THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ
Theo thống kê từ Hiệp hội Sắt thép Việt Nam, sản lượng thép sản xuất của các thành viên trong Hiệp hội tăng liên tục trong những năm gần đây. Nếu như năm 2017, sản lượng thép sản xuất của Việt Nam chỉ đạt khoảng 21 triệu tấn thì đến năm
2020 đã tăng lên 25,9 triệu tấn.
7 tháng năm 2021, sản xuất ngành thép Việt Nam tăng mạnh trở lại, khi sản lượng thép sản xuất đạt 18,325 triệu tấn, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Sản xuất, tiêu thụ sắt thép của Việt Nam giai đoạn 2017-2020 và 7 tháng năm 2021
(Đvt: Triệu tấn)
Năm Sản xuất Tiêu thụ
Năm 2017 21,062 18,0
% tăng trưởng so với năm trước đó 24,3 20,7
Năm 2018 21,194 21,745
% tăng trưởng so với năm trước đó 14,9 20,9
Năm 2019 25,263 23,126
% tăng trưởng so với năm trước đó 4,4 6,4
Năm 2020 25,9 23,4
% tăng trưởng so với năm trước đó 2,7 1,4
7 tháng năm 2021 18,325 16,16
% tăng trưởng so với năm trước đó 33,5 30,7
Nguồn: Hiệp hội Sắt thép Việt Nam Nhờ năng lực sản xuất thép trong nước
tăng lên khiến tình hình xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam cũng tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắt thép loại của Việt Nam tăng trưởng bình quân 27,9%/năm về lượng và tăng 18,7%/năm về kim ngạch trong giai đoạn 2017-2020.
Năm 2021, xuất khẩu sắt thép các loại của
Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh và tính từ đầu năm đến hết tháng 7/2021, kim ngạch xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam đã vượt qua cả năm 2020.
Tính chung trong 8 tháng năm 2021, xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam đạt 8,544 triệu tấn, kim ngạch 7,06 tỷ USD, tăng 43,4% về lượng và tăng 127% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020.
Lượng và kim ngạch xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam giai đoạn 2017-2020 và 8 tháng năm 2021
(Đvt: Lượng: triệu tấn, Kim ngạch: tỷ USD)
0 2 4 6 8 10 12
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 8 tháng năm 2021 Lượng (triệu tấn) Kim ngạch (tỷ USD)
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sắt thép các loại
sang thị trường Trung Quốc, chiếm khoảng 28% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đáng chú ý, Trung Quốc vừa là thị trường nhập khẩu sắt
thép các loại lớn nhất của Việt Nam, vừa là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu mạnh nhất. Trong giai đoạn 2017-2020, xuất khẩu sắt thép các loại sang thị trường Trung Quốc đã
THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ
tăng trưởng bình quân 583,9%/năm về lượng và tăng 390,3%/năm về kim ngạch.
Tuy vậy, 8 tháng năm 2021, xuất khẩu sắt thép các loại sang thị trường Trung Quốc lại giảm 13,2% về lượng nhưng tăng 29,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu sắt thép các loại sang nhiều thị trường khác tăng trưởng mạnh trong 8 tháng năm 2021 so với cùng kỳ
năm 2020 như Mỹ, Đài Loan, Bỉ, Italia, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Anh, Braxin.
Theo nhận định, xuất khẩu thép các loại của Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng do Trung Quốc, chiếm 54% sản lượng thép toàn cầu, có kế hoạch cắt giảm sản lượng nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí khi mùa đông đến. Ngoài ra, các nhà sản xuất thép Mỹ cũng đang có kế hoạch nhập khẩu HRC từ Việt Nam, dự kiến vào quý IV/2021.
Thị trường nhập khẩu sắt thép các loại của Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020 và 8 tháng năm 2021
(Đvt: Lượng: nghìn tấn; Kim ngạch: triệu USD)
Thị trường Năm 2020
Tăng trưởng bình quân giai đoạn
2017-2020 (%)
8 tháng năm
2021 So với 8T/2020 (%) Tỷ trọng tính theo kim ngạch (%)Lượng ngạchKim Lượng ngạchKim Lượng ngạchKim Lượng ngạchKim Năm 2020 8T/2021 Lượng ngạchKim Lượng ngạchKim Lượng ngạchKim Lượng ngạchKim Năm 2020 8T/2021 Tổng 9.858 5.258 27,9 18,7 8.544 7.060 43,4 127,0 100,00 100,00 Trung Quốc 3.538 1.482 583,9 390,3 1.799 1.092 -13,2 29,3 28,19 15,47 Campuchia 1.564 840 19,6 17,2 869 639 -16,9 15,8 15,97 9,05 Thái Lan 675 391 43,0 34,1 346 291 -26,3 11,9 7,43 4,12 Malaysia 629 368 16,6 14,6 479 414 17,6 77,6 7,00 5,86 Indonesia 551 338 -3,5 -8,9 411 324 34,8 79,6 6,43 4,59 Philippin 557 245 6,4 3,6 519 337 70,3 156,0 4,66 4,78 Mỹ 191 173 -28,5 -25,9 540 601 314,6 420,7 3,29 8,52 Hàn Quốc 283 161 1,2 0,5 200 171 14,3 77,2 3,06 2,42 Đài Loan 294 154 40,5 31,1 414 313 121,7 229,5 2,93 4,43 Ấn Độ 99 91 -14,7 -10,7 45 59 1,0 52,3 1,72 0,83 Bỉ 108 80 -17,3 -17,3 499 549 726,6 1.218,4 1,51 7,78 Italia 99 78 40,4 26,1 375 359 1.654,6 1.236,7 1,48 5,09 Nhật Bản 123 75 62,8 42,6 176 134 147,4 203,2 1,43 1,90 Lào 110 72 0,5 -1,1 57 49 -24,8 1,4 1,37 0,70
Tây Ban Nha 47 38 -16,9 -8,0 143 153 339,6 482,6 0,73 2,16
Anh 52 36 -22,9 -23,0 305 327 879,2 1.403,2 0,68 4,63 Pakixtan 72 36 17,3 17,6 37 25 4,5 42,3 0,68 0,35 Australia 40 30 -23,2 -20,2 49 43 80,8 120,8 0,56 0,61 Braxin 40 27 99,1 78,9 129 101 680,0 710,6 0,51 1,43 Myanma 39 25 7,3 7,7 3 3 -87,5 -81,2 0,48 0,04 Singapore 44 24 10,8 3,0 6 5 -82,7 -66,6 0,46 0,08 UAE 10 8 -6,8 -11,3 13 11 135,8 168,4 0,14 0,15
Nguồn: Tổng cục Hải quan Đứng trước các cơ hội lớn từ các Hiệp định
thương mại tự do đem lại, đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA, CPTPP, với quy mô thị trường rộng lớn, Việt Nam hoàn toàn có thể mở rộng xuất khẩu, nâng cao tỷ trọng xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam trên thị trường thế giới.
Cuộc CMCN 4.0 đã và đang tác động rất lớn đến ngành thép Việt Nam, một mặt thúc đẩy Việt Nam tăng năng lực sản xuất thép thông qua việc mở rộng đầu tư, nâng cao năng suất,
chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sắt thép Việt Nam cả ở thị trường nội địa và quốc tế.
Tuy vậy, cuộc CMCN 4.0 cũng đã đưa đến cho ngành thép Việt Nam nhiều thách thức do cuộc cách mạng này phủ sóng trên toàn thế giới, các quốc gia khác cũng đều thực hiện đổi mới và phát triển ngành thép của mình, điều này khiến sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng, gây áp lực lớn đối với ngành thép Việt Nam. Đáng chú ý, để bảo vệ ngành thép
THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ
sản xuất trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang đưa ra các biện pháp bảo hộ như đưa ra các phòng vệ thương mại…
Thời gian qua, ngành thép luôn gặp phải những rào cản về phòng vệ thương mại tại thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, các nước Đông Nam Á. Cùng với đó, một số quốc gia có sản lượng thép lớn như Trung Quốc, Ấn Độ cũng đẩy mạnh sản xuất, khiến cho sản lượng thép trên thị trường thế giới không ngừng gia tăng, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt dành cho doanh nghiệp thép Việt Nam. Trong khi đó, do tốc độ tăng trưởng năng lực sản xuất lớn trong thời gian qua dẫn đến việc ngành thép Việt Nam rơi vào tình trạng dư thừa sản xuất, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt đối với thị trường trong nước và mức giá bị kìm nén do sự cạnh tranh đó.
Để giải quyết những khó khăn trên, theo Hiệp hội Sắt thép Việt Nam, trước hết, Việt Nam cần phải giải quyết được vấn đề mất cân đối về sản xuất, cung lớn hơn cầu đang trở nên trầm trọng hơn bởi khó khăn về dịch Covid-19 và thị trường xuất khẩu. Điều này cần phải có sự tác động về chính sách của Nhà nước, vì các doanh nghiệp sản xuất thép thiếu sự kết nối trong nội ngành, phân bố rải rác. Đã đến lúc chúng ta cần tái cơ cấu lại doanh nghiệp ngành thép, hạn chế việc đầu tư mới nhằm tránh việc dư thừa, cùng với đó là nâng cao chất lượng sản phẩm, để tìm kiếm và xâm nhập vào thị trường mới ở châu Âu.
Trên thực tế, ngành thép Việt Nam mới chủ yếu sản xuất và tiêu thụ mạnh ở sản phẩm thép xây dựng, trong khi các sản phẩm thép đặc chủng, thép hợp kim… vẫn phải nhập khẩu. Do đó, Bộ Công Thương đã xây dựng chiến lược phát triển ngành thép thời gian tới gắn với nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế số; tăng năng lực và công nghệ trong ngành thép.
Bộ Công Thương sẽ ưu tiên xây dựng chính sách để các doanh nghiệp phát triển lành mạnh và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Bộ đã chủ động vào cuộc, tiếp nhận và giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp ngành thép; đồng thời đánh giá cao những đề xuất liên quan đến việc xây dựng chính sách phát triển ngành thép.
Để tăng năng lực của ngành thép, cần phải đẩy mạnh phát triển theo hướng “đi tắt, đón đầu”,
ứng dụng những công nghệ mới, vừa đáp ứng nhu cầu trong xây dựng, vừa đáp ứng nguyên liệu đầu vào quan trọng cho các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo. Trước hết, cần tập trung nghiên cứu, xây dựng chiến lược, quy hoạch và chính sách đủ mạnh, đồng bộ, khả thi để thực hiện cho được các mục tiêu phát triển ngành thép. Đồng thời, tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với đó, từng bước hình thành quỹ đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước, nguồn xã hội hóa, sự đóng góp của các doanh nghiệp trong ngành thép để nghiên cứu đầu tư vào các phòng thí nghiệm, sản xuất ra những mặt hàng thép đặc biệt. Từ đó, đáp ứng được nguyên liệu đầu vào của các ngành công nghiệp chế tạo khác; hình thành chuỗi doanh nghiệp sản xuất sản phẩm sau thép đặc biệt, không chỉ dừng lại nguyên liệu mà còn có thể là thành phẩm…
Hiện Bộ Công Thương đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành nghiên cứu các biện pháp thúc đẩy, tăng năng lực sản xuất thép thành phẩm trong nước, đáp ứng được cơ bản nhu cầu trong nước theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.
Hiệp hội Sắt thép Việt Nam cũng đang tổ chức thực hiện khảo sát năng lực công nghệ sản xuất của các công ty thành viên Hiệp hội là các nhà sản xuất thép để thống kê, tổng hợp hình thành cơ sở dữ liệu thông tin nội bộ của Hiệp hội. Việc thu thập thông tin nhằm góp phần giúp Hiệp hội đánh giá đúng thực trạng ngành, có cơ sở để tham gia ý kiến với các Cơ quan Quản lý Nhà nước góp phần cải thiện cơ chế chính sách có liên quan, nhằm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội trong thời gian tới.
THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ
Thị trường thế giới rộng mở nhưng cơ cấu thay đổi nhanh chóng theo hướng giảm ngũ cốc, tăng sản phẩm chăn nuôi, thủy sản, rau quả; giảm tiêu thụ trực tiếp sản phẩm thô giá rẻ, tăng tiêu thụ sản phẩm chế biến tinh, chế biến sâu và các sản phẩm cao cấp. Người tiêu dùng cũng có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường, an toàn và có lợi cho sức khỏe con người. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, việc áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất là hướng đi đúng đối với ngành sản xuất bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc. Thời gian qua, ngành sản xuất bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc đã phát triển công nghiệp chế biến, xây dựng liên kết chuỗi giá trị và có cơ chế hợp tác phù hợp để xử lý rủi ro, biến động thị trường ngày càng mạnh. Đồng thời, tăng cường đầu tư và hợp tác chặt chẽ trong phát triển khoa học công nghệ hỗ trợ cho phát triển chuỗi giá trị. Theo đó, công nghệ sản xuất bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc tiên tiến và hiện đại hơn, do vậy tạo ra các loại bánh kẹo thơm ngon, hấp dẫn và đảm bảo độ vệ sinh, an toàn. Nhờ vậy, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam đã tạo được uy tín trên thị trường thế giới.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 8,5%/năm, từ mức thấp nhất 533,2 triệu USD năm 2016 tăng lên mức cao nhất 736 triệu USD vào năm 2020, bất chấp ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19.
Giai đoạn 2016 - 2020, thị trường xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam sang khoảng 29 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, Việt Nam tập trung xuất khẩu mặt hàng sang các thị trường Mỹ, Trung Quốc, Campuchia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và các thị trường châu Âu. Đơn cử như: kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc sang Mỹ tăng trưởng bình quân 29,9%/năm, từ 41,72 triệu USD năm 2016 tăng lên 114,42 triệu USD năm 2020.
Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc giảm bình quân 4,6%/ năm, từ 76,3 triệu USD năm 2016 xuống 61,42 triệu USD năm 2020. Với vị trí địa lý gần với Việt Nam, thuận lợi trong khâu vận chuyển, Trung Quốc đóng vai trò là thị trường xuất khẩu chính mặt hàng bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam.