ năm về lượng từ 312,4 nghìn tấn trong năm 2016 lên 1,17 triệu tấn trong năm 2019 và tăng 54,3%/năm về kim ngạch, từ 357 triệu USD trong năm 2016, lên mức 1,27 tỷ USD trong năm 2019.

Trong năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covìd- 19 nhưng xuất khẩu sản phẩm chất dẻo nguyên liệu Việt Nam vẫn tăng trưởng.

Đây là kết quả của việc nhiều doanh nghiệp sản xuất chất dẻo nguyên liệu mạnh dạn đầu tư công nghệ, phát triển sản xuất và sử dụng hiệu quả các kênh tiếp thị, bán hàng trực tuyến. Xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu trong năm 2020 đạt 1,45 triệu tấn với trị giá 1,35 tỷ USD, tăng 24,3% về lượng và tăng 6,5% về trị giá so với năm 2019.

Đáng chú ý trong 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá mạnh, đạt 1,1 triệu tấn với trị giá 1,43 tỷ USD, tăng 21,3% về lượng và tăng 73,15 về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Mặc dù chất dẻo nguyên liệu chưa phải mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam và còn nhiều thách thức, nhưng với sự tăng trưởng ổn định và liên tục trong những tháng vừa qua cho thấy xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam đã tăng trở lại và còn tăng trưởng cao hơn so với thời điểm trước dịch Covid-19. Ngoài ra, trong 8 tháng đầu năm 2021, Việt Nam bị ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19 nhưng xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu vẫn không bị ảnh hưởng nhiều thậm chí còn tăng trưởng mạnh hơn so với cùng kỳ năm 2020.

Hiện nay, chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm của ngành lọc hóa dầu. Sau khi nhà máy lọc dầu Dung Quất bắt đầu đi vào hoạt động, chuỗi giá trị lọc hóa dầu từ nguyên liệu là dầu thô đến một sản phẩm hóa dầu cuối là nhựa PP mới được hoàn tất. Tiếp đó, khi các tổ hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn và hóa dầu Long Sơn cùng một số các tổ hợp/ nhà máy lọc dầu khác đi vào hoạt động, ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam bắt đầu phát triển từ lọc dầu đến hóa dầu và hóa dầu từ khí thiên nhiên.

Trong thời gian gần đây, hầu hết các hoạt động lọc hóa dầu Việt Nam đều được cung cấp bởi nhà máy lọc dầu Dung Quất của PVN, phần còn lại đến từ nhà máy lọc dầu Bà Rịa – Vũng Tàu với công suất khoảng 2,000 thùng/ngày và chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày

Xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu

CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu BẢN TIN TÁI CƠ CẤU TRONG CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI - SỐ 6/2021 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)