Ảnh hưởng của liều lượng phân kali đến hàm lượng chất khô và hàm

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY CÀ RỐT BABY TRÊN GIÁ THỂ (Trang 29 - 31)

lượng nước trong củ cà rốt baby

Bảng 8: Hàm lượng chất khô và hàm lượng nước trong củ cà rốt baby (đơn vị tính %)

Nghiệm thức Hàm lượng chất khô (%) Hàm lượng nước (%)

180 K2O 12,0 ns 88,0 ns 210 K2O 13,0 87,1 240 K2O 12,6 87,5 270 K2O 12,0 88,0 300 K2O 12,7 87,4 CV (%) 1,8 0,9

Ghi chú: Trong cùng một cột, giá trị trung bình đi cùng các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức α< 0,05; ns: khác biệt không có ý nghĩa.

Qua bảng 7 cho thấy hàm lượng nước trong củ cà rốt baby lúc thu hoạch dao động từ 87,1 – 88,0% cho thấy nước chiếm tới 87,1 – 88,0% trọng lượng củ. Hàm lượng nước trong củ cà rốt cao do sau khi gieo cà rốt nước được tưới liên tục 2 lần/ngày cho đến khi cà rốt mọc đều và sau đó vẫn tiếp tục tưới nước cho đến khi thu hoạch, cũng có thể do khí hậu Đà Lạt ở giai đoạn trồng thuận lợi lượng mưa nhiều, hoặc cây được trồng trong nhà kính và giá thể xơ dừa chính vì thế gặp điều kiện thuận lợi và được tối ưu mọi yếu tố nên tỷ lệ thoát hơi nước thấp nên nước được hút vào cây sẽ được tích lũy trong cây dưới dạng nước tự do hay nước liên kết được tích lũy trong các hợp chất hữu cơ. Hàm lượng nước cao sẽ làm củ cà rốt có màu sắc tươi sáng, hấp dẫn người tiêu dùng. Chính hàm lượng nước trong củ sẽ quyết định đến độ sáng bóng, mọng nước và độ tươi cho cà rốt.

Kết quả ở bảng 7 cho thấy các nghiệm thức đều có hàm lượng nước cao và về mặt thống kê khác biệt không có ý nghĩa. Nguyên nhân do trước khi thu hoạch đã ngưng bón phân 10 ngày và chỉ tưới nước nên sự thoát hơi nước cho cây không giảm. Vì tất cả các nghiệm thức đều sử dụng phân bón hóa học ở ngưỡng đã được tính toán trước nên đã làm nồng độ dinh dưỡng trong giá thể tăng lên, rễ khó hút nước. Tuy nhiên sau đó rễ sẽ hút các chất dinh dưỡng do phân bón cung cấp, điều

23

này làm tăng áp suất thẩm thấu trong tế bào rễ, rễ sẽ hút nước nhiều hơn và đồng thời sẽ làm tăng sự thoát hơi nước, sựu thoát hơi nước diễn ra càng nhanh thì rễ cây hút nước càng nhiều. Ngoài ra trong quá trình trồng cây có bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng, mà các nguyên tố vi lượng có tác dụng làm tăng khả năng giữ nước, độ ngậm của mô, do các nguyên tố vi lượng làm tăng quá trình sinh tổng hợp các cao phân tử ưa nước như: protein, acid nucleic. Ngoài ra nguyên tố vi lượng còn có tác dụng làm hạn chế thoát hơi nước vào buổi trưa, trời nóng và hạn.

Bên cạnh hàm lượng nước thì hàm lượng chất khô trong củ cà rốt dao động trong khoảng 12,0 – 13,0%. Hàm lượng chất khô và hàm lượng nước phụ thuộc vào nhau (hàm nước nước + hàm lượng chất khô = 100%). Qua số liệu thống kê ở bảng 7 cho thấy các nghiệm thức đều có hàm lượng chất khô sấp xỉ nhau về mặt thống kê khác biệt không có ý nghĩa. Theo Võ Thị Bích Thủy (2005) hàm lượng chất khô của cây cao là biểu hiện sự sinh trưởng mạnh và cũng là một trong những chỉ tiêu quyết định năng suất.

Tóm lại, về mặt thống kê khác biệt không có ý nghĩa đối với hàm lượng chất xơ, hàm lượng nước của củ cà rốt trồng trong 5 nghiệm thức chứa hàm lượng phân kali khác nhau, hàm lượng chất khô biến thiên từ 12,0% đến 13,0% và hàm lượng nước biến thiên từ 87,1% đến 88,0% (Bảng 7). Như vậy các liều lượng phân kali khác nhau không ảnh hưởng đến hàm lượng chất khô và hàm lượng nước của củ cà rốt.

Trong củ cà rốt không chỉ có hàm lượng nước, chất khô mà còn chứa rất nhiều chất xơ. Mỗi một loại rau quả chứa loại chất xơ và lượng chất xơ khác nhau. Rau, củ, quả nào càng nhiều bã và càng già thì chưa càng nhiều chất xơ. Chất xơ không có vai trò về mặt dinh dưỡng nhưng nó đóng một vai trò rất quan trọng về mặt cơ học, tác dụng đáng chú ý nhất của chất xơ là chống táo bón và cung cấp năng lượng hoạt động cho tế bào ruột già. Như vậy chúng ta cần bổ sung thêm chất xơ hàng ngày bằng cách ăn các loại rau, củ, quả có chưa hàm lượng chất xơ cao như cà rốt, các loại ngũ cốc.

24

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY CÀ RỐT BABY TRÊN GIÁ THỂ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)