Ảnh hưởng của liều lượng phân kali đến năng suất cây cà rốt baby

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY CÀ RỐT BABY TRÊN GIÁ THỂ (Trang 28 - 29)

Bảng 7: Ảnh hưởng liều lượng phân kali đến năng suất cà rốt baby

Nghiệm thức Năng suất (kg/1000 m2

) 180 K2O 1260 d 210 K2O 1753 c 240 K2O 2720 a 270 K2O 2163 b 300 K2O 1650 c CV (%) 8,6

Ghi chú: Trong cùng một cột, giá trị trung bình đi cùng các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức α< 0,05

Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp, nó được cấu thành bởi nhiều yếu tố. Đó là kết quả của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, năng suất cũng chính là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng phân bón.

Khi thống kê tổng cả vụ ta thu được kết quả như sau: Nghiệm thức 240 K2O đạt năng suất cao nhất 2720 kg/1000m2

trong 5 nghiệm thức sự sai khác này có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Tiếp theo là nghiệm thức 270 K2O đạt năng suất cao thứ 2 với 2163 kg/1000m2 thấp hơn nghiệm thức 3 là 557 kg/1000m2. Tiếp đến là nghiệm thức 210 K2O và nghiệm thức 300 K2O cho kết quả tương đối giống nhau về năng suất (cùng ở mức C trong 4 nhóm thống kê), trong đó nghiệm thức 210 K2O cho năng suất cao hơn nhưng sự sai khác đó không có ý nghĩa. Năng suất thấp nhất là nghiệm thức 180 K2O, chỉ đạt 1260 kg/1000m2 (thuộc nhóm D theo trắc nghiệm phân hạng thống kê) vàthấp hơn 1460 kg/1000m2 so với nghiệm tức 240 K2O là nghiệm thức cho năng suất củ cao nhất. Điều này chứng tỏ, ta có thể dùng phân bón kali với liều lượng 240 K2O để bón có tác dụng năng suất cho cây cà rốt. Qua các bảng 4; 5; 6 cho thấy chiều cao cây, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây và số lá của cây không ảnh hưởng đến năng suất củ cà rốt.

22

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY CÀ RỐT BABY TRÊN GIÁ THỂ (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)