Khỏi Trung Quốc

Một phần của tài liệu BẢN TIN TÁI CƠ CẤU TRONG CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI - SỐ 6/2021 (Trang 44 - 45)

vàng” để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó đưa Việt Nam bứt phá lên một vị thế khác trên trường quốc tế.

Có thể thấy, xu hướng nhiều nhà đầu tư nước ngoài dịch chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc đã bắt đầu từ vài năm trở lại đây, khi các nhà đầu tư nhận thấy “công xưởng của thế giới” đang quá lớn và đi đến giới hạn, nên các nhà đầu tư phải đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường, đầu tư nhiều hơn để phân tán rủi ro. Xu hướng này gia tăng mạnh mẽ hơn khi xảy ra căng thẳng trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc và đến nay, đại dịch Covid-19 như “giọt nước làm tràn ly” tạo nên “làn sóng” dịch chuyển nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc của nhiều tập đoàn lớn

trên thế giới. Bằng chứng là Chính phủ Nhật Bản đã chi 2,2 tỷ USD hỗ trợ doanh nghiệp nước này rời Trung Quốc. Chính phủ Mỹ cũng yêu cầu các công ty sớm rời nhà máy tại Trung Quốc về Mỹ hoặc sang nước thứ ba. Nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) cũng đang có những động thái tương tự…

Trước xu hướng này, Việt Nam đang có nhiều lợi thế để đón bắt dòng dịch chuyển nhà máy sản xuất từ Trung Quốc. Trước hết, với những thành công điển hình trong phòng chống, kiểm soát dịch Covid-19 được cộng đồng quốc tế đánh giá cao; cùng với sức chống chịu của nền kinh tế Việt Nam trước cú sốc, khủng hoảng là khá tốt… khiến Việt Nam đang nổi lên là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn sau đại dịch.

Gần đây nhìn thấy một số động thái tích cực cho thấy cơ hội của Việt Nam trong việc đón bắt làn sóng dịch chuyển này. Trong năm 2020, hãng Apple của Mỹ bắt đầu chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc sang Việt Nam và tăng số lượng sản xuất tai nghe tại Việt Nam. Hay Google và Microsoft cũng đang chuyển một số dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam… Đặc biệt mới đây, truyền thông thế giới thông tin, Mỹ đã xác định Việt Nam là đối tác ưu

XU HƯỚNG DỊCH CHUYỂN SẢN XUẤT

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

tiên trong chuỗi cung ứng…

Hiện nay Chính phủ, một số bộ, ngành chức năng đang thể hiện rất rõ quyết tâm để Việt Nam có thể đón được dòng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc hậu dịch Covid-19. Vì vậy vấn đề còn lại là cần biến quyết tâm thành những hành động cụ thể nhanh chóng, kịp thời.

Theo đó, trước hết, Việt Nam cần chuẩn bị sẵn mặt bằng đất sạch trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, để khi các nhà đầu tư muốn rời nhà máy sang thì có thể cấp đất dễ dàng, nhanh chóng cho họ xây dựng nhà máy. Đặc biệt, trong khu công nghiệp, khu kinh tế cần phải chuẩn bị sẵn sàng hạ tầng kỹ thuật, điện, nước; nhất là phải có chắc chắn một dự án xử lý nước thải và

xử lý chất thải rắn để nhà đầu tư có thể sử dụng ngay những dịch vụ đó.

Thứ hai, khi các nhà đầu tư dịch chuyển nhà máy sản xuất sang sẽ đòi hỏi một nguồn nhân lực rất lớn. Do đó, Việt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực dồi dào, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cung ứng đủ cho nhu cầu của các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, cần thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics hơn nữa để giảm chi phí bốc xếp hàng hóa, lưu kho, vận chuyển… nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. Ngoài ra, các thủ tục hành chính cần phải được thực hiện một cách thuận tiện, nhanh chóng và nâng cao tính minh bạch của môi trường kinh doanh.

Vận chuyển hàng hóa Covid-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng, giảm dịch vụ khách hàng và gây ra sự chậm trễ giao hàng. Đồng thời, người tiêu dùng hiện đại cũng nâng cao kỳ vọng, trở thành tiêu chuẩn trong nhu cầu chi tiêu, tạo ra áp lực mới cho các doanh nghiệp. Do đó, ngay cả những doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hậu cần, logistics cũng cần thay đổi mô hình kinh doanh. Các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain và tự động hóa đang được tích hợp vào mạng cung cấp kỹ thuật số, tích hợp dữ liệu và thông tin từ các nguồn khác nhau để thúc đẩy phân phối hàng hóa sản xuất dọc theo chuỗi giá trị.

Công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) đóng một vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng hiện đại. Chẳng hạn, đối với hàng hóa lưu kho, trí thông minh nhân tạo và vị trí có thể giúp các nhà bán lẻ duy trì lợi thế cạnh tranh cho hoạt động phân phối sản phẩm và chuỗi cung ứng của họ. Dữ liệu lớn nhiều mặt từ các vị trí địa lý cụ thể kết hợp với các tương tác trực tuyến có thể hiển

thị các mô hình mua hàng dựa trên các thời điểm, sự kiện và điều kiện nhất định trong các phân khúc khách hàng chi tiết.

Do đó, một nhà bán lẻ có thể sử dụng AI để dự đoán sản phẩm nào tiết kiệm chi phí hơn để nhập kho trong một nhà kho nhất định ở vị trí gần các khu vực cụ thể. Hay công nghệ blockchain là một cách phân phối quá trình xác minh cho bất kỳ thứ gì từ giao dịch tài chính đến ghi nhật ký thông tin vận chuyển.

Doanh nghiệp sẽ có thông tin về hành trình của sản phẩm dọc theo chuỗi cung ứng, cung cấp mọi thứ từ địa điểm đến thời điểm hàng đến, và thậm chí tất cả các điều kiện môi trường trong suốt hành trình. Ví dụ, đây có thể là một công cụ mới mang tính cách mạng, nếu một công ty đang vận chuyển những thứ dễ hỏng như cá và phải duy trì ở một nhiệt độ nhất định trong suốt chặng đường. Công ty vận chuyển cá có thể xem liệu nhiệt độ thực tại hay nhiệt độ tại bất kỳ thời điểm nào trong hành trình có vượt quá ngưỡng cho phép không. Nếu điều này ảnh hưởng đến hàng hóa thì khả năng này cho phép họ giảm thiểu các vấn đề về chất lượng thực phẩm.

Theo thời gian, thông tin sổ cái blockchain tổng hợp có thể tiết lộ những điểm yếu trong chuỗi cung ứng và giúp các tổ chức liên tục tối ưu hóa hoạt động. Như vậy, thay đổi mô hình kinh doanh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại chính là giải pháp duy trì và phát triển hữu hiệu nhất trong tình hình mới trên toàn cầu.

Một phần của tài liệu BẢN TIN TÁI CƠ CẤU TRONG CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI - SỐ 6/2021 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)