Thị trường xuất khẩu bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc giai đoạn 2016-2020 và 8 tháng đầu năm

Một phần của tài liệu BẢN TIN TÁI CƠ CẤU TRONG CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI - SỐ 6/2021 (Trang 40 - 42)

khẩu bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc sang Mỹ tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2020, đạt

81,48 triệu USD. Bên cạnh đó, tốc độ xuất khẩu bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều thị trường châu Âu tăng. Điều này cho thấy, mặt hàng bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc của Việt Nam ngày càng nâng cao chất lượng, đáp ứng được yêu cầu khắt khe từ các thị trường khó tính. EVFTA sẽ giúp mặt hàng bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam nâng cao lợi thế cạnh tranh và gia tăng thị phần tại EU.

10 thị trường xuất khẩu bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc giai đoạn 2016 - 2020 và 8 tháng đầu năm 2021 8 tháng đầu năm 2021

Thị trường (nghìn USD) Năm 2016 (nghìn USD) Năm 2020

Tăng/giảm bình quân giai đoạn 2016 - 2020 (%/năm) 8 tháng 2021 (nghìn USD) 8 tháng 2021 so với 8 tháng 2020 (%) Tổng 533.231 736.023 8,5 493.407 4,9 Mỹ 41.726 114.425 29,9 81.477 17,4 Trung Quốc 76.296 62.417 -4,6 40.072 2,3 Campuchia 46.187 62.158 7,8 38.732 -4,7 Nhật Bản 38.375 52.740 22,4 36.226 11,2 Hàn Quốc 40.883 46.475 3,5 30.633 2,8 Australia 15.306 29.923 32,8 18.801 -1,7 Anh 19.318 29.882 12,3 22.769 32,0 Đức 14.675 25.645 16,7 21.829 38,7 Pháp 19.096 25.618 32,6 19.370 14,8 Hà Lan 16.807 24.562 10,7 21.953 40,8 Thị trường khác 204.560 262.177 12,2 161.545 -7,2

Nguồn : Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Cơ cấu xuất khẩu bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc

(% tỷ trọng tính theo trị giá)

Năm 2016 Năm 2020

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Giai đoạn 2016 - 2020, có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu xuất khẩu mặt hàng bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc. Số liệu thống kê cho thấy, tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng bánh kẹo

và sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam sang Mỹ chiếm 15,55% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, cao hơn nhiều so với tỷ trọng 7,83% trong năm 2016. Trong 8 tháng đầu

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ

năm 2021, tỷ trọng xuất khẩu bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam sang Mỹ chiếm 16,5%, cao hơn so với tỷ trọng 14,8% trong 8 tháng đầu năm 2020.

Tương tự, tỷ trọng xuất khẩu bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam sang nhiều thị trường châu Âu tăng, như: Hà Lan, Pháp, Đức, Anh. Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam sang Trung Quốc giảm từ 14,31% năm 2016 xuống còn 8,48% năm 2020. Trong 8 tháng đầu năm 2021, tỷ trọng xuất khẩu bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm 8,1%, thấp hơn so với tỷ trọng 8,3% trong 8 tháng đầu năm 2020.

Như vậy có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam tăng trưởng khả quan trong 8 tháng đầu năm 2021, bất chấp diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 tại nhiều địa phương trong cả nước, buộc Việt Nam phải áp dụng nghiêm lệnh giãn cách xã hội với thời gian kéo dài. Với tín hiệu tích cực, dự báo xuất khẩu bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Nhận định trên dựa trên yếu tố nhu cầu tiêu thụ của thế giới tăng và nhận thức của người tiêu dùng về các sản phẩm ngũ cốc tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, ngành sản xuất bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam nhờ áp dụng công nghệ 4.0 trong khâu chế biến và đóng gói thực phẩm đã giúp ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Theo nghiên cứu và phân tích mới từ Packaged Facts, công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu và bộ phận của MarketResearch. com, thị trường ngũ cốc ăn sáng toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng 3%/năm, đạt 40 tỷ USD vào năm 2023. Ngũ cốc ăn sáng là một danh mục được thâm nhập nhiều ở các thị trường trưởng thành như Mỹ, nhưng vẫn còn rất nhiều dư địa để phát triển, đặc biệt là ở châu Á (Trung Quốc và Ấn Độ), châu Phi, khi chế độ ăn phương Tây trở nên phổ biến hơn trên toàn thế giới.

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, tốc độ nhập khẩu ngũ cốc (HS 10) toàn cầu giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 4,6%/năm, từ 104,5 tỷ USD vào năm 2016 tăng lên mức cao nhất 124,69 tỷ USD vào năm 2020. Trong đó, các nước nhập khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới bao gồm: Trung Quốc tăng trưởng bình quân 18,8%/năm, từ 5,66 tỷ USD năm 2016 tăng lên 9,32 tỷ USD vào năm 2020; Nhật Bản tăng 2,1%/năm; Mexico tăng 3,8%/năm; Ai Cập tăng 3,2%/năm; Hàn Quốc tăng 4,2%/năm; Italia tăng 3,7%/năm; Đức tăng 6,0%/năm; Mỹ tăng 4,2%/năm.

Cập nhật số liệu thống kê mới nhất cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2021 so với 7 tháng đầu năm 2020, nhiều thị trường trên thế giới tăng nhập khẩu ngũ cốc (HS 10), như: Nhật Bản tăng 19,4%, đạt 4,11 tỷ USD; Hàn Quốc tăng 17%, đạt 2,72 tỷ USD. Ngược lại, Mỹ giảm 22,1%, đạt 1,3 tỷ USD, nhưng tốc độ nhập khẩu tăng 5,5% từ Việt Nam, đạt 10,33 triệu USD.

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ

Theo Cục Cục Hóa chất, tổng sản lượng công nghiệp hoá chất Việt Nam hàng năm chiếm khoảng 10-11% tổng giá trị GDP ngành công nghiệp, lực lượng lao động chiếm gần 10% và có năng suất lao động cao 1,36 lần năng suất lao động trung bình của toàn ngành công nghiệp do có mức độ tự động hoá khá cao.

Tình hình sản xuất và áp dụng công nghiệp 4.0 của ngành hóa chất

Sau khi các dự án đang triển khai hoàn thành và hoạt động ổn định, giá trị tổng sản lượng

Một phần của tài liệu BẢN TIN TÁI CƠ CẤU TRONG CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI - SỐ 6/2021 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)